Trẻ bị viêm amidan ho nhiều gây các biểu hiện rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Các bệnh lý hô hấp nói chung rất nhanh diễn tiến mãn tính nếu không có biện pháp điều trị phù hợp. Ba mẹ nên chủ động tìm hiểu thông tin về tình trạng bệnh và có hướng điều trị sớm cho trẻ, ngăn ngừa biến chứng rủi ro.
Định nghĩa
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm tại amidan - hai khối mô nằm ở hai bên thành họng. Amidan đóng vai trò như "người bảo vệ" cửa ngõ đường hô hấp, giúp ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập. Tuy nhiên, đôi khi chính amidan lại trở thành "nạn nhân" của chúng, dẫn đến viêm nhiễm.
Trẻ bị viêm amidan thường xuất hiện các triệu chứng như đau họng, sốt, khó nuốt và ho nhiều. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị hôi miệng, sưng hạch cổ và mất tiếng.
Phân loại
Viêm amidan ở trẻ được chia thành hai loại chính:
Viêm Amidan Cấp Tính
Viêm amidan cấp tính thường xảy ra đột ngột và kéo dài trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp này là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng bao gồm sốt cao, đau họng dữ dội, và ho khan.
Viêm Amidan Mạn Tính
Viêm amidan mạn tính kéo dài hơn và tái phát nhiều lần trong năm. Triệu chứng ít nghiêm trọng hơn nhưng kéo dài dai dẳng, bao gồm ho liên tục, khó chịu trong họng và mệt mỏi.
Viêm Amidan Do Nhiễm Khuẩn
Viêm amidan do nhiễm khuẩn thường gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus. Triệu chứng bao gồm đau họng nặng, sốt cao, và mảng trắng trên amidan.
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều do đâu? Có nguy hiểm không?
Viêm amidan là bệnh lý hô hấp thường gặp, xảy ra do sự tấn công của các nhóm vi khuẩn, virus. Thông thường, amidan là bộ phận có vai trò bảo vệ cổ họng và ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu sự kích thích từ các tác nhân quá lớn có thể gây viêm nhiễm tại amidan.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em (đặc biệt trong độ tuổi từ 4-10 tuổi). Dấu hiệu điển hình của bệnh là trẻ ho nhiều, đặc biệt về đêm. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh đường hô hấp khác.
Khi amidan bị viêm, hai bên khối amidan sau hầu họng sưng to, tấy đỏ gây ra biểu hiện vướng víu, nghẹn họng. Nhiều trường hợp tình trạng xuất tiết xuất hiện kèm theo ở đường mũi họng, khiến trẻ luôn muốn ho. Đồng thời, do amidan bị viêm nên cổ họng luôn có cảm giác nóng rát, khô và ngứa, kích thích mạnh gây ho.
Viêm amidan ở giai đoạn cấp tính không nguy hiểm do các biểu hiện chưa nghiêm trọng, mới khởi phát ở cấp độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu ba mẹ lơ là hoặc tự ý điều trị cho trẻ không đúng cách, bệnh lý có thể diễn tiến nặng hơn với cơn ho dai dẳng.
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều còn có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng liên quan: viêm nhiễm các khu vực lân cận, biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim, thận khớp,.... Do đó, để hạn chế biến chứng có thể xảy ra, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có các biểu hiện của bệnh (đặc biệt là xuất hiện các cơn ho)
Khi nào cần gặp bác sĩ
Việc đưa trẻ đi khám sớm là rất quan trọng, đặc biệt khi trẻ có các dấu hiệu sau:
- Sốt cao không hạ: Kéo dài trên 39 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Đau họng nghiêm trọng: Trẻ không thể ăn uống được, quấy khóc liên tục.
- Khó thở, thở khò khè: Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
- Amidan sưng to, có mủ: Bạn có thể quan sát thấy bằng mắt thường hoặc soi đèn.
- Nổi hạch ở cổ: Hạch bạch huyết sưng lên do phải làm việc quá sức để chống lại nhiễm trùng.
- Các triệu chứng khác: Như phát ban, đau tai, đau đầu, mệt mỏi kéo dài...
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác viêm amidan ở trẻ, bác sĩ thường thực hiện các bước sau:
Hỏi bệnh sử: Tìm hiểu về các triệu chứng, thời gian xuất hiện, các bệnh lý đi kèm (nếu có).
