Viêm amidan hốc mủ là một trong những thể bệnh viêm amidan mạn tính. Không những dai dẳng, gây nhiều triệu chứng khó chịu như ho, đau họng, hôi miệng… bệnh còn có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ viêm amidan hốc mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Có nên cắt không? Đâu là nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất?
Viêm amidan hốc mủ là gì?
Amidan nằm ở hai bên thành họng, có nhiệm vụ ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus, bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Đây là bộ phận có cấu trúc nhiều khe hốc, nằm ở ngã ba hầu họng vì vậy rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Bệnh viêm amidan hốc mủ là một dạng quá phát của viêm amidan mãn tính. Đây là hiện tượng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày, tạo thành mủ trong các khe, hốc và hình thành nên các khối bã đậu có màu trắng, vón cục.
Bệnh lý này có thể xuất hiện ngẫu nhiên ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 – 10.
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ
Viêm hốc mủ có chung các triệu chứng như của viêm amidan cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, bệnh lý này còn đặc trưng bởi những dấu hiệu điển hình sau:
- Đau rát họng: Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu vì họng bị đau rát, ngứa và có cảm giác muốn khạc nhổ. Phản xạ này vô hình chung làm amidan thêm tổn thương.
- Xuất hiện mủ trắng hoặc xanh: Khi viêm amidan có mủ mới khởi phát, mủ thường có màu trắng. Tuy nhiên nếu để lâu không chữa khỏi thì mủ sẽ chuyển sang xanh kèm theo mùi hôi khó chịu. Triệu chứng này khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Thường xuyên có đờm: Tình trạng này khiến người bệnh thường hắng giọng, khạc nhổ, khi ngủ thở khò khè. Với trẻ nhỏ, bé có thể khò khè ngay cả khi thức.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao: Những lúc tình trạng viêm bùng phát, người bệnh có thể bị sốt cao lên tới 40 độ, thường sốt về đêm nhiều hơn.
- Triệu chứng khác: Người bệnh bị viêm amidan có mủ còn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn,…
Nguyên nhân gây bệnh amidan hốc mủ
Viêm amidan mủ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân từ khách quan tới chủ quan. Theo các chuyên gia y tế, dưới đây là những yếu tố chính dẫn đến căn bệnh này:
Nguyên nhân chủ quan
- Do người bệnh không điều trị bệnh amidan cấp tính kịp thời khiến bệnh trở thành mãn tính, tạo mủ.
- Lười vệ sinh, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, lây nhiễm.
- Thường xuyên sử dụng thực phẩm không lành mạnh, các chất kích thích tác động trực tiếp đến vùng họng, phá bỏ cấu trúc, chức năng kháng bệnh cơ quan hô hấp.
Nguyên nhân khách quan
- Việc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm, khói bụi, chất hóa học,… cũng có thể gây viêm amidan hốc mủ.
- Thời tiết thay đổi liên tục, thời điểm giao mùa,… nếu không chăm, sóc bảo vệ vùng họng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh amidan.
- Cấu tạo vùng họng khác biệt, quá nhiều khe rãnh,… tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công.
- Do các bệnh lý tai mũi họng khác: Tai – Mũi – Họng là các cơ quan liên thông. Vì vậy chỉ cần một trong các bộ phận này bị viêm nhiễm thì virus, vi khuẩn tại vùng bị viêm rất dễ xâm nhập sang các cơ quan khác và gây bệnh. Do đó, khi mắc phải bất kỳ bệnh lý mũi, họng nào, người bệnh cũng nên sớm thăm khám, chữa trị dứt điểm.
Bệnh có nguy hiểm không?
Trả lời cho câu hỏi, bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT Hà Đông cho biết: “Không chỉ gây ra hiện tượng ho, đau họng, mệt mỏi, sốt, hôi miệng, amidan hốc mủ còn dễ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy người bệnh cần sớm điều trị bệnh dứt điểm, tránh để bệnh tái phát và trở nặng”.
