Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Là bệnh viêm da mãn tính, vảy nến ở mũi rất dễ hình thành ở nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Tình trạng này xuất hiện ở ngay mũi có nguy hiểm không, làm sao để chữa trị vừa hiệu quả lại an toàn? Bài viết dưới đây, tapchidongy.org sẽ chỉ rõ cho bạn những thông tin cần chú trọng.

Vảy nến ở mũi là bệnh gì? Có đáng sợ không?
Vảy nến ở mũi là bệnh gì? Có đáng sợ không?

Vảy nến ở mũi là gì?

Vảy nến ở mũi là một thể bệnh viêm da mãn tính do các yếu tố nội và ngoại sinh cùng tác động khiến da bị khô, đỏ lên và bong thành mảng. Tình trạng này khiến bạn ngứa ngáy, cản trở hệ hô hấp.

Vảy nến ở mũi cũng giống như viêm da cơ địa, rất dễ lây lan đến các vùng da xung quanh. Vì vậy, người bị như vậy sẽ có làn da bị tổn thương nặng nề nếu không điều trị sớm, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Đây là hiện tượng phổ biến và dễ gặp ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, đa phần là:

  • Trẻ đến tuổi dậy thì có nhiều biến đổi về hormone, tâm lý và da.
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ.
  • Người trưởng thành sử dụng nhiều hóa mỹ phẩm không an toàn, vệ sinh da không đúng cách.
  • Người có cơ địa yếu lại thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc dùng thực phẩm kích ứng da…

Tế bào miễn dịch Lympho ở tất cả những đối tượng này đều có khả năng nhận nhầm da ở mũi thành yếu tố ngoại lai. Vì vậy mà hiện tượng vùng da mũi bị vảy nến xảy ra.

Nguyên nhân phổ biến gây vảy nến ở mũi

Vảy nến ở cánh mũi có thể hình thành do nhiều nguyên nhân nội và ngoại sinh. Khi cả hai yếu tố này đều bị tác động thì khả năng biểu hiện triệu chứng ra bệnh ngoài là khá rõ rệt.

Yếu tố nội sinh

  • Di truyền: Hiện tượng này không chỉ xảy ra với các trường hợp gia đình có người thân bị bệnh vảy nến. Ngay cả khi ông bà, cha mẹ của bạn bị các bệnh về da khác, bạn cũng có thể bị vảy nến. Đây cũng là căn cứ để bạn dự đoán, đề phòng cho con cái của mình.
  • Ảnh hưởng của gen mã hóa ngược: Gen mã hóa ngược có một số loại tác động lên hệ miễn dịch làm cho cơ thể nhận nhầm tế bào. Đó chính là cơ chế khiến da bị phá hủy, chu trình tái tạo da tăng lên. Ngoài ra, nó cũng khiến cơ thể dễ nhiễm khuẩn.
  • Stress: Căng thẳng thường xuyên khiến các biểu hiện kích ứng da hình thành. Bởi vì trạng thái tinh thần liên quan đến nội tiết tố. Khi bạn mất tự tin hay căng thẳng, stress thì bệnh dễ bùng phát hoặc biểu hiện mạnh.
  • Nữ giới rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố ở nữ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe làn da. Đa số các bệnh da liễu ở nữ giới đều có liên quan đến yếu tố nội sinh này, kể cả vảy nến. Tuy nhiên, ở nam giới người ta chưa xác minh được điều tương tự. Tuy nhiên, nam giới hay nữ giới sử dụng rượu bia gây kích thích và suy giảm hormone đều có thể khiến tình trạng này xảy ra.
  • Rối loạn chuyển hóa: Bệnh vảy nến ở mũi và các vị trí khác có liên quan đến các chuyển hóa đường, đạm. Cụ thể, nếu bị rối loạn trong quá trình này, trên da sẽ xuất hiện triệu chứng vảy nến.

Yếu tố ngoại sinh

  • Da bị thương: Vảy nến ở cánh mũi rất dễ hình thành khi vùng da này bị tổn thương. Những trường hợp dễ bị nhất là khi chúng ta nặn mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn cám… Lúc này, vi khuẩn dễ tiếp cận vào da, tấn công vào trong gây viêm nhiễm, hình thành vảy nến.
  • Tiếp xúc hóa chất: Hóa chất ở bột giặt, nước rửa chén, mỹ phẩm, chất tẩy… nếu không được làm sạch sẽ gây kích ứng da, gây bệnh vảy nến. Hiện tượng vảy nến xảy ra ở mũi có thể do bạn dùng sữa rửa mặt, kem dưỡng, đắp mặt nạ mà để sót lại các dị nguyên này.
  • Dính bụi, lông động thực vật: Mũi ở trên mặt, rất dễ bị hở ngay cả khi đeo khẩu trang. Đó là lý do các mạt bụi, phấn hoa, lông chó mèo có thể dính vào, gây ra bệnh.

Khi cơ địa hoặc hệ miễn dịch của bạn yếu, lại bị các yếu tố ngoại sinh tác động thì vảy nến ở mũi có khả năng xuất hiện.

Triệu chứng của bệnh vảy nến ở mũi

Cũng giống như nhiều thể bệnh vảy nến khác, tình trạng này có một số biểu hiện phổ biến, dễ nhận biết như sau:

Cánh mũi ửng đỏ thành từng cụm, thường có tính đối xứng
Cánh mũi ửng đỏ thành từng cụm, thường có tính đối xứng
  • Cánh mũi ửng đỏ thành từng cụm, thường có tính đối xứng cả 2 bên.
  • Da ở đầu mũi và hai bên khô, gây cảm giác căng, bóng.
  • Vùng da tổn thương bị sưng lên, tạo ranh giới với các phần lân cận.
  • Sau một thời gian, mũi của bệnh có hiện tượng ngứa, nứt, chảy máu, tróc vảy.
  • Vảy đóng trên cánh mũi thường không dày mà bong, ngứa, khiến bạn rất khó chịu…
  • Một số trường hợp, vảy nến ở mũi còn xuất hiện giữa vùng da mũi và môi trên. Đây là vị trí khá nhạy cảm, bởi vì bạn có thể hít vào hoặc ăn phải các mảng bong. Nó cũng dễ khiến cho tình trạng bệnh dễ lây lan sang miệng.

Nếu không điều trị sớm, các triệu chứng của bệnh vảy nến ở mũi có thể gây nhiều biến chứng. Chẳng hạn nó khiến đường hô hấp của bạn bị ảnh hưởng, khuôn mặt xuống sắc.

Vảy nến ở mũi có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?

Như đã nói ở trên, vảy nến ở mũi là bệnh dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp, khoang miệng. Khi bị bệnh vảy nến, vùng da tổn thương có sức đề kháng yếu. Cho nên nếu tình trạng này xảy ra ở mũi thì vi khuẩn dễ tấn công vào đây và các vùng da lân cận. Vì vậy, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về da khác, hoặc bệnh đường hô hấp.

Trẻ nhỏ bị vảy nến tại các vị trí trên mặt thường bị mặc cảm, tự ti, dễ bị bạn bè trêu chọc. Vì vậy, dần dần chúng có xu hướng sống khép kín, hướng nội. Đây cũng là một yếu tố quan trọng có thể khiến trẻ dễ tự kỷ nếu không được quan tâm.

Người lớn bị vảy nến ở cánh mũi khiến cho khuôn mặt mất thẩm mỹ, nên cũng ngại giao tiếp. Những biểu hiện ngứa ngáy, tróc vảy, nứt nẻ… chi phối công việc, khiến họ khó tập trung.

Có thể nói vảy nến ở mũi không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thế nhưng lại gây nhiều phiền toái trong đời sống. Vì vậy, khi có hiện tượng này xảy ra, chúng ta nên chú ý, khám và điều trị từ sớm.

Vảy nến ở mũi có chữa khỏi được không? Theo tất cả các tài liệu y khoa thì đến nay, nguyên nhân chính xác và thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh này là chưa có. Tuy nhiên, bằng việc điều trị triệu chứng và sinh hoạt khoa học, bạn có thể thoát khỏi biểu hiện của vảy nến trong thời gian dài.

Như vậy, vảy nến ở mũi hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể hiện nay đều chỉ có thể kiểm soát triệu chứng. Còn căn nguyên bệnh và phương pháp trị hết hẳn vẫn chưa được tìm ra.

Những cách khắc phục triệu chứng của bệnh vảy nến ở mũi

Hai bên cánh hay trước lỗ mũi là những vị trí tương đối nhạy cảm. Để trị tình trạng này ở đây, Tây y và Y học cổ truyền có một số cách chữa hữu hiệu.

Chữa vảy nến ở mũi tại nhà theo dân gian

Bôi thuốc ở mũi khá nguy hiểm vì nó dễ dính vào miệng, mắt hoặc trong lỗ mũi. Để đảm bảo an toàn, người ta thường sử dụng các dược liệu tự nhiên để trị bệnh. Trong dân gian có một số mẹo chữa tình trạng này ở mũi như sau:

1. Bôi nghệ vàng chữa vảy nến ở mũi

Nghệ vàng có nhiều hoạt chất kháng khuẩn và các curcumin kìm hãm sự thay đổi gen. Cho nên rất tốt trong việc chữa vảy nến. Sở dĩ người ta dùng loại dược liệu này để trị bệnh ở vùng mũi vì nó còn có khả năng ngừa sẹo hiệu quả.

Curcumin kìm hãm sự thay đổi gen trong nghệ vàng giúp da hạn chế nhận nhầm tế bào ngoại lai
Curcumin kìm hãm sự thay đổi gen trong nghệ vàng giúp da hạn chế nhận nhầm tế bào ngoại lai

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ vàng không quá già, màu nghệ vàng đậm, nhiều tinh chất.
  • Đem rửa sạch nghệ vàng, dùng dao cắt những lát mỏng để tinh chất nghệ tiết ra.
  • Rửa sạch vùng da bệnh ở quanh mũi, lau hoặc để khô tự nhiên.
  • Đắp các lát nghệ vàng vừa cắt đắp lên các vùng da bệnh quanh mũi.
  • Để nguyên như vậy cho các tinh chất, đặc biệt là curcumin thẩm thấu vào da trong khoảng 15 phút.
  • Vệ sinh lại vùng da quanh mũi với nước sạch sau đó và lau khô.
  • Bạn nên tiến hành mẹo dân gian trị vảy nến ở mũi này nhiều ngày liên tục để giảm nhanh triệu chứng bệnh.

2. Chữa bằng giấm táo

Một số người e ngại việc dùng củ nghệ sẽ để lại vết vàng trên da một vài ngày. Điều này cũng khiến da mặt hơi mất thẩm mỹ đôi chút. Vì vậy, họ lựa chọn một cách làm khác cũng rất an toàn, đó là dùng giấm táo.

Nhiều người sử dụng giấm táo và cho biết loại nước này giúp cho da giảm ngứa nhanh chóng. Đồng thời cảm giác đau rát, tróc vảy ở mũi cũng ít đi. Cụ thể, họ tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, cũng giống như cách làm với củ nghệ, bạn cần vệ sinh sạch vùng da cánh mũi hoặc các vị trí bị vảy nến. Sau đó bạn có thể lau hoặc để khô da mũi tự nhiên.
  • Tiếp theo, về phần dược liệu bạn lấy khoảng 1 thìa nhỏ giấm táo, pha loãng với nước đun sôi để nguội, tỷ lệ 1:1.
  • Nếu vùng da bệnh ít hoặc nhiều, bạn có thể cân đối liều lượng cho vừa đủ.
  • Bôi lên vùng da bị vảy nến ở mũi, nhưng tránh để nước giấm táo rớt vào phần da bị chảy máu, nứt nẻ…

Tiến hành mẹo dân gian trị vảy nến ở cánh mũi bằng giấm táo tốt nhất khi bệnh mới khởi phát. Nên thực hiện liên tục trong khoảng 10 ngày để theo dõi. Nếu da mũi có tiến triển tốt, hãy sử dụng tiếp cho cả lần sau.