Khám Lâm Sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng của trẻ để xem có sưng, đỏ hoặc mủ trên amidan hay không. Họ cũng sẽ kiểm tra tai, mũi, và sờ hạch bạch huyết ở cổ.
Xét Nghiệm
- Xét nghiệm nhanh: Xét nghiệm nhanh Streptococcus (Rapid Strep Test) có thể xác định liệu trẻ có bị viêm họng do liên cầu khuẩn không.
- Cấy vi khuẩn: Nếu kết quả xét nghiệm nhanh không rõ ràng, bác sĩ có thể thực hiện cấy vi khuẩn từ mẫu họng để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Cần làm gì khi trẻ bị viêm amidan ho nhiều?
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều là biểu hiện thường gặp và gây nhiều khó chịu. Trẻ gặp triệu chứng này dẫn đến khó nuốt, nghẹn họng, chán ăn, quấy khóc liên tục. Do đó, việc cần thiết nhất là tìm các biện pháp giảm ho, cải thiện triệu chứng khó chịu này ở trẻ.
Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ tại nhà:
Súc miệng bằng nước muối khi trẻ bị viêm amidan ho nhiều
Cách đơn giản nhất, ba mẹ có thể sử dụng nước muối súc miệng cho trẻ hàng ngày. Muối có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng nhẹ, làm sạch vi khuẩn rất tốt. Áp dụng biện pháp này mỗi ngày sẽ giúp cổ họng được làm sạch, loại trừ “môi trường” thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh
Ba mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý có sẵn tại cơ sở bán lẻ thuốc hoặc tự pha tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị cốc nước ấm lượng vừa đủ cho một lần súc miệng của trẻ (điều chỉnh nhiệt độ hợp lý, không để quá nóng gây bỏng hoặc để quá lạnh không thể hòa tan muối)
- Dùng 1 muỗng muối hạt, cho vào cốc nước ấm, khuấy đều đến khi tan hoàn toàn
- Súc miệng cho bé. Hướng dẫn bé ngậm nước muối trong cổ họng rồi nhổ ra nhẹ nhàng (không khạc nhổ mạnh gây kích ứng cổ họng)
- Thực hiện thường xuyên 2-3 lần/ngày. Có thể duy trì biện pháp này như một thói quen cũng rất tốt để phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp
Súc miệng bằng giấm táo
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều còn có thể cải thiện bằng biện pháp súc miệng với giấm táo. Thành phần acid trong giấm táo có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tương đối tốt. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không sử dụng giấm táo nguyên chất cho bé, mà cần hòa loãng theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị 1 cốc nước vừa đủ ấm
- Pha thêm 1 thìa giấm táo (có thể căn chỉnh theo chỉ lệ 250ml nước : 1 thìa cà phê giấm táo)
- Súc miệng cho trẻ từ 3-4 lần/ngày. Hướng dẫn trẻ khạc nhổ ra, không để nuốt nước súc miệng xuống
Uống nước mật ong - chanh
Mật ong luôn được đánh giá là nguồn thực phẩm dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nói chung và các bệnh lý tại cổ họng nói riêng. Trong mật ong chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm nên cải thiện các triệu chứng ho hiệu quả khi dùng theo đường uống
Bên cạnh đó, trong thành phần của chanh có chứa nhiều vitamin C và các dưỡng chất cần thiết khác, có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và làm dịu cảm giác nóng rát cổ họng.
Cách dùng chanh chữa viêm amidan ho nhiều ở trẻ như sau:
- Vắt chanh lấy nước cốt, chắt bỏ hạt
- Pha vào cốc nước ấm 1 thìa mật ong nguyên chất, ½ thìa nước cốt chanh
- Khuấy đều đến khi tan hoàn toàn
- Cho trẻ sử dụng 2 lần/ngày sáng, tối
Lưu ý: Không áp dụng mẹo điều trị này với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tránh ngộ độc với thành phần mật ong
Uống nước lá bạc hà
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều cũng có thể áp dụng mẹo điều trị từ nước lá bạc hà để cải thiện triệu chứng. Trong lá bạc hà có chứa lượng hoạt chất menthol điển hình. Hoạt chất này có tính kháng khuẩn, sát khuẩn và có tác dụng giảm ho, dịu cổ họng tương đối hiệu quả. Cách dùng như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá bạc hà, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng cho sạch hoàn toàn
- Vớt lá bạc hà và để ráo hoàn toàn
- Cho vào ấm với lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Để nguội, hòa thêm khoảng ½ thìa mật ong tăng hương vị giúp bé dễ uống (với trẻ dưới 1 tuổi, có thể thay bằng đường)
- Nên dùng khi còn ấm để hoạt chất trong bài thuốc phát huy tác dụng một cách tốt nhất
Sử dụng trà gừng - mật ong
Gừng là loại gia vị được dùng nhiều trong các bài thuốc liên quan đến bệnh lý đường hô hấp (trong đó có viêm amidan). Tuy nhiên, gừng là vị thuốc có vị cay nồng, tính ấm nên sử dụng nguyên chất sẽ hơi khó uống với trẻ nhỏ. Kết hợp thêm mật ong sẽ điều chỉnh hương vị của bài thuốc đồng thời tăng hiệu quả điều trị.
Cụ thể, ba mẹ có thể pha chế như sau:
- Chuẩn bị khoảng ½ củ gừng tươi, nước ấm và mật ong nguyên chất
- Rửa sạch, cạo bỏ vỏ gừng, đập dập hoặc thái thành lát mỏng
- Đun với lượng nước vừa đủ, đun sôi thì vặn nhỏ lửa để thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Để nguội bớt, hòa thêm lượng mật ong đã chuẩn bị, khuấy đều đến tan hoàn toàn
- Cho trẻ uống trong ngày, nên chia làm 2 lần để sử dụng (dùng khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất)
Mẹo điều trị với nghệ vàng
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều cũng có thể áp dụng mẹo điều trị với nghệ vàng. Thành phần hoạt chất có trong nghệ vàng có tính kháng khuẩn, kháng viêm nên có thể dùng đường uống hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp.
Ba mẹ thực hiện bài thuốc từ nghệ vàng theo hướng dẫn sau đây:
- Sử dụng bột nghệ (1 thìa) hòa vào 1 ly nước ấm, thêm một ít muối
- Khuấy đều đến tan hoàn toàn
- Hướng dẫn trẻ súc miệng với hỗn hợp nước mới pha. Lưu ý, súc kỹ cổ họng và nhổ ra nhẹ nhàng, tránh khạc nhổ quá mạnh
“Đánh bay” viêm amidan ho nhiều ở trẻ bằng bài thuốc thảo dược
Tình trạng viêm amidan ho nhiều khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nên dễ khiến nhiều cha mẹ chủ quan, chỉ sử dụng các mẹo dân gian tại nhà mà không điều trị dứt điểm. Điều này khiến trẻ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm đường hô hấp, phổ biến nhất là viêm họng và viêm phổi. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ sớm điều trị dứt điểm viêm amidan ho nhiều ở trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng viêm amidan ở trẻ
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều là một biểu hiện đặc trưng của bệnh lý hô hấp gây viêm nhiễm tại hai khối amidan. Bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ từ 4 đến 10 tuổi - giai đoạn amidan phát triển mạnh và dễ bị tấn công nhất.
Do đó, ba mẹ cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này như sau:
- Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ (giữ vệ sinh là cách tốt nhất ngăn ngừa sự phát triển của tác nhân gây bệnh đường hô hấp)
- Súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý (nên thực hiện tối thiểu 2 lần/ngày)
- Rèn luyện cho trẻ việc chủ động vệ sinh thân thể, đặc biệt sau khi ra ngoài để ngăn ngừa các tác nhân từ môi trường từ tay chân đưa vào miệng
- Cho trẻ uống nhiều nước, đảm bảo lượng tối thiểu mỗi ngày. Có thể uống nhiều dạng: nước khoáng, nước hoa quả, nước rau củ,....
- Không cho trẻ uống nước lạnh, nước đá liên tục ảnh hưởng đến cổ họng
- Mang mặc quần áo phù hợp với thời tiết, giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh lý hô hấp
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là rau củ quả, thực phẩm giàu vitamin
- Cùng trẻ luyện tập thể thao hàng ngày, nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch
- Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào về sức khỏe, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hơn.
Kết luận
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều là dấu hiệu dễ nhận thấy và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để điều trị đúng cách. Đồng thời, ba mẹ cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn bệnh diễn tiến và tái phát nặng hơn.
Cẩm nang cho cha mẹ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!