Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy luôn tìm cách chữa cho dứt điểm. Vậy trị vảy nến cho mẹ bầu bằng cách nào? Dùng mẹo dân gian, thuốc tây y hay đông y mới tốt?

Điều trị vảy nến cho mẹ bầu bằng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian này phù hợp với diện tích vùng da bị bệnh nhỏ, kèm theo đó là các triệu chứng thoáng qua. Các mẹo dân gian này nếu áp dụng đúng cách sẽ không gây tác dụng phụ mà còn an toàn và dễ thực hiện. Chính vì vậy ngày càng nhiều mẹ bầu lên mạng tìm kiếm, thực hiện các cách trị vảy nến tại nhà này. 

Dưới đây là những mẹo thông dụng nhất, lành tính bà bầu có thể áp dụng:

Dầu dừa chữa vảy nến ở bà bầu

Hàm lượng các loại vitamin và khoáng chất trong dầu dừa có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa, chống viêm. Do đó, sử dụng dầu dừa đúng cách sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến, đồng thời cải thiện làn da mềm mại hơn.

Dùng dầu dừa chữa vảy nến cho bà bầu
Dùng dầu dừa chữa vảy nến cho bà bầu

Cách thực hiện như sau: 

  • Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước ấm, sau đó lau khô.
  • Lấy lượng dầu dừa vừa đủ, massage lên vùng da bị bệnh từ 10 – 15 phút, vừa chăm sóc da, vừa làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ.

Áp dụng ngày 1 – 2 lần để sớm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh.

Vitamin E – Cách trị vảy nến cho mẹ bầu cực tốt

Với các thành phần dưỡng da, vitamin E là người bạn không thể thiếu của mẹ bầu, giúp cân bằng độ ẩm, tái tạo và chăm sóc da tuyệt vời. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng da bong tróc.

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng nước ấm vệ sinh vùng da bị vảy nến, sau đó nhẹ nhàng chấm cho thật khô.
  • Bạn chỉ cần lấy 1 lượng kem vitamin E vừa đủ, thoa lên vùng da bị vảy nến. Nhớ massage vài phút để lượng kem thấm sâu vào da nhằm phát huy công dụng tốt nhất.

Thực hiện đều đặn cách này mỗi ngày 1 lần. Nên bôi vào buổi tối để phát huy công dụng tối đa.

Dầu oliu giảm vảy nến cho bà bầu

Cũng là một sản phẩm chăm sóc da, dầu oliu giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và làm mềm, mịn da khá tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để trị vảy nến cho bà bầu như sau:

  • Làm sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Sau đó, dùng khăn sạch chấm nhẹ nhàng cho khô. 
  • Các bạn chỉ cần cho một lượng dầu oliu vào bát (tùy vào diện tích vùng da bị bệnh) quay nóng trong lò vi sóng.
  • Thoa một lớp mỏng dầu oliu lên vùng da, mát xa nhẹ nhàng 5 – 10 phút. Thư giãn thêm 15 phút thì rửa lại với nước cho sạch.

Với cách này, bạn nên duy trì mỗi ngày 1 lần để giảm triệu chứng của bệnh vảy nến.

Nước muối

Một cách đơn giản mà bạn nên thực hiện mỗi ngày để giảm triệu chứng của bệnh vảy nến là dùng nước muối. Với tác dụng sát khuẩn, chống viêm, làm sạch da nên nước muối sẽ làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do bệnh vảy nến gây ra.

Cách thực hiện như sau:

  • Làm sạch vùng da như những cách trên.
  • Hãy sử dụng NaCl 0.9% vô khuẩn thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Nên massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da nhằm phát huy hiệu quả trị bệnh. Cuối ngày tắm bằng nước có pha chút muối giúp sát khuẩn da.

