Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không?

Bệnh vảy nến gây ra các triệu chứng khó chịu như da tấy đỏ, ngứa ngáy, bong tróc khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, chuyên gia khuyến khích người bệnh áp dụng phương pháp tắm lá dược liệu. Bởi sau khi nghiên cứu và phân tích, chuyên gia phát hiện phương pháp này có nhiều ưu điểm như:

  • Thảo dược có tác dụng làm dịu vùng da đang tổn thương do vảy nến, diệt khuẩn, kháng viêm, giúp thuyên giảm triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, tấy đỏ, bong tróc.
  • Trong dược liệu có chứa các hoạt chất giúp thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi các thương tổn trên da.
  • Tắm bằng lá dược liệu thường xuyên sẽ giúp làm sạch cơ thể, đẩy lùi nguy cơ xâm nhập vi khuẩn hoặc bụi bẩn từ môi trường lên da của người bệnh. Nhờ đó ngăn ngừa vảy nến tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Thành phần 100% dược liệu tự nhiên nên rất lành tính, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
  • Hầu hết các loại lá tắm dễ dàng tìm kiếm quanh nhà hoặc mua với mức giá rẻ, do đó người bệnh an tâm về chi phí khi áp dụng phương pháp này.
bi-vay-nen-tam-la-gi
Thảo dược có tác dụng làm dịu vùng da đang tổn thương do vảy nến

Tuy nhiên, phương pháp tắm lá vẫn còn một số hạn chế như:

  • Tắm lá thảo dược chỉ phù hợp cho những trường hợp vảy nến mức độ nhẹ, giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp vảy nến có dấu hiệu viêm nhiễm, lan rộng nghiêm trọng hơn sẽ cần can thiệp phương pháp điều trị chuyên sâu.
  • Không áp dụng phương pháp tắm lá cho trường hợp có vết thương hở hoặc các vùng da nhạy cảm trên cơ thể.
  • Người bệnh cần kiên trì tắm lá thảo dược trị vảy nến trong thời gian dài do thành phần hoạt chất tự nhiên không quá mạnh. Bên cạnh đó, hiệu quả cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa, khả năng tiếp nhận của mỗi người.

Trước câu hỏi “Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không?”, chuyên gia khẳng định mang lại hiệu quả tốt cho những trường hợp bệnh nhẹ. Nhưng để hiệu quả phát huy tốt nhất, người bệnh cần lựa chọn đúng loại lá tắm và thực hiện chuẩn xác theo hướng dẫn từ chuyên gia.

Bị vảy nến tắm lá gì? 7 loại lá giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 7 loại lá tắm thường được áp dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Cách dùng rất đơn giản, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện tại nhà:

Bị vảy nến tắm lá lốt

Theo nghiên cứu chuyên sâu về lá lốt, các nhà khoa học đã phát hiện trong thành phần lá lốt có chứa nhiều hoạt chất mang tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cao, nhờ đó giúp thuyên giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ do vảy nến gây ra và ngăn ngừa vùng da tổn thương lan rộng.

Ngoài ra, trong lá lốt chứa các chất như Acid Amin Ancaloit, Benzyl axetat và Beta caryophyllene có khả năng thúc đẩy phục hồi tổn thương da, đồng thời dưỡng ẩm, chống nứt nẻ và bong tróc da hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt tươi, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ toàn bộ tạp chất.
  • Cho lá lốt vào nồi, thêm 2 lít nước và đun sôi.
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng để tắm. Trong quá trình tắm, lấy bã lá nhẹ nhàng chà lên vùng da đang bị bệnh để hiệu quả tốt hơn.

Lá khế chua chữa vảy nến

Theo ghi chép Đông y, lá khế có công năng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc và trị ngứa cho cơ thể nên được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh da liễu bao gồm vảy nến, viêm da cơ địa, mụn nhọt, chàm,…

Các nghiên cứu Y học hiện đại phát hiện trong lá khế chứa nhiều chất có tính kháng khuẩn, giảm viêm, chống bội nhiễm như flavonoid, vitamin C, salmonella typhus, microbial bacillus cereus,… Ngoài ra, sắt, kẽm, canxi, photpho,… trong lá khế tham gia quá trình thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường lưu thông khí huyết, thúc đẩy làm lành thương tổn trên da.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá khế, có thể thêm rễ cây và một ít cành khế chua.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, ngâm nước muối loãng 10 phút.
  • Tiếp theo cho dược liệu vào nồi, đun với 1.5 – 2 lít nước. Chỉ nên đun nước lá trong khoảng 10 – 15 phút và đậy kín nắp trong quá trình đun. Bởi đun quá lâu hoặc không đậy nắp kín sẽ khiến tinh chất từ lá bay hơi, làm giảm tác dụng trị bệnh.
  • Đến khi nước sôi thì chắt ra, pha thêm nước mát để tắm. Sử dụng lá khế chà nhẹ lên da để giảm ngứa ngáy bong tróc.
bi-vay-nen-tam-la-gi
Trong lá khế chứa nhiều chất có tính kháng khuẩn, giảm viêm, chống bội nhiễm

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá trầu không

Lá trầu được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu, trong đó có bệnh vảy nến nhờ thành phần chứa các hoạt chất sát khuẩn, kháng viêm, giảm mẩn ngứa như phenol, tanin và chất chống oxy hóa. Hiệu quả này cũng đã được ghi chép trong sách Y học cổ truyền, cụ thể trầu không có tính ấm, vị cay, mùi thơm hắc, mang tác dụng tiêu viêm, sát trùng, chống khuẩn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không già.

Cách thực hiện:

  • Rửa lá trầu, ngâm nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút.
  • Cho lá vào nồi đun sôi với 3 lít nước, sau đó đợi giảm nhiệt bớt thì chắt ra chậu tắm.

Kiên trì tắm lá trầu không mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 3 tuần sẽ giúp triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.  Để mang lại hiệu quả cải thiện bệnh vảy nến tốt hơn, người bệnh có thể tắm lá khế chua kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác như lá rau răm và bèo hoa dâu.

Dùng lá cây lược vàng

Lá cây lược vàng được đánh giá rất cao về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Với thành phần chứa hoạt chất flavonoid mang tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa giúp thuyên giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, bong tróc da, sưng tấy và ngăn ngừa bệnh vảy nến chuyển biến nặng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá lược vàng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lược vàng, tiếp theo cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
  • Sau khi nước sôi, đổ ra chậu, pha thêm nước mát để tắm.
  • Trong quá trình tắm, người bệnh có thể dùng bã lá chà nhẹ lên vùng da đang bị vảy nến nhằm đẩy nhanh hiệu quả chữa trị. Lưu ý không chà xát quá mạnh khiến da tổn thương và dễ bị nhiễm trùng.
bi-vay-nen-tam-la-gi
Lá cây lược vàng được đánh giá rất cao về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Tắm nước lá ngải cứu

Bị vảy nến tắm lá gì? Chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên tắm lá ngải cứu hằng ngày để giảm nhẹ triệu chứng ngứa da, bong tróc da. Ngoài ra, trong lá ngải cũng chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm, nhiễm trùng da.

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g nắm lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu, ngâm nước muối loãng rồi để ráo nước và cắt thành khúc nhỏ.
  • Cho lá nào nồi, thêm 2 lít nước và đun sôi.
  • Đợi khi nước nguội hoặc pha thêm nước mát để trung hòa nhiệt độ để tắm hằng ngày.

Bị vảy nến tắm lá gì? Dùng lá muồng trâu

Lá muồng trâu có tính mát, vị đắng, mang khả năng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả nên được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như á sừng, vảy nến, mề đay, viêm da. Đặc biệt, trong lá muồng trâu có hoạt chất Anthraquinones tham gia vào quá trình làm lành tổn thương, giúp da tái tạo phục hồi.

Chuẩn bị nguyên liệu: 10 ngọn muồng trâu, 20 ngọn rau răm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào nồi đun với 2 lít nước, thêm ½ thìa muối hạt.
  • Đến khi nước sôi thì chắt ra chậu, pha thêm nước nguội để tắm. Phương pháp này được khuyến khích áp dụng từ 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị vảy nến.
bi-vay-nen-tam-la-gi
Lá muồng trâu được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như á sừng, vảy nến, mề đay, viêm da

Tắm lá trà xanh

Theo các nghiên cứu, trong lá trà xanh chứa nhiều thành phần hóa học như acid tannic, caffeine,…có công dụng ức chế quá trình hình thành các mảng da bong tróc, điều hòa hoạt động của enzyme tái tạo da, đồng thời loại bỏ tế bào chết, giúp mờ sẹo và khiến da mềm mịn hơn. Ngoài ra, Acid tanin cùng hoạt chất thiamin trong lá trà xanh có thể sát khuẩn, ức chế sự tấn công của vi khuẩn, ngăn ngừa lở loét da.

Chuẩn bị: 1 nắm lá trà tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút.
  • Đem đun sôi lá trà với nước sạch, sau đó mang pha với nước mát để đạt nhiệt độ thích hợp thì tắm.
  • Phương pháp tắm lá trà xanh nên thực hiện hằng ngày, sau khoảng 2 tuần người bệnh sẽ thấy triệu chứng bệnh vảy nến thuyên giảm.

Hướng dẫn cách tăng hiệu quả khi tắm lá tắm chữa vảy nến

Ngoài giải đáp câu hỏi “Bị vảy nến tắm lá gì?”, chuyên gia cũng đưa ra những hướng dẫn quan trọng sau giúp tăng hiệu quả khi tắm lá tắm chữa vảy nến.

  • Đảm bảo làm sạch các nguyên liệu trước khi sử dụng, nên ngâm nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, đất hoặc các tạp chất dính trên lá. Nên ưu tiên chọn các loại lá có sẵn trong vườn, không sử dụng chất kích thích hoặc thuốc trừ sâu.
  • Chú ý điều chỉnh nhiệt độ của nước, không tắm nước ở mức nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến kết quả điều trị không đạt kết quả tốt, thậm chí kích thích khiến triệu chứng vảy nến nghiêm trọng hơn.
  • Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi tắm như nổi mẩn đỏ, phát ban diện rộng, khô ráp da nghiêm trọng,… cần ngừng thực hiện và đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.
  • Trong suốt quá trình chữa bệnh vảy nến, người bệnh cần tránh hút thuốc, uống rượu bia, ăn đồ cay nóng. Thay vào đó, nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi và các hạt dinh dưỡng để thúc đẩy hiệu quả trị bệnh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, lựa chọn loại vải mềm mại và thấm hút mồ hôi. Đồng thời người bệnh cần tránh xa các tác nhân dễ khiến triệu chứng vảy nến nghiêm trọng hơn như bụi bẩn, phấn hoa, ánh nắng mặt trời,…
  • Người bệnh cần lưu ý, nếu áp dụng phương pháp tắm nước lá trong trong thời gian dài nhưng không mang lại hiệu quả tốt, chuyên gia khuyến nghị nên đến bệnh viện hoặc trung tâm da liễu để được thăm khám và thay đổi phương pháp điều trị.

Trên đây là thông tin về 7 loại lá giải đáp cho câu hỏi “Bị vảy nến tắm lá gì mau khỏi?”. Tuy được đánh giá mang lại hiệu quả tốt trong cải thiện các triệu chứng bệnh, nhưng chuyên gia vẫn khuyến nghị người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ xây dựng phác đồ chữa trị chuyên sâu, mang lại kết quả tốt.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Vảy nến khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy luôn tìm cách chữa cho dứt điểm. Vậy trị vảy nến cho mẹ bầu bằng cách nào? Dùng mẹo dân gian, thuốc tây y hay đông y mới tốt? Điều trị vảy nến...

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Chữa vảy nến ở đâu tốt, uy tín là một vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những địa chỉ uy tín điều trị vảy nến và các căn...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan