Bị viêm xoang có gây khó thở không, tác hại và cách điều trị thế nào luôn là câu hỏi được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho người bệnh vấn đề khó thở của viêm xoang cũng như các tác hại nguy hiểm nếu không được điều trị viêm xoang kịp thời.
Bị viêm xoang có gây khó thở không?
Với căn bệnh viêm xoang, nhất là viêm xoang mãn tính, khó thở vốn là biểu hiện bình thường. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghẹt mũi, khó thở là do ổ dịch đặc của xoang mũi tràn vào hốc mũi dẫn đến khó thở. Bên cạnh đó, triệu chứng viêm xoang mũi gây khó thở là tình trạng rất dễ gặp nên người bệnh thường mất cảnh giác với nó.
Ở những người bị mắc viêm xoang, người bệnh luôn cảm thấy khó thở về đêm. Bởi vào khoảng thời gian này, nhiệt độ sẽ thấp và lạnh hơn. Cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng với tác nhân giảm nhiệt độ gây nên ngột ngạt, ách tắc ở mũi và dẫn đến khó thở.
Bên cạnh đó, tư thế nằm ngủ cũng tác động một phần đến tình trạng này. Việc người bệnh nằm ngửa hoặc gối đầu thấp khiến cho nước mũi và dịch nhầy trong xoang bị chảy ngược xuống phần họng gây cản trở, ách tắc đường thở của người bệnh.
Chính vì vậy, lượng oxy được hít vào không cung cấp đủ tới phổi gây ra tình trạng khó thở và đau tức ngực thậm chí là tê buốt người, tứ chi.
Như vậy, với vấn đề bị viêm xoang nặng có gây khó thở không thì đáp án của nó là có và người bệnh luôn cảm thấy khó thở, mệt mỏi mỗi khi bệnh viêm xoang tái phát.
Tác hại của khó thở do viêm xoang gây ra
Viêm xoang gây khó thở nếu không kịp thời được chẩn đoán, điều trị, có thể gây nên những biến chứng xấu như:
Gây polyp mũi
Khi bị viêm xoang, lượng dịch nhầy và mật độ vi khuẩn trong nhầy gia tăng đột biến. Theo luồng không khí ra vào, mũi phải hoạt động liên tục làm cho khối polyp mũi vô tình làm cản trở sự lưu thông của dịch mũi cũng như không khí đi vào.
Dịch nhầy của người viêm xoang vốn dĩ đã chứa lượng vi khuẩn rất lớn lại không chảy được ra ngoài. Sau một thời gian tích tụ trong hốc xoang mũi, chúng ngày càng đặc lại.
Vi khuẩn sẽ tấn công lớp niêm mạc xoang và niêm mạc mũi nghiêm trọng hơn dẫn đến nhiễm trùng gây polyp mũi, từ đó có thể phát triển thành bệnh viêm xoang cấp tính.
Nếu không tìm cách giải quyết, bệnh nhân bị viêm xoang ngạt mũi sẽ chuyển sang mãn tính và phải sống chung với bệnh suốt đời.
Loạn cảm họng
Đây là một biến chứng do viêm xoang gây ra khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Loạn cảm họng là triệu chứng rối loạn cảm giác vùng họng và thường bị nhầm lẫn với một số triệu chứng viêm đường hô hấp đơn giản khác như viêm amidan, viêm họng,…
Người bệnh viêm xoang khó thở khi bị loạn cảm họng sẽ thường cảm thấy khó chịu ở họng như vướng mắc như bị hóc xương, cảm giác đau nhức và nghẹn.
Tuy nhiên, cảm giác vướng mắc cổ họng này người mắc bệnh chỉ cảm nhận thấy khi nuốt nước bọt suông, còn khi ăn hay uống lại hoàn toàn bình thường. Khi bệnh nhân đi khám, thường sẽ không nhận thấy tổn thương gì ở họng nên được gọi chung là loạn cảm họng.
Biến chứng viêm họng
Viêm xoang gây khó thở, viêm xoang không thở được có thể dẫn tới viêm họng do mủ mũi chảy trực tiếp xuống cổ họng. Người bệnh khi đó thường khịt mũi, hít phần dịch mũi xuống họng nên rất dễ gây viêm họng.
Bên cạnh đó, hiện tượng khó thở bằng mũi khiến cho bệnh nhân thở bằng miệng để hít khí oxy. Không khí đi qua miệng không được làm ẩm, lọc bẩn như đi qua mũi sẽ gây khô rát họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp.
Ngoài ra, với tình trạng viêm xoang cấp tính dịch nhầy, mủ sẽ xuất hiện thường xuyên và chảy nhiều xuống cổ họng gây viêm nhiễm ở đây. Nó gây cảm giác buồn, ngứa cổ khiến người bệnh cố khạc nhổ nhiều để có thể đào thải được dịch đờm ra ngoài gây đau rát họng, từ đó dẫn đến viêm họng.
Đối với viêm xoang mãn tính, dịch nhầy nhiều hơn và chảy xuống họng lâu ngày có thể gây viêm amidan, cổ họng bị ngứa, đau rát và có mùi hôi và lâu dần dẫn đến viêm họng hạt rất khó chịu và nguy hiểm hơn.
Viêm thanh quản
Vấn đề bị viêm xoang có gây khó thở không khiến không ít người mắc phải cảm thấy lo lắng. Nhất là bệnh khi bị kéo dài, lâu ngày còn làm tăng nguy cơ bị mắc viêm thanh quản.
Khi chuyển biến từ viêm xoang mũi sang viêm thanh quản, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng cụ thể như:
- Giọng nói không trong
- Tiếng bị khàn đục
- Hát không độ vang, mất tiếng
- Nhanh bị mệt mỏi
- Ho có đờm,…
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên khi đang bị viêm xoang mũi, người bệnh nên đi khám ngay để ngừa biến chứng viêm thanh quản nguy hiểm.
Viêm tai giữa
Ngoài các triệu chứng trên, viêm xoang nghẹt mũi có khó thở còn gây biến chứng viêm tai giữa. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ bị viêm xoang và thường mắc phải khi ở giai đoạn đầu của bệnh.
Bởi, phần tai và phần mũi xoang thông nhau nên khi mắc phải viêm xoang cũng rất dễ kéo theo các tình trạng viêm khác như viêm tai. Đặc biệt, phần tai giữa lại tiếp xúc gần nhất với các dịch mũi có chứa vi khuẩn nên tình trạng viêm tai giữa khi trẻ bị viêm xoang rất dễ xuất hiện.
Bên cạnh đó ở trẻ nhỏ, phần ống nối giữa tai và các xoang thường nằm ngang, chiều dài các ống dẫn cũng ngắn hơn nên trẻ nhỏ dễ viêm nhiễm tai hơn ở người lớn.
Viêm xoang mũi gây khó thở đi kèm triệu chứng viêm tai giữa sẽ làm trẻ bị đau nhức cả tai, mũi, họng nên rất quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi. Vì vậy, khi trẻ bị viêm xoang cha mẹ cần theo dõi đến tình trạng của con thường xuyên hơn.
U lành thanh quản
Ngoài việc lo lắng bị viêm xoang có gây khó thở không thì triệu chứng u lành thanh quản của bệnh viêm xoang cũng rất cần chú ý.
Khó thở kéo dài do viêm xoang gây ra còn có khả năng gây biến chứng thanh quản, dẫn đến tình trạng u lành thanh quản. Bệnh hay xảy ra nhất ở những đối tượng phải thường xuyên nói nhiều như MC, giáo viên, ca sĩ…
Mặc dù là u lành không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng, làm việc không hiệu quả hoặc không thể tiếp tục công việc.
Cách điều trị viêm xoang gây khó thở
Để tránh tình trạng viêm xoang mũi khó thở trở nên tồi tệ hơn, người bệnh có thể tham khảo 5 cách điều trị viêm xoang tại nhà hiệu quả như sau:
Xông hơi bằng nước nóng
Xông hơi là phương pháp điều trị viêm xoang tại nhà hiệu quả mà an toàn được nhiều người bệnh lựa chọn. Đây cũng là cách giúp đẩy lùi viêm xoang có gây khó thở mà người bệnh có thể thực hiện ngay, rất đơn giản.
Cách thực hiện bài thuốc xông chữa viêm xoang cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 1 chén nước nóng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn, dầu tràm (nếu không có có thể thay thế bằng một vài lát gừng), 1 chiếc khăn lớn (hoặc 1 chiếc phễu)
- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn, bạch hà, dầu tràm ( vài lát gừng) vào chén nước nóng (nước vừa sôi). Khi xông, người dùng đưa chén nước lại gần mũi, trùm kín bằng khăn lớn và từ từ hít hơi nóng từ hơi nước có chứa tinh dầu trong chén tỏa ra. Hoặc dùng phễu úp vào chén nước (lúc này không nên để nước quá nóng) rồi áp mũi và đầu nhỏ phễu và hít từ từ.
Hơi ấm từ hơi nước chứa tinh dầu đi vào ổ xoang mũi, giúp làm giảm đau rát, khó thở do viêm xoang gây ra. Việc dùng phễu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, tuy nhiên người dùng nên chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng hơi.
Bổ sung vitamin C tăng đề kháng
Theo nghiên cứu về dinh dưỡng, vitamin C là dưỡng chất thiết yếu quyết định đến khả năng miễn dịch của mỗi con người. Để bệnh viêm xoang gây khó thở nhanh chóng được đẩy lùi, người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin C thông qua những loại trái cây là các loại trái cây dạng tép múi như cam, quýt, bưởi,… ; các loại trái cây có vị chua như kiwi, xoài,…
Trong quá trình điều trị viêm xoang, ngoài sử dụng các phương pháp điều trị đúng cách, đúng liều lượng, người bệnh cũng cần đặc biệt tránh xa những tác nhân làm chuyển biến nặng viêm xoang như: phấn hoa, lông động vật, khói thuốc, bụi bẩn,… Luôn nhớ vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn gối thường xuyên để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn.
Ngoài ra, nhớ giữ ấm đường thở bằng cách đeo khẩu trang trước khi ra ngoài, mặc thêm áo ấm, quàng khăn,… khi có sự thay đổi của thời tiết, trời vào mùa đông để có thể phòng ngừa viêm xoang gây khó thở tái phát.
Dùng nước muối sinh lý
Nước muối là giải pháp an toàn hàng đầu giúp làm sạch mũi, diệt khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý sẽ giúp thông thoáng con đường trao đổi khí của hốc mũi. Nhờ đó mà hiện tượng tắc nghẽn mũi, ứ đọng dịch mũi bên trong các ổ xoang cũng tiêu giảm rõ rệt.
Để cải thiện vấn đề của câu hỏi bị viêm xoang có gây khó thở không, người bệnh sử dụng nước muối để điều trị bằng cách sau:
- Chuẩn bị: Nước muối sinh lý mua tại các hiệu thuốc hoặc nước muối tự pha (nồng độ khoảng 0,9% – pha khoảng 3 hạt muối trắng với 500ml nước)
- Cách thực hiện: Dùng nước muối nhỏ trực tiếp hoặc xịt sâu vào trong mũi, chúng sẽ giúp rửa sạch khoang mũi và loại bỏ chất nhầy, tiêu diệt khuẩn. Thực hiện liên tục ngày 2 lần (sáng, tối) sẽ giúp tình trạng khó thở do viêm xoang giảm rõ rệt. Nếu ổ xoang mũi bít tắc nhiều, người dùng có thể dùng nhiều hơn mỗi khi bị tắc nghẽn mũi.
Uống nhiều nước
Để không phải bồn chồn, lo lắng về bị viêm xoang có gây khó thở không, người bệnh nên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để làm ẩm vùng xoang, tránh đau rát. Theo khuyến cáo khoa học, mỗi người nên uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Để dễ uống, người bệnh có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây hoặc nước trà xanh rất tốt cho người bị viêm xoang. Các loại nước này vừa cung cấp năng lượng, vừa giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng. Người dùng có thể uống nước lọc, nước ép trái cây sẽ rất tốt nhưng không nên uống nước lạnh, nước đá vì sẽ làm tình trạng viêm xoang trở lên nặng hơn.
Lưu ý khi bị khó thở do viêm xoang
Với vấn đề bị viêm xoang có gây khó thở không, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị thì người bệnh cũng cần quan tâm việc thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học. Điều này sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị cũng như giúp đẩy lùi các triệu chứng.
Một số lưu ý được các bác sĩ chia sẻ sau đây để giảm bớt sự tắc nghẽn mà xoang gây ra mà người bệnh có thể tham khảo như:
- Tránh lây nhiễm nhiễm trùng đường hô hấp bằng cách hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng ho, cảm lạnh. Sử dụng máy lọc không khí nếu có điều kiện và luôn giữ gìn vệ sinh tai mũi họng, chân tay sạch sẽ.
- Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý và thực hiện rửa mũi mỗi ngày 2 lần để giúp thông thoáng ổ xoang mũi.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm và nhớ đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài và rửa tay nhiều lần bằng xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn.
- Viêm xoang kiêng ăn gì? Người bệnh cần tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn hay các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,… vì chúng được xếp vào nhóm tác nhân gây sưng màng của ổ xoang và mũi.
- Chú ý không cho tay lên ngoáy mũi, nhất là đối tượng trẻ nhỏ vì đây là con đường trực tiếp mang vi khuẩn xâm nhập sâu vào khoang mũi gây bệnh.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày như chạy bộ, đạp xe giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa các biến chứng của viêm xoang có gây khó thở.
- Thực hiện phương án điều trị theo khuyến cáo của các bác sĩ.
Như vậy, để không phải mất ăn mất ngủ về việc bị viêm xoang có gây khó thở không cùng các hệ quả mà nó đem lại, người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe và điều trị đúng cách, đúng liều lượng. Hãy chủ động thực hiện nghiêm túc việc điều trị theo đề xuất của bác sĩ và kết hợp các biện pháp phòng ngừa tại nhà giúp bệnh tình nhanh chóng được cải thiện. Hoặc có thể chủ động liên hệ chuyên gia y tế để được tư vấn thêm về các triệu chứng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!