Viêm tai giữa chảy mủ là hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa kèm theo thủng màng nhĩ gây đau nhức, giảm thính lực ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy cách điều trị bệnh viêm tai có mủ an toàn, hiệu quả hiện nay là gì? Biện pháp phòng tránh ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa viêm tai giữa chảy mủ và đối tượng dễ mắc bệnh
Viêm tai giữa chảy mủ, hay còn gọi là viêm tai giữa cấp ứ mủ, là một tình trạng nhiễm trùng tại khoang tai giữa, gây tích tụ dịch mủ và dẫn đến hiện tượng chảy mủ ra ngoài ống tai. Đây là một biến chứng thường gặp của viêm tai giữa cấp tính, đặc biệt phổ biến ở trẻ em do cấu trúc vòi nhĩ ngắn và nằm ngang, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ mũi họng vào tai giữa.
Viêm tai giữa chảy mủ thường bắt đầu từ một đợt viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng. Tình trạng viêm nhiễm gây phù nề niêm mạc vòi nhĩ, làm tắc nghẽn đường thông khí giữa tai giữa và họng. Sự ứ đọng dịch tiết trong tai giữa tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng và hình thành mủ.
Khác với tình trạng bệnh thông thường, bệnh viêm tai giữa chảy mủ rất nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số đối tượng thường mắc bệnh như:
- Trẻ em: Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh lại rất khó nhận biết. Theo đó, bệnh thường kéo dài chuyển sang giai đoạn nặng thì bố mẹ mới phát hiện và điều trị.
- Cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm, khó hấp thụ thuốc khiến bệnh kéo dài, khó chữa, chuyển sang giai đoạn nặng.
- Người sử dụng chất kích thích thường xuyên: Khi bị bệnh viêm tai thông thường người bệnh không tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ, thường xuyên sử dụng thuốc kích thích gây phản tác dụng, làm cho bệnh kéo dài.
- Người cao tuổi: Người già sức để kháng suy yếu không đủ sức khỏe để chống lại sức lây lan của vi khuẩn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Phân loại bệnh
Dựa trên thời gian diễn biến và mức độ tổn thương, viêm tai giữa chảy mủ (VTMCM) được phân loại như sau:
Theo thời gian diễn biến:
- Viêm tai giữa cấp tính chảy mủ: Bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh trong vòng 3 tuần. Triệu chứng thường rầm rộ với sốt cao, đau tai dữ dội, chảy mủ tai vàng hoặc xanh.
- Viêm tai giữa bán cấp chảy mủ: Tình trạng viêm kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng. Triệu chứng thường nhẹ hơn viêm tai giữa cấp, có thể tái phát nhiều lần.
- Viêm tai giữa mạn tính chảy mủ: Bệnh kéo dài trên 3 tháng, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Mủ tai thường chảy liên tục hoặc từng đợt, kèm theo giảm thính lực.
Theo mức độ tổn thương:
- VTMCM nhẹ: Chỉ tổn thương niêm mạc tai giữa. Mủ tai thường loãng, không mùi.
- VTMCM trung bình: Tổn thương niêm mạc và xương chũm. Mủ tai đặc hơn, có thể kèm theo mùi hôi.
- VTMCM nặng: Tổn thương niêm mạc, xương chũm và các cấu trúc xung quanh như mê đạo, xương đá. Mủ tai thường rất đặc, hôi, có thể kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
Theo đặc điểm dịch tiết
- VTMCM mủ nhầy: Dịch tiết có màu vàng đục, đặc, dính.
- VTMCM mủ nước: Dịch tiết loãng, có màu trắng đục.
- VTMCM mủ máu: Dịch tiết có lẫn máu, thường do tổn thương mạch máu ở niêm mạc tai giữa.
Theo nguyên nhân
- VTMCM do vi khuẩn: Thường gặp nhất, do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis...
- VTMCM do virus: Ít gặp hơn, thường đi kèm với các triệu chứng nhiễm virus đường hô hấp trên.
- VTMCM do nấm: Hiếm gặp, thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Theo vị trí
- VTMCM đơn độc: Chỉ viêm tai giữa.
- VTMCM kết hợp: Viêm tai giữa kết hợp với viêm tai ngoài, viêm xoang, viêm mũi họng...
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa chảy mủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa chảy mủ hiện nay điển hình là một số nguyên nhân như:
- Thói chủ quan, không điều trị các bệnh lý về đường hô hấp gây biến chứng nghiêm trọng.
- Khi điều trị viêm tai thường không tuân thủ các nguyên tắc điều trị của các bác sĩ khiến bệnh ngày một nặng và gây biến chứng nghiêm trọng.
- Môi trường sống quá ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa chảy mủ.
- Do cấu tạo các chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện, đặc biệt là độ tuổi sơ sinh sức đề kháng yếu kém không thể tự sinh kháng thể chống lại bệnh.
- Trẻ bú sữa bình khi đang nằm ngửa tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
Viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không? Có lây không?
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh viêm tai giữa chảy mủ là một biến chứng của bệnh viêm tai thông thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Cụ thể như:
- Thủng màng nhĩ kèm nhiễm trùng: Bệnh kéo dài đây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung quanh gây viêm nhiễm, thậm chí là thủng màng nhĩ.
- Viêm màng não, áp xe não: Đây là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
- Viêm mô tế bào: Đây là biến chứng phổ biến gây suy giảm thính lực, nếu bệnh nặng có thể phải nhập viện.
- Sự phát triển của trẻ: Tình trạng bệnh viêm tai ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện các chức năng, sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Điếc vĩnh viễn: Viêm mủ kéo dài nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây điếc vĩnh viễn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh lý viêm tai giữa có mủ KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH LÂY NHIỄM, đặc biệt có thể tự khỏi nếu bạn biết cách chăm sóc, điều trị. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh chủ quan, hãy điều trị tại các cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Chảy mủ tai: Mủ tai có thể có màu vàng, xanh hoặc nâu, kèm theo mùi hôi.
- Đau tai: Cơn đau tai thường dữ dội và có thể lan ra vùng đầu, mặt.
- Sốt: Sốt cao có thể kèm theo rét run, đau đầu, mệt mỏi.
- Giảm thính lực: Người bệnh có thể cảm thấy nghe kém, ù tai hoặc có tiếng vang trong tai.
- Chóng mặt, buồn nôn: Đây là những dấu hiệu hiếm gặp hơn nhưng cũng có thể xuất hiện.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên đi khám bác sĩ nếu:
- Các triệu chứng không cải thiện sau 2-3 ngày điều trị tại nhà.
- Các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới.
- Người bệnh là trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc có bệnh lý nền.
Cách chẩn đoán bệnh chính xác
Chẩn đoán chính xác viêm tai giữa chảy mủ rất quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe người bệnh. Dưới đây là quy trình chẩn đoán viêm tai giữa chảy mủ:
Hỏi bệnh:
- Tiền sử bệnh: Tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng, thời gian khởi phát, diễn biến bệnh, các yếu tố nguy cơ (tiền sử viêm đường hô hấp trên, dị ứng, tiếp xúc khói thuốc...), tiền sử điều trị.
- Tiền sử bản thân: Tìm hiểu về các bệnh lý nền (tiểu đường, suy giảm miễn dịch...), tiền sử phẫu thuật tai giữa, các thuốc đang sử dụng.
Khám lâm sàng:
- Khám toàn thân: Đánh giá tình trạng chung, phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, mệt mỏi...).
- Khám tai mũi họng: Soi tai nhằm quan sát màng nhĩ bằng otoscope, đánh giá tình trạng sung huyết, phồng, thủng, màu sắc, sự hiện diện của mủ hoặc dịch tiết. Đánh giá thính lực bằng cách thực hiện các nghiệm pháp định tính (nghe thì thầm, Weber, Rinne) để sơ bộ đánh giá tình trạng thính lực.
Cận lâm sàng:
- Nội soi tai: Quan sát chi tiết hơn màng nhĩ và tai giữa, phát hiện các bất thường nhỏ, lấy mẫu bệnh phẩm (nếu cần).
- Cấy mủ: Xác định vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Đo nhĩ lượng: Đánh giá chức năng vòi nhĩ và áp lực tai giữa.
- Chụp X-quang (Schuller) hoặc CT scan: Chỉ định khi nghi ngờ biến chứng hoặc các bệnh lý tai xương chũm.
- Các xét nghiệm khác: Công thức máu, CRP, procalcitonin (nếu cần).
Cách chữa viêm tai chảy mủ
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ mang lại hiệu quả cao được nhiều người bệnh tin dùng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của người bệnh cũng như mức độ bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả khả quan. Cụ thể có 3 phương pháp điều trị chính như:
Sử dụng thuốc Tây y trị viêm tai giữa
Từ xưa đến nay, thuốc Tây y được nhiều người bệnh lựa chọn làm phương pháp điều trị chính mang lại kết quả cao giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng bệnh chỉ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm được nguyên căn gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc điều trị chuyên sâu: Chủ yếu là các loại thuốc kháng viêm như corticoid, NSAIDs… có công dụng kháng viêm hiệu quả đồng thời cải thiện các vùng bệnh bị tổn thương được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, không nên áp dụng thuốc cho những người có bệnh lý về máu, đường ruột, trẻ em… để hạn chế những kích ứng, tác dụng phụ mang lại.
- Thuốc kháng sinh liều lượng cao: Với một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định như macrolid, quinolon, aminoglycosid… cùng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, đặc trị các triệu chứng của bệnh mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Các dung dịch rửa, nhỏ tai: Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc nhỏ giúp sát khuẩn, ức chế sự lây lan của bệnh. Theo đó, một số loại thuốc thường được sử dụng như polydexa, ffexin, cortiphenicol,…
- Thuốc bổ, vitamin: Trong giai đoạn này người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc cung cấp vitamin A, C, B… tăng kháng thể, hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Trong quá trình sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm tai giữa chảy mủ người bệnh cần chú ý, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép, hạn chế sử dụng thuốc trong một thời gian quá dài gây nhờn thuốc. Đặc biệt, không sử dụng thuốc quá liều lượng chỉ định, khi xuất hiện các biểu hiện lạ như dị ứng, nổi mẩn đỏ.... người bệnh ngưng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Chữa viêm tai chảy mủ tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y trong điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian mang lại kết quả điều trị khá khả quan. Cụ thể như:
- Rau diếp cá: Cách thực hiện vô cùng đơn giản, dùng rau sạch giã nguyễn và lấy nước nhỏ vào tai mỗi ngày giúp kháng viêm hiệu quả.
- Cây sống đời: Trong dân gian cây sống đời có công dụng giảm viêm, tiêu độc hiệu quả được nhiều người bệnh sử dụng điều trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ.
- Cây kinh giới: Theo kinh nghiệm cha ông, kinh giới là loại rau không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng kháng viêm đồng thời giảm tình trạng ngứa do bệnh viêm tai gây ra.
- Sáp mật ong: Được sử dụng nhiều trong điều trị viêm tai chảy mủ mang lại kết quả tốt chỉ sau 7 - 10 ngày thực hiện.
- Phèn chua và ngũ bội tử: Bạn chỉ cần cho phèn chua với ngũ bội tử đun sôi đến khi chúng quyện lại với nhau và xuất hiện lớp phủ trắng. Từ đó, lấy hỗn hợp giã nhuyễn và đem dùng mỗi ngày.
- Cây sậy: Trong cây sậy chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, điều trị bệnh viêm tai chảy mủ hiệu quả. Theo đó, bạn chỉ cần lấy sậy non hơ nóng sau đó đem giã nát lấy nước cốt nhỏ vào tai 1 - 2 giọt mỗi lần và duy trì khoảng một tuần.
Các bài thuốc dân gian trị thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên an toàn được nhiều người bệnh tín nhiệm. Tuy nhiên, bài thuốc chỉ mang lại hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ, hiệu quả điều trị tương đối chậm, phụ thuộc vào cơ địa, sức đề kháng của mỗi người nên bạn phải kiên trì áp dụng mỗi ngày mới có thể đạt được kết quả mong muốn.
Bài thuốc Đông y chữa viêm tai
Theo Đông y, nguyên căn bệnh viêm tai giữa chảy mủ do nhiệt độ, phòng nhiệt kết hợp với sức đề kháng yếu kém tạo cơ hội cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Theo đó, để loại bỏ dứt điểm được bệnh cần kết hợp điều trị chuyên sâu các triệu chứng bệnh kết hợp phục hồi chức năng cơ thể, cân bằng âm dương. Một số bài thuốc Đông y bệnh nhân có thể tham khảo như:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị long đởm thảo sài hồ, chi tử, hoàng cầm mỗi loại 12g cùng với 20g kim ngân hoa, sinh địa 16g đem sắc uống mỗi ngày giúp bồi dưỡng cơ thể, cải thiện tình trạng bệnh.
- Bài thuốc 2: Dùng các dược liệu như ngưu bàng, ý dĩ, chi tử, đan bì, hoàng cầm mỗi loại 12g, thêm 20g mộc thông, sài hồ, kim ngân hoa, 6g các loại bạc hà, cam thảo, thuyền thoái… Đem sắc và sử dụng mỗi ngày.
- Bài thuốc 3: Đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sinh địa 12g, trạch tả 12g cộng với 12g xa tiền tử, mộc thông, 8g đương quy và cam thảo 4g…Sắc thuốc uống mỗi ngày, duy trì trong khoảng 1 tháng sẽ mang lại kết quả cao.
Phần lớn các bài thuốc Đông Y đều rất lành tính, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của người bệnh bài thuốc sẽ cho hiệu quả nhanh, chậm khác nhau. Do đó bạn nên kiên trì sử dụng trong khoảng 1 – 3 tháng sẽ nhận được kết quả tương xứng.
Viêm tai giữa chảy mủ nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Viêm tai giữa chảy mủ nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, giúp bổ trợ quá trình điều trị bệnh. Do đó, để quá trình điều trị được rút ngắn người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng như:
- Bị viêm tai giữa chảy mủ người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu vitamin A, E, C, D… giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm như gan bò, cà tím, cà rốt... góp phần cung cấp các vitamin cần thiết, tăng cường thính lực cho người bệnh, bảo vệ niêm mạc não.
- Ăn nhiều cá biển, thuốc tảo spirulina, rong biển…
- Nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc… để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Dầu như dầu ô liu, dầu cá và dầu dừa… có công dụng hiệu quả giúp phục hồi cơ thể, kháng khuẩn cao.
- Uống nước thường xuyên mỗi ngày.
- Tuyệt đối không ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt cứng, dai….
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Tránh xa những thực phẩm dễ gây kích ứng như cua, tôm….
Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa chảy mủ
Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh để lại, bạn nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh như sau:
- Thường xuyên vệ sinh vùng tai, mũi họng.
- Chủ động phòng tránh và thực thi các biện pháp điều trị những bệnh liên quan đến hô hấp.
- Đảm bảo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa tác nhân ô nhiễm, bụi bẩn.
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… trong quá trình điều trị.
- Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tránh tư thế nằm khi cho trẻ bú để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Tìm những loại vacxin phù hợp cho trẻ nhưng phải được sự cho phép của bác sĩ.
- Giữ ẩm cơ thể thường xuyên, khi bị các bệnh hô hấp cần điều trị ngay.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học.
- Đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Kết luận
Viêm tai giữa chảy mủ là một trong những bệnh lý nguy hiểm, thuộc cấp độ nặng có thể để lại nhiều biến chứng khó lường. Vậy nên, bệnh nhân cần chủ động thăm khám khi phát hiện các triệu chứng bệnh để chữa trị kịp thời giúp bảo toàn sức khỏe, tính mạng của chính mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!