Viêm amidan là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp nhất. Trong đó tình trạng viêm amidan mãn tính xảy ra khi bệnh kéo dài trong một tháng hoặc tái diễn thường xuyên. Bệnh amidan mãn tính có nguy cơ biến chứng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức để nhận biết và điều trị bệnh viêm amidan mãn tính kịp thời.
Viêm amidan mãn tính là gì?
Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan bị nhiễm khuẩn nhưng không được điều trị dứt điểm. Dẫn đến bị tái lại nhiều lần. Thời gian bệnh kéo dài có thể xuất hiện mủ trắng hoặc các nang trong khoang miệng gây mùi hôi khó chịu, đau nhức khi nuốt.
Mặc dù đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh lý này, nhưng theo thống kê của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thì tỉ lệ bệnh nhân là trẻ dưới 10 tuổi chiếm đa số. Trong đó trẻ dưới 6 tuổi chiếm 70% các ca mắc viêm amidan mãn tính.
Triệu chứng bệnh viêm amidan mãn tính
Cũng giống các triệu chứng của bệnh cảm cúm, viêm họng. Người bị viêm amidan mãn tính thường có một số triệu chứng như sau:
- Đau họng: Viêm amidan ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng giao tiếp của người bệnh. Tình trạng đau họng, khó nuốt, ngứa họng xảy ra khi vùng amidan bị sưng to, tấy đỏ… Sau một thời gian không thuyên giảm sẽ xuất hiện mủ trắng ở amidan hoặc hai bên thành miệng.
- Sốt cao: Đây chính là dấu hiệu phân biệt giữa viêm amidan cấp tính và amidan mãn tính., Người bệnh mãn tính sẽ có dấu hiệu sốt dai dẳng, đặc biệt vào sáng và chiều tối.
- Mùi hôi khó chịu trong miệng: Do sự phát triển của vi khuẩn, virus gây nên mùi hôi khó chịu. Đặc biệt mùi hôi này không thể xử lý nếu chưa điều trị viêm amidan dứt điểm.
- Ngáy khi ngủ: Khi gặp phải tình trạng viêm amidan mạn tính quá phát người bệnh sẽ khó thở, thở khò khè thành tiếng. Có một số người sẽ gặp trường hợp ngáy to khi ngủ.
Những triệu chứng của viêm amidan mãn tính thường đi kèm với các bệnh đường hô hấp khác khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ nếu không điều trị kịp thời.
Nguyên nhân mắc viêm amidan mạn
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới hệ hô hấp. Khi phải làm việc trong không gian ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ khiến cơ thể phải làm việc nhiều để lọc bụi bẩn. Chính vì thế mà không đủ sức đề kháng để ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt kiểu khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam cũng góp phần kiến tỷ lệ mắc bệnh viêm amidan ngày càng tăng.
Ngoài nguyên nhân khách quan trên, nguyên nhân dị dạng cấu trúc amidan như nhiều hốc sâu, kích thước amidan lớn hơn bình thường cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ “làm tổ" hơn. Amidan mãn tính còn xảy ra khi amidan bị nhiễm trùng, amidan cấp không được điều trị triệt để.
Những biến chứng do viêm amidan mãn tính gây ra
Lý do khiến các chuyên gia xếp bệnh viêm amidan mãn tính vào loại bệnh nguy hiểm do những biến chứng khó lường của chúng. Đặc biệt là trẻ nhỏ có thể gặp các biến chứng sau:
Áp xe quanh amidan
Một trong những biến chứng dễ phát sinh nhất đó là áp xe quanh amidan. Nguyên nhân chính cho nhiễm khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A gây nên. Khi bị áp xe họng sẽ có cảm giác đau nhức liên tục, lan nhanh từ phần amidan ra quanh hàm.
Để nhận biết bạn có bị áp xe amidan hay không có thể dựa vào các đặc điểm như lưỡi trắng, môi khô đi kèm với sốt cao từ 39 - 40 độ C. Áp xe gây nguy hiểm và lây lan nhanh ra vùng thành họng, phù nề thanh quản gây nhiễm khuẩn huyết và tổn thương thành động mạch.