Cụ thể, dưới đây là những biến chứng mà viêm amidan hốc mủ có thể gây ra:
- Biến chứng tại chỗ: Ảnh hưởng gần nhất của viêm amidan là gây ra nhiễm trùng, áp xe amidan khiến người bệnh sốt, mệt mỏi, đau họng… Hiện tượng này thường xảy ra trong khoảng từ 5 – 7 ngày sau khi phát bệnh.
- Biến chứng gần: Vi khuẩn, virus khu trú tại vùng amidan bị viêm có thể tấn công sang các khu vực lân cận, từ đó gây ra các bệnh viêm đường hô hấp trên, dưới như: Viêm họng, viêm họng hạt, viêm mũi, viêm phế quản, viêm thanh quản hay viêm phổi…
- Biến chứng toàn thân: Nếu tình trạng viêm tại amidan không được khắc phục kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng toàn thân như nhiễm trung máu, phù mặt, viêm thận, viêm khớp, suy tim… Những nguy cơ này đều rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nên cần được xử lý kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm amidan hốc mủ
Khám lâm sàng:
- Quan sát: Tìm kiếm dấu hiệu amidan sưng to, đỏ, có mủ trắng/vàng trong hốc mủ.
- Sờ họng: Kiểm tra độ mềm/cứng của amidan, xem có đau khi ấn hay không.
- Khám hạch cổ: Xem có hạch cổ sưng to hay không.
Các xét nghiệm:
- Xét nghiệm họng: Lấy mẫu dịch amidan để xét nghiệm vi khuẩn/virus.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá mức độ nhiễm trùng, xác định nguyên nhân (vi khuẩn/virus).
- Chụp X-quang/CT/MRI: Tìm biến chứng (áp xe quanh amidan).
Tiêu chí chẩn đoán:
- Dấu hiệu viêm amidan.
- Triệu chứng (đau họng, sốt, khó nuốt, sưng hạch cổ).
- Kết quả xét nghiệm.
- Loại trừ các nguyên nhân khác.
Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm họng do virus/vi khuẩn.
- Viêm họng liên cầu khuẩn.
- Áp xe quanh amidan.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ sau:
Trẻ em:
- Trẻ từ 3 đến 15 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cấu tạo amidan đặc biệt và thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh qua đường hô hấp.
- Trẻ có cơ địa dị ứng, suy giảm hệ miễn dịch, thường xuyên bị viêm họng, sổ mũi, cảm cúm... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Người lớn:
- Người có hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh lý như ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường, lupus...
- Người có tiền sử viêm amidan hốc mủ cấp tính lặp đi lặp lại (trên 5 lần/năm).
- Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá.
- Người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ, stress, căng thẳng...
Một số yếu tố nguy cơ khác:
- Tiền sử gia đình: Nếu có người thân trong gia đình từng mắc viêm amidan hốc mủ, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
- Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, dị ứng bụi nhà, dị ứng phấn hoa... dễ bị viêm amidan hốc mủ hơn.
- Việc sử dụng corticosteroid đường uống kéo dài: Sử dụng corticosteroid đường uống trong thời gian dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công amidan.
Phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ hiệu quả
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, vệ sinh răng miệng, mũi họng, che miệng khi ho/hắt hơi, tránh tiếp xúc người bệnh.
- Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống hợp lý, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng.
- Tránh các yếu tố kích thích: Khói thuốc lá, rượu bia, môi trường ô nhiễm, sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Sử dụng thuốc dự phòng (nếu cần thiết) và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Sốt cao trên 38.5°C kéo dài: Sốt cao là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng, cần được điều trị y tế kịp thời.
- Đau họng dữ dội: Đau họng khiến người bệnh khó nuốt, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt.
- Khó thở: Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng đến các cơ quan hô hấp khác như thanh quản, khí quản.
- Sưng tấy, chảy mủ nhiều ở amidan: Sưng tấy, chảy mủ nhiều là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng, có nguy cơ lan rộng.
- Hơi thở hôi thối: Hơi thở hôi thối do sự tích tụ mủ và vi khuẩn trong các hốc mủ trên amidan.
- Mệt mỏi, uể oải: Viêm nhiễm khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Đau nhức các vùng xung quanh: Đau nhức có thể lan đến tai, hàm, cổ, khiến người bệnh khó chịu.
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác: Nổi hạch cổ, phát ban, nhức đầu, thay đổi thị lực...
Ngoài ra, người bệnh viêm amidan hốc mủ cũng nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Triệu chứng không cải thiện sau 3-5 ngày điều trị tại nhà.
- Tái phát nhiều lần.
- Có yếu tố nguy cơ cao như hệ miễn dịch yếu, mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý tự miễn...
Phác đồ điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ
Điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ cũng giống như các bệnh lý hô hấp khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào người bệnh, kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính được áp dụng phổ biến như:
Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ
Thuốc Tây y là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng đau, rát,… tạo cảm giác thoải mái chỉ sau 1 – 3 lần sử dụng. Một số loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ chủ yếu là:
- Thuốc giảm viêm: Thuốc có tác dụng giảm nhanh tình trạng viêm, sưng, điển hình như: Lysopaine, Zinnat,…
- Thuốc kháng sinh: Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều có công dụng ức chế sự hình thành, phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc giảm đau: Các thuốc thường được chỉ định là thuốc hạ sốt, trị ho, đau rát,…
- Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ: Loại thuốc này có công dụng đặc trị chuyên sâu triệu chứng bệnh, tiêu giảm tình trạng viêm, mủ.
- Thuốc vitamin: Chủ yếu là vitamin C, D giúp phục hồi cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
- Liệu pháp ngoại khoa: Chủ yếu thực hiện phẫu thuật, cắt bỏ amidan. Phương pháp này tuy có thể trị dứt điểm bệnh nhưng dễ gây biến chứng, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, người bị máu đông,…
Ưu điểm: Mang lại hiệu quả nhanh chóng nhờ kháng sinh và thuốc kháng viêm, kiểm soát nhiễm trùng và giảm triệu chứng đau, sốt.
Nhược điểm: Lạm dụng kháng sinh có thể gây kháng thuốc, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Chưa thể giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, dẫn đến khả năng tái phát cao. Tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của amidan.
Mẹo chữa viêm amidan có mủ tại nhà
Trong trường hợp này, các bài thuốc dân gian tại nhà tuy không có tác dụng điều trị nhưng có thể hỗ trợ thêm, giúp việc điều trị sớm dứt điểm, đạt hiệu quả nhanh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi phối hợp điều trị với một trong số những bài thuốc dân gian sau:
- Bài thuốc trị viêm amidan từ lá hẹ: Để phát huy được tác dụng của lá hẹ bạn nên kết hợp sử dụng với gừng. Theo đó, dùng 2 nguyên liệu đã chuẩn bị đêm hấp thủy trong khoảng 7 – 10 phút rồi đem sử dụng.
- Rau diếp cá: Bài thuốc rau diếp cá là bài thuốc được áp dụng thường xuyên bởi cách làm đơn giản lại cho hiệu quả nhanh. Bạn nên giã nát thảo dược và lấy nước cốt uống mỗi ngày.
- Mật ong với tỏi: Bạn chỉ cần dập nát tỏi sau đó bỏ ngâm cùng mật ong và đem sử dụng mỗi ngày.
- Nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý làm sạch răng miệng, sát khuẩn ít nhất 2 – 3 lần/ ngày.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, chi phí thấp và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, quen thuộc.
Nhược điểm: Có thể gây phản ứng phụ hoặc tương tác thuốc, không phù hợp với mọi thể trạng người bệnh và tiềm ẩn nguy cơ làm bệnh nặng thêm nếu không được điều trị kịp thời bằng phương pháp y học hiện đại.
Bài thuốc Đông y điều trị viêm amidan hốc mủ
Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng Đông y tập trung vào các nguyên tắc: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, và nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Bài thuốc Thanh hầu bổ phế:
- Thành phần: Huyền sâm, Mạch môn, Sơn đậu căn, Liên kiều, Cát cánh, Ngưu bàng tử mỗi loại 10g Cam thảo, Bạc hà mỗi loại 5g.
- Cách sắc: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc với 600ml nước. Sắc đến khi cạn còn khoảng 200ml nước thì dừng lại. Chia thành 2-3 lần uống trong ngày, sau khi ăn no.
- Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi họng, tiêu viêm, giảm sưng đau.
- Đối tượng sử dụng: Viêm amidan hốc mủ do phong nhiệt, phế vị nhiệt độc.
Bài thuốc Bát vị địa hoàng hoàn gia vị:
- Thành phần: Thục địa 20g; Sơn thù du, Sơn dược, Hoài sơn mỗi loại 15g, Đan bì, Mẫu đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Huyền sâm, Mạch môn mỗi loại 10g; Xuyên khung 6g, Bạc hà 5g.
- Cách sắc: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc với 800ml nước. Sắc đến khi cạn còn khoảng 300ml nước thì dừng lại. Chia thành 2-3 lần uống trong ngày, sau khi ăn no.
- Công dụng: Tư âm bổ thận, thanh nhiệt tiêu viêm, lợi họng.
- Đối tượng sử dụng: Viêm amidan hốc mủ do can thận âm hư.
Bài thuốc dùng ngoài:
- Ngậm: Sử dụng các vị thuốc như hoàng liên (5g), bồ công anh (10g), thanh đại (10g), kim ngân hoa (10g)... Sắc lấy nước đặc, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
- Xông hơi: Sử dụng các loại thảo dược như kinh giới (20g), tía tô (20g), bạc hà (10g), húng chanh (10g)... Đun sôi với khoảng 1 lít nước. Xông hơi vùng mũi họng trong 10-15 phút.
Ưu điểm: Lành tính, an toàn, ít tác dụng phụ, đặc biệt phù hợp với trẻ em và người có cơ địa nhạy cảm. Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể toàn diện, hạn chế bệnh tái phát.
Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài, đòi hỏi người bệnh kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ. Hiệu quả điều trị cũng có thể chậm hơn so với Tây y, đặc biệt trong trường hợp viêm amidan cấp tính nặng, nhiễm trùng lan rộng.
Dược liệu
Trong y học cổ truyền, nhiều dược liệu được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm amidan hốc mủ nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm... Dưới đây là một số nhóm dược liệu tiêu biểu:
- Kháng khuẩn: Các dược liệu như hoàng liên, kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều... có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trong các hốc mủ.
- Kháng viêm: Các dược liệu như nhũ hương, mộc dược, huyền sâm, mạch môn... có tác dụng giảm sưng tấy, giảm đau nhức, hỗ trợ phục hồi tổn thương do viêm nhiễm.
- Thanh nhiệt, giải độc: Các dược liệu như thanh đại, trạch tả, hoàng bá, liên kiều... giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, giảm các triệu chứng như sốt, miệng đắng, hôi miệng.
- Tiêu đờm: Các dược liệu như bồ công anh, cát cánh, mạch môn... giúp tiêu tan đờm, giảm ho khan, nghẹt mũi.
Những kiến thức mà bài viết chia sẻ về bệnh viêm amidan hốc mủ chắc chắn sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp, đẩy lùi căn bệnh, mang lại kết quả cao. Đồng thời, có thể thay đổi nhận thức, sự hiểu biết của quý độc giả dành đối với căn bệnh này, từ đó chủ động biện pháp phòng, chống hiệu quả.
Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.
Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Cắt amidan có thể gây đau hoặc không, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật.
- Phương pháp truyền thống: Gây đau trong 2-3 ngày sau phẫu thuật và có thể chảy máu trong và sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Không gây đau đớn, chỉ có cảm giác đau râm ran sau vài tiếng phẫu thuật.
Thời gian hết đau cũng tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật:
- Phương pháp truyền thống:Đau âm ỉ 1-2 ngày sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Đau kéo dài khoảng 3-4 tiếng sau phẫu thuật.
Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:
- Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
- Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
- Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.
Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
- Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
- Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
- Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...
Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Thông thường, thời gian phục hồi trung bình sau khi cắt amidan dao động từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, khả năng hồi phục sau quá trình phẫu thuật của mỗi người bệnh đều khác nhau. Cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh...
Cắt amidan là một can thiệp ngoại khoa đơn giản, thường được chỉ định trong trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc gây ra biến chứng nghiêm trọng. Việc quyết định cắt amidan cho người lớn cần dựa vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!