3. Mẹo chữa an toàn hiệu quả bằng nha đam

Gel nha đam hay lô hội nếu được bôi thường xuyên lên vùng da bị vảy nến, các triệu chứng sẽ thuyên giảm. Bởi vì trong đó có chứa nhiều chất kháng viêm và các vitamin. Chúng có vai trò làm giảm sưng đỏ, ngừa viêm và giảm hiện tượng da chết kết mảng.

Bôi gel nha đam giảm kết mảng ở da mũi
Bôi gel nha đam giảm kết mảng ở da mũi

Cách sử dụng nha đam chữa vảy nến ở mũi giúp cho làn da sau phục hồi nhanh lành, sáng đẹp và ít để lại sẹo. Vì vậy, rất nhiều người đã làm như sau:

  • Dùng một lá nha đam, rửa sạch, loại trừ vỏ, cuống, chỉ lấy gel bên trong.
  • Tách một phần gel thoa lên các vùng da bị vảy nến ở mũi rồi để nguyên khoảng 15 phút.
  • Sau đó bạn rửa sạch lại mặt mũi bằng nước ấm và lau khô.
  • Tiến hành cách trị bệnh ngoài da ở mũi này nhiều ngày, có thể thoa khi khó chịu hoặc trước khi đi ngủ.

Nếu không có nhiều thời gian, bạn cũng có thể mua các sản phẩm gel nha đam có bán trên thị trường. Tuy nhiên, nên chọn địa chỉ uy tín, sản phẩm 100% từ tự nhiên để đảm bảo không gây kích ứng da mũi.

Chữa vảy nến ở mũi bằng Đông y

Bài thuốc Đông y kết hợp nhiều dược liệu vừa lành tính, an toàn cho da mũi vừa hiệu quả nên được nhiều người tin dùng. Hầu hết những công thức này đều dùng theo đường uống. Một số người có thể áp dụng cách ngâm rửa. Hoặc cải thiện triệu chứng bằng cách châm cứu, bấm huyệt.

Bài thuốc sắc uống 1

  • Bạn sử dụng các loại thuốc gồm thạch cao 20g và cây hòa thực, sinh địa, mỗi loại cùng lượng 20g.
  • Lại thêm trôm lay, cẩm cù và ké đầu ngựa, mỗi loại 16g.
  • Cuối cùng bạn dùng thêm 12g cây bù xít.
  • Sau khi đã có đủ nguyên liệu thì rửa sạch rồi cho vào ấm, sắc với 6 bát con nước.
  • Đun nhỏ lửa để tinh chất trong thạch cao và các thảo dược chiết ra.
  • Đến khi còn khoảng 3 bát nước thì bạn tắt bếp rồi chắt nước uống nóng để trị vảy nến ở mũi. 2 bát còn lại bạn cũng dùng tương tự, tốt nhất nên uống sau ăn 1 tiếng.
  • Dùng bài thuốc này đều đặn trong nhiều ngày để đảm bảo hiện tượng ngứa ngáy, bong vảy ở mũi bị bài trừ hết.
Một số vị thuốc Đông y bài trừ triệu chứng vảy nến ở mũi
Một số vị thuốc Đông y bài trừ triệu chứng vảy nến ở mũi

Bài thuốc sắc uống 2

  • Bạn cần dùng đến các dược liệu như: Cây lộc trường, hoa kim ngân, sinh địa, mè đen, cây giao đằng và ké đầu ngựa. Mỗi loại bạn cân đủ 12g khô, không ẩm mốc.
  • Sau khi đã chuẩn bị đủ dược liệu thì bạn rửa với nước rồi cho vào ấm.
  • Đun nước thuốc này với 6 bát con nước cho tinh chất thôi ra dần, còn lại 3 bát nước là đủ.
  • Tắt bếp rồi lấy 1 bát con uống ấm sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Dùng tương tự các phần còn lại trong ngày hôm đó.
  • Nên sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang theo các bước trên để thuốc phát huy tốt công hiệu.

Bài thuốc rửa chữa ở mũi

Với bài thuốc này, bạn cần dùng khối lượng dược liệu tương đối lớn, gồm:

  • Trấn phong thạch: 120g.
  • Hoàng lực: 120g.
  • Hoa cúc dại: 240g.
  • Huyền minh phàn: 500g.
  • Sau khi đã chuẩn bị đủ các dược liệu theo số lượng như trên, bạn tiến hành rửa sạch rồi cho vào nồi to.
  • Đổ khoảng 4 lít nước vào nồi để đun sôi lên.
  • Sau khi nước thuốc đã được, bạn có thể lấy để rửa mặt, đồng thời vệ sinh kỹ vùng da quanh mũi. Việc rửa cả mặt giúp bạn ngăn ngừa bệnh lây nhiễm ra vùng da khác. Còn massage ở mũi nên tiến hành khoảng 5 -10 phút để thuốc thẩm thấu sâu, cho tác dụng rõ hơn.

Các bài thuốc Đông y trị vảy nến ở mũi thường không gây phản ứng phụ. Nó còn giúp cơ thể ngăn chặn hiện tượng nhận nhầm tế bào ngoại lai. Vì thế, có thể nói đây là một cách chữa vừa an toàn mà lại đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, thuốc này vẫn có hạn chế là hiệu quả chữa trị không đến sớm như thuốc Tây. Hơn nữa, người bệnh phải kiên trì tiến hành nhiều ngày mới đem lại khả dụng. Vì lý do đó, nhiều người có xu hướng khám và chữa bệnh vảy nến ở mũi bằng Tây y. Mặc dù nó khá tốn kém và không an toàn bằng dược liệu tự nhiên.

Cách điều trị mũi bị vảy nến theo Tây y

Điều trị vảy nến ở mũi bằng thuốc Tây đa phần là dùng thuốc bôi. Trong một số trường hợp, có thể bạn sẽ cần dùng đến thuốc uống.

Một số loại thuốc bôi có thể dùng ở mũi:

  • Thuốc bôi thường có dạng kem hoặc dung dịch: Có tác dụng chủ yếu vào các yếu tố ngoại sinh. Từ đó làm giảm ngứa, viêm bóc sừng gây chảy máu, đau đớn.
  • Thuốc ngừa sừng hóa, trị bong vảy: Loại thuốc này có khoảng 2% – 5% các axit salicylic. Khi bôi lên mũi, vùng da sẽ được dưỡng ẩm, giảm bong, viêm.
  • Mỡ bôi chứa corticoid: Bao gồm các Flucinar, Synalar, Diproson, Sicorten trị viêm, ngừa hiện tượng nứt da, chảy máu. Khi bôi lên cánh mũi, tình trạng viêm và đóng vảy, xuất tiết sẽ giảm. Tuy nhiên nếu dùng dài ngày hoặc bôi quá nhiều lại bị kháng thuốc, mất tác dụng.
  • Thuốc trị thương: Loại này tác dụng lên vi khuẩn làm chúng bị tiêu diệt hoặc hoạt động kém hơn. Nhờ đó vết thương không bị trở nặng mà nhanh lành. Tuy nhiên, khi bôi vào mũi bạn có thể cảm thấy rát. Nếu dùng nhiều có thể làm giãn mao mạch, gây nổi mụn ở mũi.
  • Nhựa Goudron: Đây là loại nhựa than dạng dung dịch có tính axit. Khi thấm vào vùng da mũi bị vảy nến có tác dụng giảm viên và tróc vảy.
  • Anthralin: Đây là thuốc khử oxy, nhằm ức chế một số enzym thúc đẩy quá trình hình thành tế bào da. Từ đó giúp chu kỳ thay da trở lại bình thường, không bị đẩy nhanh như trước. Loại thuốc này cũng giúp da mũi của bạn ít khô, nứt hơn.
  • Thuốc ức chế Calcineurin: Đây là dược phẩm dùng được cho cả vùng da ở mũi và các vị trí khác trên khuôn mặt như tai, mắt, miệng… Nó có tác dụng ngừa viêm, giúp cơ thể đào thải tế bào da chết. Đồng thời, khi sử dụng, thời gian tái tạo da cũng được điều chỉnh theo chu kỳ bình thường. Tuy nhiên, đây là thuốc không thể dùng trong nhiều ngày liên tục. Bởi vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng trên da mũi, gây mất thẩm mỹ.
  • Daivonex dạng mỡ: Loại kem bôi này có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng của các tế bào. Nhờ đó hạn chế sự ùn ứ gây đóng vảy da chết thành mảng trên mũi.
  • Thuốc Methotrexat đường uống: Đây là thuốc chống viêm dựa theo cơ chế gây bệnh. Theo đó, thuốc này sẽ tác động lên các lympho T để giảm sự hình thành tế bào. Tuy nhiên, đây là loại thuốc thường chỉ dùng khi bệnh nhân điều trị bằng phương pháp quang hóa trị liệu.
Trị vảy nến ở mũi bằng thuốc Tây không nên dùng nhiều ngày
Trị vảy nến ở mũi bằng thuốc Tây không nên dùng nhiều ngày

Quang hóa trị liệu lại là giải pháp ít được chỉ định. Nó chỉ dùng trong một số trường hợp bất đắc dĩ như người bệnh không đáp ứng được thuốc. Bởi vì cách chữa trị này tuy nhanh hiệu quả và tác dụng rất mạnh nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làn da.

Có thể nói các loại thuốc Tây trị vảy nến ở mũi đều có khả năng giúp bạn giảm nhanh các biểu hiện. Tuy nhiên, ngay cả những tân dược này cũng không làm bạn thoát khỏi căn bệnh mãn tính này.

Cách phòng ngừa vảy nến ở mũi

Vảy nến ở mũi gây ra nhiều phiền toái cho chúng ta, đặc biệt là khi nó tái đi tái lại nhiều lần. Điều đáng nói hơn là nó chưa có thuốc trị đặc hiệu. Cho nên, để tầm soát tình trạng này, bạn nên lưu ý các vấn đề này sau khi trị liệu:

  • Không sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất độc hại để đắp lên mũi, rửa mặt, dưỡng da.
  • Không gãi, nặn mụn ở mũi và các vùng da lân cận tùy ý.
  • Tránh làm mất cân bằng cuộc sống, khiến hormone trong cơ thể biến đổi bất thường, cơ địa yếu…
  • Ăn nhiều thực phẩm cung cấp độ ẩm cho da, uống đủ nước và tránh những sản phẩm mà bạn bị kích ứng.
  • Tuyệt đối không sử dụng các thức ăn dễ làm da bị kích thích, nhận nhầm tế nào.
  • Khi có biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị viêm ở đây, bạn nên ngưng dùng. Sau đó đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng da mũi của bạn.

Vảy nến ở mũi cũng tương đối phổ biến và gây không ít rắc rối cho người bệnh. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng bạn cũng nên điều trị sớm. Bởi vì các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm cuộc sống bị đảo lộn. Hơn nữa da mặt sẽ rất mất thẩm mỹ do vảy nến ở cánh mũi.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Vảy nến khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy luôn tìm cách chữa cho dứt điểm. Vậy trị vảy nến cho mẹ bầu bằng cách nào? Dùng mẹo dân gian, thuốc tây y hay đông y mới tốt? Điều trị vảy nến...
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...
Chữa vảy nến ở đâu tốt, uy tín là một vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những địa chỉ uy tín điều trị vảy nến và các căn...
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...
Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan