Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, phổ biến nhất là trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 15. Khác với dạng cấp tính, viêm amidan mãn tính ở trẻ thường dai dẳng, khó chữa và tiềm ẩn không ít nguy cơ cho sức khỏe. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm amidan mãn tính?
Định nghĩa viêm amidan mãn tính ở trẻ
Viêm amidan mạn tính ở trẻ em được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm kéo dài của amidan khẩu cái, thường tái phát nhiều lần trong năm hoặc tồn tại các triệu chứng dai dẳng. Theo hướng dẫn của Viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ, trẻ được chẩn đoán viêm amidan mạn tính khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
Số lần viêm amidan cấp:
- Từ 7 lần trở lên trong vòng 1 năm.
- Từ 5 lần trở lên mỗi năm trong vòng 2 năm liên tiếp.
- Từ 3 lần trở lên mỗi năm trong vòng 3 năm liên tiếp.
Các triệu chứng kéo dài hoặc tái phát thường xuyên:
- Đau họng dai dẳng.
- Nuốt vướng, nuốt khó.
- Hơi thở hôi.
- Ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
- Sưng hạch bạch huyết vùng cổ.
Triệu chứng viêm amidan mãn tính ở trẻ em
Viêm amidan được chia thành ba loại, phụ thuộc vào tần suất xuất hiện các triệu chứng viêm amidan và thời gian kéo dài:
- Viêm amidan cấp tính: Các triệu chứng kéo dài từ 3 ngày đến 2 tuần.
- Viêm amidan tái phát: Bị viêm amidan nhiều lần trong một năm.
- Viêm amidan mãn tính: Các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần.
Những trẻ bị viêm amidan mãn tính có xu hướng liên tục:
- Đau họng
- Sưng amidan
- Miệng hôi
- Hạch cổ to và mềm
Ngoài ra, trẻ vẫn có thể gặp các triệu chứng như viêm amidan cấp, bao gồm:
- Đau đầu
- Biếng ăn
- Ăn không ngon miệng
- Đau tai
- Khó nuốt
- Sốt và ớn lạnh
- Giọng nói như bị bóp nghẹt
- Cứng cổ
Thông thường, viêm amidan cấp ở trẻ thường chỉ kéo dài vài ngày tới 2 tuần. Bệnh có thể tự khỏi hoặc điều trị dễ dàng bằng các phương pháp thông thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày hơn, rất có thể trẻ đã bị mắc viêm amidan mãn tính.
Nói cách khác, viêm amidan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng amidan kéo dài. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể hình thành các hốc nhỏ (crypts) trong amidan. Các hốc này chứa đầy vi khuẩn, lắng động các mảnh vụn thức ăn hoặc tế bào chết.
Nó có thể hình thành sỏi amidan. Sỏi này có thể chứa một lượng lớn sulfa, khi bị vỡ sẽ tỏa ra mùi trứng thối đặc trưng. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ viêm amidan hay bị hôi miệng. Chúng cũng có thể tạo cho người bệnh cảm giác bị vướng họng.
Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mãn tính
Virus, vi khuẩn, kháng kháng sinh và thay đổi chức năng miễn dịch đều có khả năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của viêm amidan mãn tính ở trẻ. Cụ thể:
Nhiễm khuẩn
- Vi khuẩn liên cầu: Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes) là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm amidan cấp tính ở trẻ em. Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm amidan cấp có thể tiến triển thành viêm amidan mạn tính.
- Các loại vi khuẩn khác: Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis... cũng có thể gây viêm amidan.
Nhiễm virus
- Adenovirus: Đây là loại virus thường gặp nhất gây viêm amidan ở trẻ em.
- Rhinovirus: Gây cảm lạnh thông thường, cũng có thể gây viêm amidan.
- Influenza virus: Gây bệnh cúm, cũng có thể kèm theo viêm amidan.
Yếu tố môi trường
- Ô nhiễm không khí: Tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại trong không khí làm tăng nguy cơ viêm amidan ở trẻ.
- Dị ứng: Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật... có thể dễ bị viêm amidan hơn.
- Khói thuốc lá: Trẻ sống trong môi trường có người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cao hơn, bao gồm cả viêm amidan.
Yếu tố cơ địa
- Hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ có hệ miễn dịch kém phát triển dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả viêm amidan.
- Cấu trúc amidan bất thường: Một số trẻ có cấu trúc amidan phì đại, có nhiều khe hốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus trú ngụ và gây viêm.
- Tiền sử gia đình: Trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị viêm amidan mạn tính cũng có nguy cơ cao hơn.
Trẻ bị viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm amidan mãn tính ở trẻ không quá nguy hiểm tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể, chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Về mặt xã hội, viêm amidan kéo dài và tái phát nhiều lần có thể gây nên sự khó chịu, mỏi mệt. Nó khiến trẻ khó ngủ, mất tập trung, ảnh hưởng tới quá trình học tập. Trẻ thậm chí phải nghỉ học và hạn chế các hoạt động vui chơi.
Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm amidan mãn tính ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng như:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan
- Biến chứng kế cận: Viêm xoang, viêm tai, viêm mũi, viêm thanh quản...
- Biến chứng xa: Viêm nội mạc, nổi hoặc viêm hạch, viêm cầu thận, viêm cân mạc hoại tử, sốt thấp khớp, sốt tinh hồng nhiệt...
Làm sao để chẩn đoán trẻ bị viêm amidan mãn tính?
Hỏi bệnh:
Tập trung vào tần suất viêm amidan cấp, các triệu chứng như đau họng, sốt, khó nuốt, hơi thở hôi, ngủ ngáy, sưng hạch cổ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khám lâm sàng:
- Quan sát amidan: Kích thước amidan (to hay nhỏ), màu sắc (đỏ, sung huyết), bề mặt amidan (có hốc mủ, giả mạc hay không), các bất thường khác (sẹo, dính).
- Sờ nắn vùng cổ: Đánh giá độ to, đau của các hạch bạch huyết vùng cổ.
- Khám họng và mũi: Kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm khác như viêm mũi xoang, viêm VA.
Xét nghiệm cận lâm sàng:
- Xét nghiệm công thức máu: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng (tăng bạch cầu).
- Test nhanh liên cầu khuẩn: Loại trừ nguyên nhân viêm amidan cấp do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.
- Nuôi cấy vi khuẩn từ dịch amidan: Xác định chính xác tác nhân gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
- Chụp X-quang sọ nghiêng: Đánh giá kích thước VA, tình trạng tắc nghẽn đường thở trên.
- Nội soi tai mũi họng: Quan sát chi tiết amidan và các cấu trúc lân cận.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Viêm amidan mạn tính được chẩn đoán khi trẻ có tiền sử viêm amidan cấp tái diễn nhiều lần trong năm (thường trên 5 lần) hoặc các triệu chứng dai dẳng như:
- Hơi thở hôi kéo dài.
- Sưng hạch bạch huyết cổ.
- Amidan to, có hốc mủ hoặc giả mạc.
- Ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
Đối tượng trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao
- Trẻ có tiền sử viêm amidan cấp tái phát nhiều lần: Tổn thương niêm mạc amidan do viêm cấp tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm mạn tính.
- Trẻ có cấu trúc amidan bất thường: Amidan quá to hoặc có nhiều khe, hốc sâu dễ tích tụ vi khuẩn, gây viêm nhiễm.
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm: Khói bụi, hóa chất độc hại hoặc tiếp xúc với người bệnh làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên.
- Trẻ có sức đề kháng yếu: Trẻ suy dinh dưỡng, mắc bệnh mãn tính có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng kém: Vi khuẩn trong khoang miệng dễ lây lan sang amidan gây viêm.
- Yếu tố di truyền: Trẻ có người thân bị viêm amidan mạn tính có nguy cơ cao hơn.
Trẻ bị viêm amidan mãn tính phòng ngừa thế nào?
- Cho trẻ ăn chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và bổ dưỡng.
- Tập cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng nước muối 2 lần trong ngày.
- Cha mẹ nên tạo cho con môi trường sống không có khói thuốc lá, hạn chế cho trẻ tới những nơi nhiều khói thuốc.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục buổi sáng, hoạt động ngoài trời và tắm nắng sớm.
- Dạy con rửa tay sạch sau khi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi vui chơi…
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc tới những nơi công cộng.
- Tránh cho trẻ tới những môi trường có khả năng lây nhiễm cao, như bệnh viện, phòng khám hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh hoặc chuyển mùa.
Khi nào trẻ cần khám bác sĩ?
Triệu chứng trở nặng:
- Sốt cao trên 38.5 độ C kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.
- Đau họng dữ dội khiến trẻ khó nuốt, bỏ ăn, bỏ bú.
- Khó thở, ngủ ngáy, thậm chí ngưng thở khi ngủ do amidan sưng to.
- Hơi thở hôi.
- Hạch bạch huyết ở cổ sưng to, ấn đau.
- Xuất hiện các triệu chứng khác như đau tai, đau đầu, mệt mỏi.
Dấu hiệu biến chứng nguy hiểm:
- Áp xe quanh amidan sưng to một bên amidan, đau dữ dội, khó há miệng.
- Viêm khớp, viêm thận gây đau khớp, sưng khớp, tiểu ít, tiểu buốt.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn với triệu chứng sốt kéo dài, mệt mỏi, da xanh xao.
- Các biến chứng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi.
Hướng điều trị cho bé bị viêm amidan mãn tính
Đối với viêm amidan mãn tính nói riêng và viêm amidan ở trẻ nói chung, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là đảm bảo giữ nước cho con và kiểm soát cơn đau. Sau đó mới tiến hành chữa bệnh tận gốc với những biện pháp sau:
Tây y dứt điểm nhanh triệu chứng bệnh
Việc điều trị viêm amidan mạn tính ở trẻ em bằng Tây y thường tập trung vào kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:
Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc tân dược):
Kháng sinh:
- Chỉ định: Được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ ràng, như sốt cao, amidan sưng đỏ, đau họng dữ dội.
- Lựa chọn kháng sinh: Thông thường là nhóm beta-lactam (penicillin, amoxicillin...) hoặc macrolid (azithromycin, clarithromycin...) tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tiền sử dị ứng của trẻ.
Thuốc giảm đau, hạ sốt:
- Chỉ định: Giúp giảm các triệu chứng khó chịu như sốt, đau họng.
- Lựa chọn: Paracetamol hoặc ibuprofen thường được sử dụng ở trẻ em.
Thuốc chống viêm:
- Chỉ định: Giúp giảm viêm, phù nề amidan, từ đó giảm đau và khó chịu.
- Lựa chọn: Thường là nhóm corticosteroid dạng xịt họng hoặc uống.
Thuốc súc họng, vệ sinh mũi:
- Chỉ định: Giúp làm sạch khoang miệng, họng, giảm bớt vi khuẩn, virus và giảm triệu chứng.
- Lựa chọn: Nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
Điều trị ngoại khoa (cắt amidan):
- Nạo VA: Cắt bỏ VA (dân gian gọi là nạo amidan) là thủ thuật loại bỏ VA quá phát, thường được chỉ định khi VA gây bít tắc đường thở, ngủ ngáy, viêm tai giữa tái phát nhiều lần, viêm amidan mạn tính...
- Cắt amidan: Cắt bỏ amidan được xem xét khi trẻ bị viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần (từ 5-7 lần/năm) mặc dù đã điều trị nội khoa tích cực, hoặc có biến chứng như áp xe amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
Tây y điều trị viêm amidan mạn tính ở trẻ có ưu điểm là tác dụng nhanh, kiểm soát triệu chứng, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng.
Tuy nhiên, nhược điểm là nguy cơ kháng kháng sinh, tác dụng phụ (rối loạn tiêu hóa, dị ứng) và không giải quyết triệt để nguyên nhân. Việc sử dụng thuốc Tây y cần được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chỉ định và theo dõi chặt chẽ.
Mẹo dân gian tại nhà cải thiện triệu chứng bệnh
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số mẹo dân gian từ thảo dược có thể được sử dụng như liệu pháp hỗ trợ, giúp giảm nhẹ triệu chứng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị chính thống.
- Súc họng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nhẹ, giúp làm sạch khoang miệng và họng, giảm sưng viêm tại amidan. Pha loãng muối với nước ấm theo tỷ lệ 0.9% và hướng dẫn trẻ súc họng nhiều lần trong ngày.
- Sử dụng mật ong: Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa và có tính kháng khuẩn tự nhiên. Cho trẻ ngậm một thìa cà phê mật ong nguyên chất hoặc pha loãng với nước ấm để uống, giúp giảm đau rát họng và hỗ trợ làm lành niêm mạc amidan.
- Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng kháng viêm, giảm đau và an thần nhẹ. Hãm một ít hoa cúc khô với nước sôi, để nguội và cho trẻ uống trong ngày.
- Ngậm gừng tươi: Gừng có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm và long đờm. Thái lát mỏng gừng tươi, thêm một chút muối và cho trẻ ngậm từ từ.
- Dùng lá húng chanh: Lá húng chanh chứa tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh. Giã nát lá húng chanh, thêm một chút đường phèn và hấp cách thủy. Cho trẻ uống nước này để giảm viêm nhiễm và giảm ho.
- Sử dụng rau diếp cá: Rau diếp cá có tính mát, kháng viêm và giải độc. Có thể giã nát rau diếp cá, thêm một chút muối và vắt lấy nước cốt cho trẻ uống hoặc sử dụng rau diếp cá để chế biến các món ăn hằng ngày.
Bài thuốc Đông y trị viêm amidan
E ngại những tác dụng phụ của thuốc Tây, nhiều cha mẹ đã tìm tới Đông y với hy vọng có thể chữa khỏi viêm amidan mãn tính cho con theo cách tự nhiên nhất. Dù hiệu quả chậm và không dễ uống do hương vị hăng nồng, các bài thuốc Đông y vẫn được đánh giá cao bởi tác dụng “chậm mà chắc”.
Đông y chữa viêm amidan từ gốc rễ. Đồng thời, các bài thuốc còn tăng cường sức khỏe tổng thể một cách an toàn, không tác dụng phụ.
Một số bài thuốc Đông y:
- Bài thuốc uống: Chuẩn bị 12gr ngưu bàng tử, 12gr hoàng cầm, 10gr bạc hà, 10gr cát cánh, 16gr kim ngân hoa, 14gr liên kiều, 8gr hoàng liên. Sắc các vị thuốc với 6 bát nước tới khi chỉ còn một nửa. Cho trẻ uống thuốc này 3 lần/ngày.
- Bài thuốc súc miệng: Chuẩn bị bạc hà, kim ngân hoa, dã cúc hoa, bắc sa sâm, thổ phục linh và cam thảo. Cho các vị thuốc vào ấm, sắc với 600ml nước tới khi còn một nửa. Dùng nước thuốc để ngậm và súc miệng nhiều lần mỗi ngày.
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm nền tảng Đông y giúp trị viêm amidan dạng viên uống, viên ngậm, nước thuốc sắc đóng chai hoặc túi, siro… Cha mẹ có thể tìm mua thuốc Đông y dạng này để điều trị viêm amidan cho trẻ.
Đông y điều trị viêm amidan mạn tính ở trẻ bằng thảo dược tự nhiên, lành tính, ít tác dụng phụ, phù hợp với cơ địa trẻ nhỏ. Ngoài giảm viêm, Đông y còn bồi bổ khí huyết, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian điều trị dài, hiệu quả chậm hơn Tây y và việc sắc thuốc khá mất công. Cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.
Dược liệu hỗ trợ cải thiện viêm amidan mãn tính
Việt Nam với điều kiện thiên nhiên khí hậu đa dạng, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn dược liệu phong phú, đa dạng. Đây là nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng các bài thuốc dân gian và y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có viêm amidan mạn tính ở trẻ em.
Ngày nay, bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, sử dụng dược liệu tự nhiên đang trở thành xu hướng được nhiều cha mẹ quan tâm.
Với trẻ nhỏ, việc sử dụng dược liệu không chỉ giúp giảm triệu chứng viêm amidan mạn tính như đau rát họng, khó nuốt, sốt... mà còn tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác.
Ngoài ra, ưu điểm vượt trội của dược liệu là tính an toàn, lành tính, phù hợp với cơ địa nhạy cảm của trẻ nhỏ. Khi sử dụng đúng cách và liều lượng, dược liệu ít gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Một số dược liệu quý hỗ trợ điều trị viêm amidan mạn tính ở trẻ như:
- Cúc lục lăng
- Xuyên tâm liên
- Kim ngân hoa
- Bồ công anh
Viêm amidan mạn tính ở trẻ cần được quan tâm đúng mức để tránh biến chứng. Nhận biết sớm dấu hiệu và đưa trẻ đi khám kịp thời là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh việc điều trị, cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng, vệ sinh và tiêm phòng đầy đủ. Hãy cùng chăm sóc để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.
Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:
- Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
- Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
- Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.
Cắt amidan có thể gây đau hoặc không, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật.
- Phương pháp truyền thống: Gây đau trong 2-3 ngày sau phẫu thuật và có thể chảy máu trong và sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Không gây đau đớn, chỉ có cảm giác đau râm ran sau vài tiếng phẫu thuật.
Thời gian hết đau cũng tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật:
- Phương pháp truyền thống:Đau âm ỉ 1-2 ngày sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Đau kéo dài khoảng 3-4 tiếng sau phẫu thuật.
Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
- Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
- Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
- Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...
Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Thông thường, thời gian phục hồi trung bình sau khi cắt amidan dao động từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, khả năng hồi phục sau quá trình phẫu thuật của mỗi người bệnh đều khác nhau. Cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh...
Cắt amidan là một can thiệp ngoại khoa đơn giản, thường được chỉ định trong trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc gây ra biến chứng nghiêm trọng. Việc quyết định cắt amidan cho người lớn cần dựa vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!