Viêm cầu thận do vi khuẩn phát triển nhanh
Tình trạng viêm amidan mạn kéo dài sẽ khiến người bệnh dễ gặp phải viêm cầu thận. Với biểu hiện như sốt nhẹ, đau nhức vùng dưới thắt lưng, đôi khi sẽ cảm thấy buồn nôn, đau quặn ở thận. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác như suy thận, suy tim hoặc thậm chí là tử vong.
Sốt thấp khớp
Sốt thấp khớp xảy ra khi cơ thể phản ứng nhằm tấn công các loại vi khuẩn, virus đang phát triển trong amidan. Đây là dạng biến chứng nghiêm trọng nhất khiến cơ thể sưng, đau, nóng đỏ các vùng khớp. Ảnh hưởng trực tiếp tới van tim, suy tim.
Viêm amidan mãn tính nếu tiếp tục chủ quan, không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đặc biệt là các cơ quan chính trên cơ thể.
Chẩn đoán viêm amidan mãn tính
Chẩn đoán chính xác viêm amidan mãn tính đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa biến chứng. Quá trình chẩn đoán thường bao gồm đánh giá tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
Tiền sử bệnh:
- Bệnh sử viêm amidan: Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt viêm amidan cấp trước đó, các phương pháp điều trị đã sử dụng và hiệu quả của chúng.
- Các triệu chứng hiện tại: Bệnh nhân sẽ được hỏi về các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, hơi thở hôi, sốt, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết ở cổ,...
- Các yếu tố nguy cơ: Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm amidan mãn tính như tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, tiền sử dị ứng, suy giảm miễn dịch,...
Thăm khám lâm sàng:
- Quan sát trực tiếp amidan: Bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi và dụng cụ chuyên dụng để quan sát kỹ lưỡng amidan, đánh giá kích thước, màu sắc, bề mặt, sự hiện diện của mủ hoặc các bất thường khác.
- Sờ nắn vùng cổ: Bác sĩ sẽ sờ nắn các hạch bạch huyết ở cổ để kiểm tra xem chúng có sưng hay đau không.
Xét nghiệm cận lâm sàng:
- Xét nghiệm công thức máu: Giúp phát hiện tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể thông qua số lượng bạch cầu.
- Nuôi cấy vi khuẩn từ dịch amidan: Xác định tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus hoặc nấm) và độ nhạy cảm của chúng với các loại kháng sinh khác nhau.
- Test nhanh kháng nguyên liên cầu khuẩn nhóm A (Strep A): Một xét nghiệm nhanh để xác định xem viêm amidan có phải do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra hay không.
- Chẩn đoán hình ảnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT scan hoặc MRI để đánh giá mức độ viêm nhiễm và phát hiện các biến chứng tiềm ẩn.
Phân loại viêm amidan mãn tính:
Dựa trên các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, viêm amidan mãn tính có thể được phân loại thành các dạng sau:
- Viêm amidan mãn tính quá phát: Amidan to ra, có thể gây cản trở đường thở, khó nuốt, ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan mãn tính hốc mủ: Amidan có các hốc chứa mủ, thường kèm theo hơi thở hôi.
- Viêm amidan mãn tính xơ teo: Amidan nhỏ lại và xơ cứng do các đợt viêm nhiễm lặp đi lặp lại.
Việc chẩn đoán chính xác dạng viêm amidan mãn tính sẽ giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị tối ưu, từ sử dụng thuốc đến các biện pháp can thiệp khác như phẫu thuật cắt amidan.
Đối tượng thường mắc viêm amidan mạn
Đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm amidan mãn tính bao gồm:
- Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh: Do có sự thay đổi hoocmon trong cơ thể, sức đề kháng của đối tượng này giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Trẻ dưới 6 tuổi chưa phát triển amidan hoàn toàn, nên dễ khiến vi khuẩn streptococcus ảnh hưởng, dẫn đến viêm amidan mãn tính.
- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá nhiều sẽ khiến đường hô hấp của bạn bị suy yếu, không thể làm việc một cách tối đa và khó tiêu diệt được các loại khói bụi, virus, vi khuẩn tấn công.
Một số người mắc viêm amidan nhưng lại chủ quan, không điều trị dứt điểm, dẫn đến tình trạng amidan mãn tính ảnh hưởng tới sức khoẻ, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Những lưu ý cần biết khi điều trị viêm amidan mãn tính
Điều trị viêm amidan theo chỉ định của bác sĩ thôi chưa đủ, người bệnh còn cần lưu ý về những việc nên làm, cần kiêng ăn gì để nhanh khỏi...
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Nhằm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp. Trong đó các chuyên gia khuyên không nên sử dụng đồ ăn lạnh như kem, nước lạnh. Hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Đồng thời ưu tiên bổ sung chất xơ cho cơ thể thông qua thực đơn nhiều rau củ. Các loại vitamin có thể nạp vào cơ thể trong thời gian điều trị viêm amidan mạn đó là vitamin C, E, B1....
Ngoài ra các thực phẩm mềm cũng dễ nuốt hơn, giảm tình trạng đau đớn khi ăn. Các món cá như cá hồi, cá tuyết, cá tầm có tác dụng giảm đau do hàm lượng omega 3 lớn cũng nên được bổ sung trong khẩu phần ăn của bạn.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Trong thời gian điều trị, người bị viêm amidan mãn tính nên súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày.
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên
Bụi bẩn, vi khuẩn và virus là nguyên nhân chính của bệnh viêm amidan. Chính vì vậy cần lưu ý thường xuyên vệ sinh không gian sống, sử dụng các loại máy lọc không khí để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Không sử dụng thực phẩm chứa arginine
Arginine là thành phần khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Nếu muốn chữa dứt điểm bệnh này, bạn không nên sử dụng các thực phẩm như nho khô, socola, thịt gà, các chế phẩm từ sữa.
- Luôn luôn mang khẩu trang khi ra đường
Hạn chế khói bụi, vi khuẩn lạ xâm nhập vào cơ thể bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài vừa bảo vệ sức khoẻ của bạn, giúp bạn tránh được các bệnh về đường hô hấp.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Mặc dù viêm amidan mãn tính thường có thể được kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà và thuốc không kê đơn, tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân nên tìm đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo cần được thăm khám ngay lập tức:
- Đau họng kéo dài trên 5 ngày: Đặc biệt nếu cơn đau không giảm khi sử dụng thuốc giảm đau thông thường.
- Amidan sưng to, có mủ: Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng.
- Khó nuốt, khó thở: Đây là những triệu chứng nguy hiểm, cần được xử lý ngay.
- Sốt cao trên 38.5 độ C: Kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi.
Cách điều trị viêm amidan mãn tính hiệu quả
Mặc dù nguy hiểm nhưng nếu bạn thực hiện đúng theo liệu trình của bác sĩ thì bệnh hoàn toàn có thể khắc phục. Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc “Có nên cắt amidan hay không?”. Các bác sĩ khuyên rằng nếu trường hợp bạn bị viêm amidan nhiều lần trong năm thì có thể áp dụng thủ thuật cắt amidan để điều trị dứt điểm.
Tuy nhiên nhiều trường hợp chỉ cần sử dụng thuốc là có thể điều trị khỏi. Vì vậy các bạn nên xét nghiệm và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị amidan bằng thuốc Tây y
Phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính chủ yếu là bằng thuốc tây khi tình trạng bệnh mới phát triển. Sau khi làm xét nghiệm và được bác sĩ thăm khám, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc dưới đây để điều trị viêm amidan mãn tính:
- Kháng sinh: Đây là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị viêm amidan do vi khuẩn. Loại kháng sinh được chỉ định sẽ phụ thuộc vào kết quả kháng sinh đồ, độ nhạy cảm của vi khuẩn và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm penicillin, cephalosporin, macrolid, hoặc quinolon. Liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để tránh kháng thuốc.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc này giúp giảm đau, hạ sốt, giảm sưng viêm và cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan gây ra. Các loại NSAID thường được sử dụng bao gồm ibuprofen, naproxen, diclofenac,... Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy thận, hoặc đang sử dụng các thuốc chống đông máu.