Trị vảy nến cho mẹ bầu bằng nha đam

Các khoáng chất, vitamin trong nha đam là giải pháp làm mềm mịn da, giảm viêm, sát khuẩn, chống ngứa ngáy. Vì thế, bạn có thể sử dụng loại nguyên liệu này để trị vảy nến cho mẹ bầu theo cách sau:

Nha đam chữa vảy nến
Nha đam chữa vảy nến
  • Nha đam rửa sạch 1 nhánh, chỉ lấy phần gel bên trong và bỏ hết phần vỏ xanh bên ngoài.
  • Vệ sinh làn da thật sạch, sau đó thoa gel nha đam lên da trong khoảng 15 – 20 phút thì rửa lại cho sạch.

Thực hiện ngày 1 lần để cảm nhận hiệu quả.

Sử dụng giấm táo chữa vảy nến khi mang thai

Thành phần trong giấm táo có chứa axit nên có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, tẩy tế bào da chết. Do đó, bạn có thể sử dụng loại giấm này để giảm triệu chứng của bệnh vảy nến khi mang thai theo hướng dẫn sau:

  • Lấy lượng giấm táo vừa đủ cho vào bát. Tiếp đến, thêm lượng nước vào, pha loãng dung dịch.
  • Thoa trực tiếp dung dịch này lên vùng da cần điều trị bệnh sau khi đã được vệ sinh sạch. Massage nhẹ nhàng vài phút để làn da hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
  • Lưu lại trên da khoảng 15 phút thì dùng nước mát để rửa sạch.

Bài thuốc trị bệnh từ lá trầu không lành tính cho bà bầu

Lá trầu không với hàm lượng tinh dầu lớn, cùng nhiều vitamin và khoáng chất nên có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, bong tróc da. Do đó, mẹ bầu bị vảy nến có thể sử dụng loại lá này để điều trị bệnh. 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nắm lá trầu không, sau đó cho vào nồi, đun cùng 2 – 3 lít nước.
  • Đun sôi thật kỹ để lượng tinh dầu tiết ra hết nước.
  • Dùng nước này pha ấm rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị bệnh. Đồng thời, dùng lá trầu chà nhẹ nhàng lên vùng da cần chăm sóc để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Những phương pháp dân gian mặc dù khá lành tính nhưng chỉ có hiệu quả đối với bệnh vảy nến thể nhẹ. Do đó, nếu mức độ nghiêm trọng thì nên tìm đến các biện pháp chuyên khoa để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao hơn.

Điều trị vảy nến cho mẹ bầu bằng Tây y

Nếu như tình trạng của bệnh không được cải thiện sau khi đã áp dụng phương pháp dân gian thì cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ. Trong quá trình thăm khám, cần nêu rõ triệu chứng. Đồng thời, phải nói rõ cho bác sĩ biết về giai đoạn thai kỳ của mình. Từ đó, giúp bác sĩ có thể đưa ra liệu trình điều trị sao cho phù hợp và an toàn nhất.

Thuốc Tây dạng bôi trị vảy nến cho bà bầu
Thuốc Tây dạng bôi trị vảy nến cho bà bầu

Thông thường, phương pháp Tây y được chỉ định để điều trị vảy nến cho mẹ bầu bao gồm:

Sử dụng kem và thuốc mỡ bôi da

Để ngăn ngừa và giảm tình trạng bong tróc vảy, khô da, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ bôi da hay hỗn hợp sáp và dầu khoáng. Với các loại thuốc này có ưu điểm là dùng tại chỗ nên khá tiện dụng. Đặc biệt, có thể dùng cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai để làm dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thêm thuốc Steroid liều thấp để giảm triệu chứng bệnh vảy nến ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn cho con bú thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc này.

Điều trị vảy nến bằng tia UV

Trong trường hợp bệnh vảy nến nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng tia UVB dải hẹp. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng tia này chiếu trực tiếp lên vùng da bị bệnh nhằm ngăn chặn, ức chế sự tăng sinh tế bào da quá mức.

