Viêm xoang mũi dị ứng là bệnh phổ biến trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường,… Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, tâm sinh lý, công việc. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính mình bạn nên chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến viêm xoang mũi dị ứng để có thể phòng tránh, điều trị kịp thời.
Bệnh viêm xoang mũi dị ứng là gì?
Viêm xoang mũi dị ứng là tình trạng viêm nhiễm tổn thương, tắc nghẽn ở vùng mũi. Bệnh hình thành do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, bụi bẩn, nấm gây bệnh, hóa chất, mùi lạ… Chứng viêm xoang này được phân làm hai loại chính.
- Viêm xoang mũi dị ứng theo chu kỳ: Bệnh tái phát, xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm, có thể là mùa đông hoặc mùa hè.
- Viêm xoang mũi dị ứng không theo chu kỳ: Hay còn được hiểu là bệnh phát quanh năm, không cố định về mặt thời gian.
Biểu hiện phổ biến của bệnh viêm xoang mũi dị ứng
Các triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi thường rất rõ rệt, chủ yếu là hắt xì liên tục, đau, nhức vùng mũi, ù tai,... Cụ thể:
- Chảy nước mũi: Đây là dấu hiệu đặc trưng ở hầu hết người bị viêm xoang mũi dị ứng. Theo đó, nước mũi có thể chảy trực tiếp ra ngoài hoặc chảy ngược xuống vùng họng gây nghẹt mũi, khó thở.
- Nghẹt mũi: Mũi thường ngứa ngáy thậm chí là sưng tấy, đau rát kèm theo tắc mũi, cảm giác trong mũi có vật gì chắn ngang.
- Hắt hơi: Khi bị viêm mũi xoang dị ứng bạn thường hắt hơi liên tục gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
- Đau nhức vùng mặt: Những cơn đau thường xuyên xuất hiện ở hai bên gò má, mắt, trán, đầu,...
- Hơi thở có mùi: Trường hợp hơi thở có mùi hôi, khó chịu,... thường xuất hiện ở người bệnh viêm xoang dị ứng kéo dài.
- Một số triệu chứng khác: Bên cạnh những triệu chứng trên người mắc bệnh có thể bị ho, đau đầu, sốt,... Điều này phụ thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe của mỗi người.
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi dị ứng
Bàn về nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Lê Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Y học Cổ Truyền cho biết, viêm xoang mũi dị ứng phát sinh chủ yếu do các yếu tố sau:
- Virus, vi khuẩn: Sự xâm nhập, lây lan của các loại vi khuẩn, nấm,... Là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
- Phấn hoa, bào tử: Tiếp xúc thường xuyên với chất hóa học, phấn hoa, bào tử,... cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt xảy ra nhiều người có cơ địa mẫn cảm.
- Môi trường ô nhiễm: Vùng mũi tiếp xúc liên tục với bụi bẩn, chất kích thích,... tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao.
- Vệ sinh kém: Không bảo vệ vùng mũi, lười vệ sinh sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại.
- Thời tiết thay đổi: Bệnh viêm xoang mũi dị ứng thường xảy ra khi môi trường sống thay đổi đột ngột, đặc biệt là môi trường ẩm, lạnh.
- Cấu tạo vùng mũi: Với những người có cấu tạo vùng mũi đặc biệt như bị poly vùng mũi, lệch vách ngăn,... thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp như viêm xoang viêm mũi dị ứng.
- Một số nguyên nhân khác: Cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu kém, sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, thuốc lá,... cũng là một trong những nguyên căn gây bệnh.
Bệnh viêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Giải đáp thắc mắc bệnh viêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không? Có chữa được không? Bác sĩ Lê Phương cho rằng: Bệnh viêm xoang dị ứng nếu được chăm sóc và điều trị hợp lý sẽ khỏi sớm và không gây ảnh đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Theo đó, các biến chứng sẽ tương ứng với mỗi cấp độ bệnh khác nhau như:
- Viêm xoang mũi dị ứng cấp tính: Triệu chứng thường xuất hiện trong 5 – 8 tuần khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Nếu không được điều trị, bạn có thể phải đối diện với các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản,…
- Viêm xoang mũi dị ứng mãn tính: Triệu chứng bệnh ké dài trên 10 tuần gây đau đớn, ảnh hưởng các chức năng lân cận, nhất là khứu giác. Đặc biệt, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, tim mạch, viêm xoang mãn tính, nhiễm trùng,...
Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm xoang mũi dị ứng là một quá trình kết hợp giữa đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm chuyên sâu, nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh và loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.
- Hỏi bệnh sử:
- Các triệu chứng: Thời gian xuất hiện, tính chất, mức độ nặng nhẹ, tần suất, các yếu tố làm tăng hoặc giảm triệu chứng.
- Tiền sử dị ứng: Tiền sử bản thân và gia đình về các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn...
- Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng: Môi trường sống, công việc, thói quen sinh hoạt...
- Khám lâm sàng:
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng vùng tai mũi họng, chú ý các dấu hiệu
- Niêm mạc mũi: Quan sát màu sắc (thường nhợt nhạt hoặc hơi xanh), tình trạng phù nề, dịch tiết (trong suốt hoặc trắng đục).
- Hốc mũi: Kiểm tra sự hiện diện của polyp mũi (nếu có).
- Xoang: Gõ hoặc ấn vào vùng xoang để kiểm tra cảm giác đau.
- Tai: Kiểm tra tình trạng viêm tai giữa (nếu có).
- Các xét nghiệm cận lâm sàng:
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:
- Nội soi mũi xoang: Quan sát trực tiếp tình trạng niêm mạc mũi xoang, phát hiện các bất thường như polyp, viêm, phù nề.
- Chụp X-quang hoặc CT scan xoang: Đánh giá cấu trúc giải phẫu xoang, phát hiện các bất thường như viêm, tắc nghẽn, polyp.
- Xét nghiệm dị nguyên: Xác định tác nhân dị ứng cụ thể bằng các phương pháp như test lẩy da, xét nghiệm máu tìm IgE đặc hiệu.
- Chẩn đoán phân biệt:
Bác sĩ cần phân biệt viêm xoang mũi dị ứng với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như:
- Viêm mũi xoang không do dị ứng: Thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm.
- Viêm mũi vận mạch: Triệu chứng tương tự viêm mũi dị ứng nhưng không liên quan đến dị nguyên.
- Polyp mũi: Khối u lành tính trong mũi, có thể gây tắc nghẽn và viêm xoang.
- U vùng mũi xoang: Khối u ác tính, cần được phát hiện và điều trị sớm.
Đối tượng mắc bệnh
- Người có cơ địa dị ứng (bản thân hoặc gia đình).
- Người tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên (môi trường sống, nghề nghiệp, thú cưng).
- Trẻ em.
- Người có bất thường cấu trúc mũi xoang (vẹo vách ngăn, polyp mũi...).
- Người có hệ miễn dịch suy yếu (bệnh mãn tính, dùng thuốc ức chế miễn dịch).
- Người làm việc trong môi trường bụi bẩn, hóa chất (công nhân, nông dân...).
- Người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh (hút thuốc, lạm dụng rượu bia).
- Người sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt (khô hanh, lạnh giá).
- Người lạm dụng thuốc xịt mũi.
Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi dị ứng hiệu quả
Bệnh viêm xoang dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người nhưng cản trở cuộc sống, tác động đến tâm sinh lý của mỗi người. Đặc biệt, bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Vậy nên, mỗi chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Cung cấp nước, các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
- Không được sử dụng thuốc lá và các loại chất kích thích chưa nồng độ cao như: rượu, bia.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm như khói bụi, chất hóa học, phấn hoa,...Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc hãy sử dụng đồ bảo hộ cho vùng mũi, họng, tai, mắt,...
- Bảo vệ vùng mũi, thường xuyên vệ sinh các cơ quan hô hấp.
- Vệ sinh nhà cửa liên tục, tránh tình trạng nhà cửa bừa bộn, tránh xa các loại động vật như chó, mèo.
- Nên để các thiết bị làm sạch trong nhà như: máy hút bụi, máy lọc không khí,...
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, thể trạng của mình.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, khi bị bệnh bạn nên ngủ, nghỉ đúng giờ, hạn chế thức quá khuya.
Khi nào cần bác sĩ
Viêm xoang mũi dị ứng thường có thể kiểm soát tại nhà với các biện pháp vệ sinh mũi xoang và thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, có những trường hợp cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Triệu chứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng lên:
Nếu sau một thời gian tự điều trị tại nhà, các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, đau đầu... không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển nặng hoặc có biến chứng.
- Triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày:
Khi viêm xoang mũi dị ứng gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày như:
- Mất ngủ, mệt mỏi kéo dài: Do nghẹt mũi, khó thở, ngứa ngáy khó chịu.
- Giảm khả năng tập trung, làm việc, học tập: Do đau đầu, mệt mỏi, khó chịu.
- Suy giảm chất lượng giấc ngủ: Do ngáy, thở miệng, nghẹt mũi.
- Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường
- Sốt cao trên 38 độ C: Có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
- Đau nhức vùng mặt, trán, quanh mắt: Có thể là biến chứng viêm xoang cấp.
- Giảm hoặc mất khứu giác: Cần được thăm khám để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm.
- Khó thở, thở khò khè: Có thể là dấu hiệu hen suyễn hoặc các bệnh lý đường hô hấp khác.
- Chảy máu cam thường xuyên: Cần được kiểm tra để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.
- Đối tượng đặc biệt:
Một số đối tượng cần được thăm khám sớm khi có dấu hiệu viêm xoang mũi dị ứng:
- Trẻ em: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị biến chứng.
- Phụ nữ mang thai: Viêm xoang mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Người có bệnh mãn tính: Viêm xoang mũi dị ứng có thể làm nặng thêm các bệnh lý nền như hen suyễn, COPD...
- Nghi ngờ biến chứng:
Nếu nghi ngờ có các biến chứng của viêm xoang mũi dị ứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, hen suyễn... hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách chữa viêm xoang mũi dị ứng
Bệnh viêm xoang này do rất nhiều nguyên căn gây nê, để điều trị đúng bệnh, đúng người thì bạn cần linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp điều trị. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính được nhiều người tin dùng như:
Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian trị viêm xoang mũi dị ứng thường phối hợp sử dụng các nguyên liệu như gấc, gừng, tỏi, mật ong,... tương đối dễ làm, cho kết quả điều trị khả quan. Một số bài thuốc thường dùng điều trị bệnh phổ biến nhất là:
Dùng rượu gấc trị bệnh
Rượu gấc là một trong những phương pháp lâu đời, được áp dụng nhiều nhất. Bài thuốc có tác dụng rút ngắn quá trình điều trị đồng thời cải thiện các triệu chứng viêm, ngứa.
Dùng rượu gấc để bào chế bài thuốc như sau:
- Rửa thật sạch vùng mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm.
- Chuẩn bị khoảng 20 hạt gấc sạch với 50ml rượu trắng.
- Tách hạt lấy vỏ gấc và giã nhuyễn.
- Sử dụng phần vỏ cuối cùng trộn với rượu.
- Để khoảng 1 ngày sau đó đem ra sử dụng
- Thoa hỗn hợp lên vùng mũi 3 lần/ngày/
Dùng tỏi hoặc gừng ngâm với mật ong
Tỏi và gừng là dược liệu chứa nhiều allicin có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm nhiễm khá tốt. Dùng tỏi hoặc gừng ngâm với mật ong là phương pháp trị liệu nhiều bác sĩ khuyến cáo sử dụng.
Cách bào chế bài thuốc đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1 củ tỏi cùng 10ml mật ong.
- Tách nhánh và loại bỏ phần vỏ tỏi.
- Dập nát và băm nhuyễn tỏi, sau đó bỏ vào ngâm với mật ong.
- Dùng hỗn hợp cuối cùng bôi dọc sống mũi .
Sử dụng lá lốt
Ngoài những bài thuốc trên, lá lốt cũng được xem là bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả, dễ làm. Lựa chọn một trong 3 bài thuốc sau:
- Bài thuốc xông trị viêm xoang bằng lá lốt: Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 10 – 15 cây lá lốt sạch. Sau đó, đun sôi với 500ml nước, đun đến khi lá ngả màu vàng thì đem xông. Với bài thuốc này bạn nên áp dụng vào các buổi tối để đạt kết quả cao hơn.
- Dùng lá lốt tươi: Với phương pháp này bạn chỉ cần dùng lá lốt vò nhuyễn và đắp xung quanh mũi và lỗ mũi từ 15 - 20 phút.
- Nước xịt mũi từ lá lốt: Xay nhuyễn lá và lấy phần nước cốt xịt trực tiếp vào 2 lỗ mũi, áp dụng phương pháp này 3 - 5 lần/ngày.
Thuốc trị viêm xoang mũi dị ứng
Thuốc khánh sinh trị viêm xoang, thuốc đặc trị viêm, corticoid,... là những loại loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm xoang mũi dị ứng. Cụ thể về các loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng histamin: Thuốc histamin là loại thuốc được chỉ định sử dụng nhiều nhất cho người bệnh viêm xoang ù tai, dị ứng. Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa, đau rát ở mũi do bệnh viêm xoang dị ứng gây ra.
- Thuốc kháng sinh: Beta lactam, nonsteroid, macrolid… là những loại thuốc được nhiều bệnh nhân tin dùng khi điều trị viêm xoang.
- Thuốc Corticoid: Đây là loại thuốc đặc trị bệnh viêm xoang dành cho các trường hợp nặng, mãn tính.
- Thuốc giảm đau, thuốc xịt : Ibuprofen, acetaminophen, non steroid, aspirin,... giúp bổ trợ quá trình điều trị bệnh viêm xoang mũi dị ứng, cải thiện tình trạng bệnh, đẩy nhanh tiến trình điều trị.
- Các loại thuốc khác: Bên cạnh những loại thuốc đã nêu ở trên người bệnh có thể dùng các loại thuốc thảo dược trị viêm xoang như: thuốc xịt AG, Nazal,...
Bài thuốc Đông y trị viêm mũi xoang dị ứng
Trong đông y, viêm mũi dị ứng chủ yếu hình thành do các nguyên nhân:
- Phế khí không đủ mạnh, vệ khí hư tổn nên khi các tà độc xâm nhập vào cơ thể thì mũi bị ứ đọng chất dịch.
- Lao động mệt nhọc khiến Tỳ Vị hư tổn, chức năng thanh giáng bị ảnh hưởng nên khó vận hóa được chất dịch cũng gây thấp trọc tại mũi.
- Sức đề kháng suy giảm khiến cho các tà độc thừa cơ xâm nhập và các tạng Phế, Thận, Tỳ hư tổn, khí huyết khó lưu thông, chất dịch không vận hóa được nên mũi bị bít tắc.
Xét từ căn nguyên gây ra bệnh, đông y chủ trị viêm mũi dị ứng bằng cách tác động sâu vào cơ địa để phục hồi sức đề kháng, phục hồi chức năng của các tạng chủ khí như Phế Thận và tạng chủ thủy dịch cơ thể là Tỳ.
Đồng thời thực hiện các phép khu tà trừ độc như thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trục ứ để loại bỏ triệu chứng bệnh. Trong số các bài thuốc viêm mũi dị ứng của đông y, có kiện tỳ thông khiếu thang, tân di thanh phế thang, tiêu xoang linh dược thang là mang lại hiệu quả cao nhất.
Kiện tỳ thông khiếu thang
Kiện tỳ thông khiếu thang là bài thuốc tập trung bồi bổ tạng Tỳ, ôn trung ích khí nhằm khai thông khiếu, làm giảm triệu chứng tắc nghẽn mũi.
Thành phần: Phòng phong, ích trí nhân, chích thảo mỗi vị 20g. Đẳng sâm, hoàng kỳ mỗi vị 30g. Bạch truật, phục kinh mỗi vị 20g. Ngoài ra còn có tế tân 3g, bạch chỉ 6g, thương nhĩ tử 15g.
Tân di thanh phế thang
Tân di thành phế thang là bài thuốc tập trung thanh phế giải độc tiết nhiệt, giúp cho phế khí khai thông, làm giảm các triệu chứng viêm tắc mũi nặng.
Thành phần: Tri mẫu, bách hợp, mạch môn, hoàng cầm mỗi vị 3g. Tân di, sơn tri tử mỗi vị 2g. Thăng ma, tỳ bà diệp mỗi vị 1g và thạch cao 5g.
Bị viêm xoang mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì?
Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị người bệnh viêm xoang viêm mũi dị ứng cũng nên chú ý đến chế độ ăn kiêng để hỗ trợ thêm quá trình điều trị. Người bệnh nên kiêng ăn cũng như bổ sung những thực phẩm sau để bệnh sớm được đẩy lùi:
Nên ăn các thực phẩm
- Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu kẽm, đặc biệt là cá ngừ, cá hồi, hến,… Những thực phẩm này chứa rất nhiều axit amin giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng hắt hơi, ngứa ngáy.
- Nên ăn sữa chua mỗi ngày, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Ăn các loại hạt như óc chó, đậu đỏ và các thực phẩm giàu omega,… Đây là những loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin có công dụng hỗ trợ quá trình điều trị, ngăn ngừa nhiễm trùng, làm lành các tổn thương,…
- Bổ sung vitamin cho cơ thể bằng cách dung nạp các loại rau củ quả như táo, cam, nho,... không chỉ giúp đẹp da, tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Các gia vị như gừng, tỏi, mật ong,....Đây được xem là những thảo dược rất tốt trong điều trị triệu chứng viêm xoang mũi dị ứng do bệnh gây nên.
Những thực phẩm không nên ăn
- Người bị bệnh không nên ăn thức ăn như đậu phộng, trái cây chứa nhiều protein, dâu tây.
- Các loại hải sản có khả năng dị ứng cao như: gà, cua, mực,...
- Không nên ăn các chất phụ gia, thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.
- Hạn chế ăn bột ngọt, rau thơm và các loại hạt như hướng dương, đậu nành,… Bởi đây là những thực phẩm dễ gây kích ứng.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ cay, nóng, lạnh,...
- Tránh xa các chất kích thích, không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hoặc ma túy, các chất gây hại,...
Huyệt đạo
Bấm huyệt là một phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi dị ứng được ứng dụng trong y học cổ truyền. Tác động vào các huyệt đạo cụ thể có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, tăng cường tuần hoàn máu, giảm viêm và cải thiện chức năng hô hấp.
Huyệt Nghinh Hương:
- Vị trí: Nằm ở hai bên cánh mũi, trên rãnh mũi má.
- Tác dụng: Thông mũi, giảm nghẹt mũi, giảm đau, giảm sưng tấy vùng mũi xoang.
Huyệt Ấn Đường:
- Vị trí: Huyệt đạo nằm giữa hai đầu lông mày.
- Tác dụng: Giảm đau đầu, giảm nghẹt mũi, giảm chảy nước mũi, cải thiện khứu giác.
Huyệt Toản Trúc:
- Vị trí: Nằm ở đầu trong lông mày.
- Tác dụng: Giảm đau đầu, giảm ngứa mắt, giảm chảy nước mắt, thông mũi.
Huyệt Hợp Cốc:
- Vị trí: Nằm ở mu bàn tay, giữa ngón cái và ngón trỏ.
- Tác dụng: Giải cảm, giảm đau, giảm viêm, tăng cường sức đề kháng.
Huyệt Phong Trì:
- Vị trí: Nằm ở hai bên gáy, dưới xương chẩm.
- Tác dụng: Giảm đau đầu, giảm chóng mặt, giảm nghẹt mũi, cải thiện tuần hoàn máu não.
Huyệt Tỵ Thông:
- Vị trí: Nằm ở vùng hõm dưới xương mũi, là nơi tận cùng của rãnh mũi miệng.
- Tác dụng: Thông mũi, giảm nghẹt mũi, giảm chảy nước mũi, cải thiện khứu giác.
Hướng dẫn thực hiện bấm huyệt:
- Kỹ thuật: Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn nhẹ nhàng vào huyệt đạo đã xác định, sau đó day nhẹ theo chuyển động tròn. Bạn có thể day theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ, tùy theo cảm giác dễ chịu của bản thân.
- Thời lượng: Duy trì việc day ấn mỗi huyệt trong khoảng 1-3 phút, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
- Lưu ý: Thực hiện động tác nhẹ nhàng, tránh ấn quá mạnh gây đau hoặc tổn thương da.
Kết hợp bấm huyệt với liệu trình điều trị:
Bấm huyệt là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị chính thống như dùng thuốc, rửa mũi xoang, hoặc liệu pháp miễn dịch dị nguyên. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp bấm huyệt với phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng đề ra.
Những đối tượng không khuyến khích bấm huyệt:
- Phụ nữ mang thai.
- Người mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp cao.
- Người đang bị sốt cao.
Lưu ý: Hãy dừng lại ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình bấm huyệt như đau nhức dữ dội, chóng mặt, buồn nôn...
Dược liệu
Viêm xoang mũi dị ứng theo quan điểm Đông y thường do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, cùng với các dị nguyên gây ra tình trạng tạng phế và tỳ hư nhược.
Ngoài thanh lọc môi trường sống ra, thì người bệnh có thể kết hợp các dược liệu dưới đây. Các dược liệu được sử dụng nhằm mục đích khu phong tán hàn, thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ ích khí, nâng cao chính khí, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tân di:
- Cơ chế: Tân di có vị cay, tính ôn, quy kinh phế và vị. Có tác dụng tán phong hàn, thông khiếu, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.
- Thành phần: Tinh dầu (chủ yếu là anethole), flavonoid, coumarin... có tác dụng chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng viêm.
- Món ăn/thức uống: Tân di có thể được sử dụng để pha trà, nấu cháo, hoặc kết hợp với các loại thịt để làm món ăn.
Bạch chỉ:
- Cơ chế: Bạch chỉ có vị cay, tính ấm, quy kinh phế và vị. Có tác dụng tán phong hàn, thông khiếu, giảm đau, tiêu viêm.
- Thành phần: Tinh dầu (chủ yếu là atractylone), polysaccharide, coumarin,... mang đến tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau.
- Món ăn/thức uống: Bạch chỉ có thể được sử dụng để nấu canh, hầm thịt, hoặc làm gia vị cho các món ăn khác.
Phòng phong:
- Cơ chế: Phòng phong có vị cay, ngọt, tính hơi ấm, quy kinh bàng quang và can. Có tác dụng tán phong giải biểu, trừ phong thấp, giảm đau.
- Thành phần: Tinh dầu (chủ yếu là ligustilide), flavonoid, coumarin... mang đến tác dụng, chống dị ứng, kháng viêm, giảm đau.
- Món ăn/thức uống: Phòng phong thường được sử dụng để pha trà hoặc nấu canh.
Xuyên khung:
- Cơ chế: Xuyên khung có vị cay, tính ấm, quy kinh can, đởm và tâm bào lạc. Mang đến tác dụng khu phong chỉ thống, hoạt huyết hành khí.
- Thành phần: Ligustilide, ferulic acid, senkyunolide... có tác dụng chống co thắt, kháng viêm, giảm đau.
- Món ăn/thức uống: Xuyên khung thường được dùng để nấu canh, hầm thịt hoặc ngâm rượu.
Tế tân:
- Cơ chế: Tế tân có vị cay, tính ôn, quy kinh phế và vị. Có tác dụng tán phong hàn, thông khiếu, giảm đau, giảm nghẹt mũi.
- Thành phần: Tinh dầu (chủ yếu là asarone), flavonoid, alkaloid... Mang đến tác dụng kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn.
- Món ăn/thức uống: Tế tân thường được dùng để pha trà hoặc nấu cháo.
Việc kết hợp sử dụng các dược liệu trên với chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh mũi xoang sạch sẽ và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị và phòng ngừa viêm xoang mũi dị ứng tái phát.
Mong rằng, với những thông tin bài viết cung cấp xoay quanh chủ đề “bệnh viêm xoang mũi dị ứng” đã mang lại những kiến thức hữu ích cho quý độc giả. Từ đây, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh cũng như các cách điều trị và phòng tránh bệnh tốt nhất hiện nay.
Viêm xoang hàm là một bệnh lý có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị và quản lý đúng cách. Mặc dù ban đầu, bệnh có thể chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức vùng hàm trên, chảy mũi, ngạt mũi và hơi thở có mùi hôi, nhưng nếu để kéo dài mà không can thiệp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Viêm xoang cấp có khả năng lây lan do chủ yếu bị gây ra bởi vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua việc vô tình chạm vào đồ vật có chứa vi khuẩn gây bệnh rồi đưa lên mũi. Khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn, virus và sức đề kháng của mỗi người.
Viêm xoang bướm là một bệnh lý nguy hiểm do vị trí nằm sâu bên trong hốc mũi, khó phát hiện và điều trị. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm xoang bướm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài các triệu chứng thường gặp như chảy dịch nhầy, nghẹt mũi, đau đầu, viêm xoang bướm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.
Viêm xoang mãn tính do vi khuẩn có thể lây nhiễm qua việc dùng chung đồ dùng, tiếp xúc với dịch mủ, chạm vào vật dụng nhiễm khuẩn hoặc hít phải dịch tiết từ người bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và sức đề kháng của mỗi người.
Viêm xoang cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn và tốn kém hơn trong việc điều trị.
Viêm xoang có thể lây nhiễm, đặc biệt là khi do vi khuẩn hoặc virus. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người có tiền sử bệnh hô hấp và người cao tuổi dễ bị lây nhiễm nhất.
Lây nhiễm xảy ra trực tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết người bệnh hoặc gián tiếp qua dùng chung đồ dùng cá nhân. Phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc, không dùng chung đồ, đeo khẩu trang và duy trì lối sống lành mạnh.
Người bệnh bị viêm xoang cấp có thể xuất hiện triệu chứng sốt. Dù vậy, không phải mọi trường hợp viêm xoang cấp đều có hiện tượng sốt kèm theo. Sốt thường xuất hiện khi nhiễm trùng lan rộng và hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!