- Corticosteroid: Trong trường hợp viêm amidan nặng, bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid để giảm viêm nhanh chóng và cải thiện triệu chứng. Corticosteroid có thể được sử dụng dạng uống, tiêm hoặc xịt họng. Tuy nhiên, việc sử dụng corticosteroid cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ do có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, tăng đường huyết, loãng xương,...
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, acetaminophen là những lựa chọn an toàn và hiệu quả để giảm đau họng, hạ sốt và cải thiện cảm giác mệt mỏi.
- Thuốc súc họng: Có tác dụng sát khuẩn, làm sạch họng, giảm viêm và giúp hơi thở thơm tho. Các loại thuốc súc họng thường chứa các thành phần như chlorhexidine, povidone-iodine, benzalkonium chloride, hoặc các tinh dầu bạc hà, khuynh diệp,...
Các phương pháp điều trị bằng thuốc có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều lần sẽ khiến vi khuẩn không còn mẫn cảm với thành phần thuốc xảy ra tình trạng nhờn thuốc. Giai đoạn đó người bệnh phải lựa chọn phương pháp điều trị khác.
Điều trị viêm amidan mãn tính bằng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường được bậc phụ huynh lựa chọn để điều trị cho trẻ nhỏ. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, đơn giản không gây biến chứng. Tuy không thể điều trị triệt để bệnh viêm amidan mãn tính, nhưng vẫn được các bác sĩ khuyến khích sử dụng để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
- Sử dụng rau diếp cá: Diếp cá là loại thực vật có tính mát nên được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh do nóng trong. Cách làm rất đơn giản, chuẩn bị một nắm rau diếp cá ăn trực tiếp hoặc ép nước uống để điều trị viêm amidan.
- Sử dụng thảo dược để điều trị: Chuẩn bị 10g dược liệu gồm xạ can, xích thước, đào nhân, quy đầu. 5g quế chi, cát cánh 5g. 15g xuyên khung, 8g cam thảo, 18g đan sâm. Sau đó sử dụng nồi sắc thuốc đun trong vòng 30 phút. Sử dụng 2 lần mỗi ngày liên tục sẽ giúp tình trạng thuyên giảm.
- Trám chua sát khuẩn: Ở nhiều vùng quê không xa lạ gì với quả trám chua, khi kết hợp với phèn chua giúp sát khuẩn vòm họng. Điều trị amidan mãn tính bằng cách này ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện không có tác dụng phụ. Bạn chuẩn bị hai quả trám và một ít phèn chua sau đó ngậm cho tới khi vị chua của quả trám mất dần.
Ưu điểm
- Dễ tiếp cận và thực hiện: Nguyên liệu thường là các loại thực phẩm, thảo dược quen thuộc, dễ tìm kiếm và chế biến tại nhà.
- Chi phí thấp: So với các phương pháp điều trị hiện đại, các bài thuốc dân gian thường có chi phí thấp hơn đáng kể.
- Ít tác dụng phụ: Do sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, liệu pháp dân gian thường ít gây ra tác dụng phụ nếu được áp dụng đúng cách và không có dị ứng với các thành phần.
Nhược điểm
- Hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng: Chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tính hiệu quả của liệu pháp dân gian trong điều trị viêm amidan mãn tính.
- Tác dụng chậm và không triệt để: Liệu pháp dân gian thường chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng tạm thời, không loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh.
- Nguy cơ dị ứng và tương tác thuốc: Một số nguyên liệu tự nhiên có thể gây dị ứng hoặc tương tác với các loại thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng.
Điều trị viêm amidan mãn tính bằng Đông y
Trong Đông y chứng bệnh viêm amidan mãn tính còn dược gọi là hư hoả ngũ nga, nguyên nhân thường do phế vị âm hư, hư hoả viêm và tân dịch không đầy đủ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc trị ích khí thanh kim thang gia giảm: Sa sâm 12g, xạ can 8g, thạch hộc 12g, mạch môn, huyền sâm, tang bạch bì mỗi loại 12g, hạnh nhân 8g, tri mẫu 12g. Các vị trên được rửa sạch, sắc thành nước uống ngày 3 thang. Bài thuốc Đông y trị viêm amidan mãn tính với các biểu hiện như hơi thở có mùi hôi, ho khan, ho có đờm...
- Bài thuốc giảm sưng đau vòm họng: Bạc hà 10g, hoàng liên 8g, liên kiều 14g, kim ngân hoa 16g, cát cảnh 10g, ngưu bàng từ, hoàng cầm mỗi vị 12g. Sau khi rửa sạch các loại thảo dược, đem sắc cùng 6 bát nước, chắt ra bát và uống 3 lần/ngày trước trữa ăn. Bài thuốc chữa thương phóng, giảm đau, tiêu sưng vòm họng và khử khuẩn quanh vùng amidan.
- Bài thuốc điều trị mất tiếng, sưng đau amidan: 20g sinh địa, 8g mạch môn, bạch hà 4g, địa cốt bì 8g, 4g cam thảo, huyền sâm 12g, thiên hoa phấn 8g. Sắc các dược liệu trên trong vòng 30 - 45 phút sau đó chắt nước để nguôi. Lưu ý khi nước trong ấm bắt đầu sôi thì mới cho lá bạc hà vào. Kiên trì sử dụng trong thời gian 1 tháng sẽ đạt được hiệu quả.
Ưu điểm
- Tiếp cận toàn diện: Đông y không chỉ tập trung vào việc loại bỏ triệu chứng mà còn chú trọng đến việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả hơn.
- An toàn, ít tác dụng phụ: Các bài thuốc Đông y thường sử dụng thảo dược tự nhiên, ít gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ em, người già và phụ nữ mang thai (khi có sự tư vấn của thầy thuốc).
- Tăng cường sức đề kháng: Đông y giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao chính khí, từ đó tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
- Kết hợp hiệu quả với Tây y: Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp Đông y và Tây y có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn so với việc chỉ sử dụng một phương pháp.
Nhược điểm
- Thời gian điều trị kéo dài: So với Tây y, việc điều trị bằng Đông y thường mất nhiều thời gian hơn để đạt được hiệu quả.
- Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng: Tác dụng của thuốc Đông y có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và mức độ tuân thủ phác đồ của mỗi người.
- Yêu cầu thầy thuốc có chuyên môn cao: Việc chẩn đoán và kê đơn thuốc Đông y đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu. Vì vậy, người bệnh cần tìm đến những thầy thuốc có uy tín và chuyên môn.
Dược liệu chữa bệnh
Việc sử dụng các thảo dược tự nhiên trong điều trị viêm amidan mãn tính được nhiều bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả. Những loại thảo dược thường được ưa chuộng bao gồm xạ can, húng chanh, cam thảo, bạc hà, và kim ngân hoa, bởi chúng mang lại sự cân bằng và phục hồi từ bên trong. Các thảo dược này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, tiêu đờm, giảm ho và làm dịu niêm mạc họng bị kích ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng các biện pháp này, tránh những biến chứng không mong muốn.
Bài viết trên phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm amidan mãn tính, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị dứt điểm. Mong rằng những thông tin này đã cung cấp kiến thức đầy đủ cho bạn để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin y học hữu ích một cách sớm nhất nhé!
Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.
Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:
- Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
- Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
- Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.
Cắt amidan có thể gây đau hoặc không, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật.
- Phương pháp truyền thống: Gây đau trong 2-3 ngày sau phẫu thuật và có thể chảy máu trong và sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Không gây đau đớn, chỉ có cảm giác đau râm ran sau vài tiếng phẫu thuật.
Thời gian hết đau cũng tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật:
- Phương pháp truyền thống:Đau âm ỉ 1-2 ngày sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Đau kéo dài khoảng 3-4 tiếng sau phẫu thuật.
Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
- Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
- Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
- Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...
Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Thông thường, thời gian phục hồi trung bình sau khi cắt amidan dao động từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, khả năng hồi phục sau quá trình phẫu thuật của mỗi người bệnh đều khác nhau. Cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh...
Cắt amidan là một can thiệp ngoại khoa đơn giản, thường được chỉ định trong trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc gây ra biến chứng nghiêm trọng. Việc quyết định cắt amidan cho người lớn cần dựa vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
Viêm amidan ép rau diếp cá uống như trên bài viết hướng dẫn or uống rượu tỏi cũng tốt lắm mấy chế
Mới bị sơ sơ thôi, không thì may lắm mới khỏi, tôi cũng đủ thứ bài mà có khỏi đâu. Phải uống thuốc mới trị được đó
Có một bài thuốc này nữa nhà em cũng hay áp dụng này, hiệu quả lắm nhé. Lấy lá hẹ rửa sạch, gừng cạo vỏ với đường phèn giã nhuyễn, đem chưng cách thủy rồi chắt nước ra uống. Các loại này đều có tính kháng viêm, làm dịu cổ họng, giảm ho đơm rất tốt. Ngày xưa ông bà ta toàn chữa bằng mấy cách này thôi’
Mình bị amidan hốc mủ hơn 5 năm, có chữa = cách dân gian và kháng sinh nhưng không khỏi. Có lẽ dùng kháng sinh quá nhiều dẫn đến viêm thận, ngày càng mệt mỏi hay đi tiểu đêm và sút cân. Vô tình được đồng nghiệp giới thiệu cho bác sĩ Phương ở trung tâm ứng dụng đông y, mình mang kết quả nội soi trước đó đến kiểm tra và được bác sĩ Phương khuyên dùng thuốc thanh hầu bổ phế thang. Bác sĩ kê cho mình thuốc này dưới dạng thuốc uống và thuốc ngậm. Mình lấy thuốc từng tháng 1, uống hết tháng thứ nhất tình trạng cải thiện nhiều, mình lấy thêm tháng thuốc nữa uống. Mình kiên trì 3 tháng thì không còn ho, mủ trong cổ họng triệt tiêu hết, đi kiểm tra thấy Amiđan k sưng viêm, k mủ, đi vệ sinh cũng hết tiểu buốt, tiểu rắt…
Cũng nghe mấy chị công ty nhắc đến bác sĩ Phương mà không biết bác sĩ này có thực sự giỏi như vậy không hay là chỉ là tin đồn
Bác sĩ Phương giỏi thật đấy bạn, bác sĩ có kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực y học, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, Đóng góp cho nền y học. Đồng thời nhận được sự lời khen từ phía các đồng nghiệp trong ngành
Bạn ơi, thuốc này là thuốc viên chứ k cần sắc ak, cũng tiện nhỉ
Uk bạn thuốc bên này không cần sắc đâu, nói bác sĩ kê luôn cho loại viên với ngậm ấy cho tiện. Thuốc viên hoà Vs nước uống 2 lần mỗi ngày sau ăn, thuốc ngậm mỗi lần nửa muỗng cf, ngày 2-3 lần
Sao thuốc có 1 loại mà lúc uống lại tận mấy loại thế ạ. Uống thuốc này liệu có điều trị dứt điểm được bệnh viêm amidan không
Loại thuốc này có kết hợp 2,3 bài thuốc nhỏ có tác dụng bổ trợ cho quá trình trị bệnh đó bạn, nhờ vậy mới trị tận gốc và dứt điểm bệnh mà không ảnh hưởng đến cơ thể như thuốc kháng sinh mình vẫn dùng.
Thuốc kê theo đơn mà, một loại hay hai loại quan trọng gì, dùng có chênh nhau nhiều gì đâu, quan trọng là bạn dùng khỏi