Đối với trường hợp bệnh vảy nến phát triển dày và nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp quang trị liệu UVA. Tuy nhiên, chỉ thực sự cần thiết mới dùng đến phương pháp này vì có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng. Vì thế, các mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ đúng liệu trình, hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc Đông y cho bà bầu bị vảy nến

Nếu như chị em còn băn khoăn về những tác dụng phụ mà thuốc Tây có thể mang lại thì hãy tham khảo về các bài thuốc Đông y. Tuy không đem lại hiệu quả tức thời như thuốc Tây, nhưng thuốc Đông y rất lành tính, có thể sử dụng trong một khoảng thời gian dài suốt quá trình mang thai.

Ngoài ra, các thảo dược trong các bài thuốc đông y còn giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Nhờ đó, giúp có được một thai kỳ khỏe mạnh. Các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: (đào thải độc tố, tái tạo tế bào da): Thăng ma, sinh địa, thổ phục linh, hòe hoa, chích thảo,..
  • Bài thuốc 2: (chữa lành các tế bào da bị tổn thương): Cam thảo đất, thổ phục linh, sinh địa, hy thiêm, ké đầu ngựa,..
  • Bài thuốc 3: (tăng cường chức năng gan, thận và phục hồi hệ miễn dịch suy yếu): cát cánh, tàng điệp, kinh giới, kim ngân, sinh địa, liên kiều,…

Cách dùng: Với các bài thuốc trên, các mẹ đều đem sắc thuốc, mỗi ngày 1 thang. Chia làm 2 – 3 lần và uống hết trong ngày.

Chữa vảy nến khi mang thai bằng thuốc đông y
Chữa vảy nến khi mang thai bằng thuốc đông y

Mặc dù đông y khá lành tính nhưng để đảm bảo trị vảy nến cho mẹ bầu hiệu quả, an toàn, chị em cần đến các cơ sở đông y uy tín để được bắt mạch, thăm khám. Trên cơ sở này, các lương y sẽ sử dụng những bài thuốc với các vị thuốc sao cho phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh cũng như giai đoạn thai kỳ.

Những lưu ý khi trị vảy nến cho mẹ bầu

Để bệnh nhanh chóng được cải thiện thì mẹ bầu cần chú ý một vài yêu cầu sau:

  • Cung cấp vitamin và các chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.
  • Chú ý giữ ẩm cho da bằng cách sử dụng các loại kem dưỡng ẩm thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu…
  • Luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, thư giãn và tránh căng thẳng, stress…
  • Tắm nắng thường xuyên vào những khoảng thời gian phù hợp để ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào quá mức.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng như chăm sóc, bảo vệ, làm sạch vùng da bị bệnh mỗi ngày đúng cách.
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không gãi ngứa để tránh viêm nhiễm lan rộng.
  • Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu axit omega 3 như cá hồi, các loại hạt… nhằm cải thiện tình trạng vảy nến trên da.
  • Thường xuyên thăm khám thai kỳ đều đặn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị vảy nến.

Bệnh vảy nến sẽ không trở nên quá nghiêm trọng và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày nếu như bạn có những kiến thức về bệnh cũng như cách trị vảy nến cho mẹ bầu. Và quan trọng hơn cả đó là giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để bệnh mau chóng được cải thiện.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...
Chữa vảy nến ở đâu tốt, uy tín là một vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những địa chỉ uy tín điều trị vảy nến và các căn...
Là bệnh viêm da mãn tính, vảy nến ở mũi rất dễ hình thành ở nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Tình trạng này xuất hiện ở ngay mũi có nguy hiểm không, làm sao để chữa trị vừa hiệu quả lại an toàn? Bài viết dưới đây, tapchidongy.org sẽ chỉ rõ cho bạn những...

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Vảy nến ở tai rất hiếm gặp nhưng khi xuất hiện lại gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tai bị vảy nến và cách điều trị thế nào? Dưới đây là những thông tin quan trọng về bệnh vảy nến ở tai mà tapchidongy.org tổng hợp được. [caption id="attachment_21982" align="aligncenter" width="730"] Vảy nến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan