Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng cấp j02 là bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi và dễ chuyển sang biến chứng nguy hiểm. Tình trạng bệnh khiến cho nhiều người lo lắng, và tìm mọi cách để điều trị. Tuy nhiên, để trị khỏi bệnh, trước hết phải hiểu rõ về nguyên nhân, tình trạng bệnh mới có thể sử dụng biện pháp điều trị đúng cách.

Viêm họng cấp j02 là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng cấp J02 là bệnh viêm cấp tính do liên cầu khuẩn gây ra, chủ yếu là các chủng vi khuẩn streptococcus thuộc nhóm A. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là trong mùa đông.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị J02 viêm họng cấp, tuy nhiên trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 15 tuổi thường có nguy có mắc cao và dễ xảy ra biến chứng nhất.

Viêm họng cấp J02 nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời RẤT NGUY HIỂM. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như sau:

  • Những trường hợp bệnh có bội nhiễm thì dễ dẫn đến biến chứng như viêm tai, viêm mũi hay viêm phế quản,...
  • Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ có thể gây biến chứng thấp tim do liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể sẽ phải phản ứng lại bằng cách sản xuất ra kháng thể và ảnh hưởng đến các cơ quan tim, khớp và thần kinh. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng và gây ra bệnh thấp tim.

viem-hong-cap-j02
Viêm họng cấp j02 là bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi

Ngoài ra, viêm họng cấp J02 có thể lây nhiễm dễ dàng từ người sang người qua các con đường sau:

  • Qua đường hô hấp: Hành động như hắt hơi, ho, nói chuyện lớn tiếng làm bắn dịch tiết ra ngoài khiến liên cầu khuẩn phát tán nhanh chóng.
  • Qua đường ăn uống: Sử dụng chung đồ dùng ăn uống như uống chung nước, dùng chung đũa, thìa… đây là con đường lây lan bệnh nhanh nhất.
  • Sử dụng chung vật dụng của người bệnh: Liên cầu khuẩn còn có thể lây lan khi người khỏe mạnh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng dính dịch tiết của người bệnh như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, chăn, gối,...

Bệnh viêm họng cấp này khi biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh cũng như mọi người xung quanh. Để ngăn chặn biến chứng, lây nhiễm, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh viêm họng cấp j02

Từ những nguyên nhân trên, các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây ra bệnh. Những dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh là:

viem-hong-cap-j02
Sưng, đau rát cổ họng là triệu chứng thường gặp khi bị bệnh

  • Người bệnh có dấu hiệu sốt cao từ 39 - 40 độ, bị tắc mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khàn giọng hay ho khan.
  • Amidan bị sưng to, hạch cổ sưng có bựa trắng như nước cháo phủ ngoài bề mặt.
  • Niêm mạc họng bị sưng, đỏ toàn bộ, có thể nhìn thấy rõ các mao mạch nổi.
  • Có dấu hiệu đau toàn thân: Đau đầu, mệt mỏi, đau cứng các cơ, có thể bị đau dạ dày…
  • Trường hợp viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A thì các triệu chứng nặng hơn, có dấu hiệu môi khô và lưỡi bẩn, hạch vùng cổ sưng tấy và sưng đau hạch góc hàm.
  • Bệnh viêm họng cấp J02 kéo dài từ 7 đến 10 ngày có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,…

Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng j02, tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

  • Cơ thể bị nhiễm virus: Đa số tác nhân gây bệnh ban đầu là do virus, nguyên nhân này chiếm đến tỉ lệ lên tới 60%. Các loại virus gây viêm như: Virus cúm, virus cảm lạnh, thủy đậu, bạch cầu đơn nhân, sởi, virus Adenovirus, virus Enterovirus virus Herpes simplex,… Các loại virus này thường lây nhiễm qua đường hô hấp và miệng. Chúng bám trên đồ dùng, quần áo trong nhà và lây nhiễm khi người bệnh chạm vào đồ vật, quần áo rồi đưa lên mũi, miệng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể liên quan đến hệ suy giảm miễn dịch như HIV.
  • Do vi khuẩn xâm nhập: Các vi khuẩn hay gặp như phế cầu, liên cầu (liên cầu tan huyết nhóm A, B..), tụ cầu, tụ cầu vàng, Haemophilus Influenzae,…
  • Do thời tiết thay đổi thất thường, nhất là vào mùa đông.
  • Do thói quen ăn uống không hợp lý (ăn đồ lạnh) và vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Cách chẩn đoán bệnh viêm họng cấp j02

Thông thường, trước khi chỉ định dùng thuốc các bác sĩ chuyên khoa cần kiểm tra và quyết định sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng cơ năng, các dấu hiệu của người bệnh để đưa ra kết luận có nên sử dụng thuốc kháng sinh hay không.

Bác sĩ sẽ dựa vào tiêu chuẩn Center để xem xét khả năng nhiễm khuẩn (viêm họng do liên cầu):

  • Không có ho
  • Hạch cổ sưng to, đau
  • Sốt cao hơn 38 độ
  • Amidan xuất tiết, sưng đau
  • Độ tuổi dưới 15

Sau đó, dựa vào các dấu hiệu để xác định:

  • Nếu người bệnh có ít hơn hoặc bằng 1 dấu hiệu thì không cần điều trị kháng sinh.
  • Khi có 4 - 5 dấu hiệu thì chỉ định điều trị bằng kháng sinh.
  • Nếu có 2-3 dấu hiệu thì quyết định điều trị kháng sinh hay không dựa vào việc test tìm bằng chứng nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm như: Tế bào máu ngoại vi, CRP, procalcitonin,... sau đó phân tích và xác định tình trạng của người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp j02

Để phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh j02, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

viem-hong-cap-j02
Sử dụng điều hòa đúng cách để phòng bệnh viêm họng cấp j02

  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sau khi ngủ dậy và sau các bữa ăn.
  • Hạn chế (tốt nhất là không nên) tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm họng cấp.
  • Cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không đến nơi đông người, nơi có không khí bị ô nhiễm. Tốt nhất, mỗi khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để ngăn ngừa hít phải dị vật, bụi bẩn.
  • Khi thời tiết chuyển mùa hay những ngày trời lạnh, nên ăn mặc áo kín, đủ ấm và tránh cho cơ thể bị lạnh đột ngột.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý để nâng cao sức đề kháng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các chất ảnh hưởng đến quá trình điều trị như: Rượu, cà phê, đồ cay, đồ khô cứng,...
  • Không nên tự ý mua thuốc về điều trị, tự ý dùng thuốc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm họng cấp

Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể sử dụng một trong các cách điều trị sau:

Điều trị viêm họng cấp j02 bằng Tây y

Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng để tiêu diệt mầm bệnh, giảm viêm họng bao gồm:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn liên cầu và thuốc không có tác dụng đối với bệnh viêm họng cấp do virus.

Sử dụng Penicillin  được bào chế theo dạng uống hoặc tiêm cho các trường hợp bị viêm họng cấp J02 nặng với biểu hiện nuốt vướng, khó nuốt hoặc bị nôn, ói nhiều. Thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Penicillin tối đa là 10 ngày.

Sử dụng Amoxicillin Đây là loại thuốc không có vị đắng, được bào chế ở dạng viên và dạng bột nên thường được sử dụng để điều trị bệnh cho trẻ em. Liệu trình điều trị bệnh bằng thuốc Amoxicillin kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Dùng các thuốc kháng sinh khác như:Zithromax, Cephalexin hay Erythromycin. Các loại thuốc này thường được lựa chọn thay thế trong các trường hợp bệnh nhân quá mẫn với Penicillin.

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Được dùng khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao. Bác sĩ thường chỉ định Paracetamol phối hợp cùng với thuốc kháng sinh để trị bệnh. Tuy nhiên, một ngày không được dùng Paracetamol quá 5 lần vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Các loại thuốc kháng viêm NSAID: Sử dụng phổ biến là Ibuprofene, Diclophenac, Advil hay Motrin. Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, vừa hỗ trợ giảm đau họng, đau đầu, đau nhức các cơ khi bị bệnh.
  • Thuốc chứa corticosteroid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm nhưng mạnh hơn NSAID. Các thuốc chứa corticoid thường dùng là Prednisolon, Betamethason. Để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ cho phép và không được lạm dụng điều trị trong thời gian dài.
  • Dùng thuốc long đờm: Loại siro hoặc thuốc long đờm như Acemuc, Bromhexine có thể hữu ích đối với các trường hợp bị viêm họng cấp gây ho nhiều đờm.

Các loại thuốc Tây y thường có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh viêm họng cấp. Tuy nhiên, đây là các loại thuốc thường để lại tác dụng phụ cho cơ thể nên không được lạm dụng thuốc. Để điều trị bệnh an toàn, đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

viem-hong-cap-j02
Nên sử dụng thuốc Tây đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ cho cơ thể

Điều trị tình trạng j02 viêm họng cấp tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà như sau:

  • Bệnh nhân viêm họng nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để tránh khô, rát họng. Bảo vệ cổ họng tốt nhất là nên uống nước ấm hoặc nước ép hoa quả. Tuyệt đối không nên sử dụng đá hoặc nước lạnh để tránh gây thêm tổn thương cho họng. Bên cạnh đó, uống đủ nước còn giúp cơ thể bù lại lượng nước bị mất do sốt.
  • Người bệnh nên ăn cơm nhão, súp, cháo, khoai tây nghiền, rau củ xay nhuyễn, thịt hầm nhừ, cá, trái cây chín ngọt… Và kiêng tuyệt đối gia vị cay, các thực phẩm có vị chua mạnh như cam, xoài và hạn chế các thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ gây đóng đờm trong cổ họng.
  • Khi có dấu hiệu bệnh và trong thời gian điều trị, người bệnh nên cách ly với người thân. Bên cạnh đó cần ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi không còn bị sốt (tối thiểu là 24 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh điều trị). Như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo qua lại khiến bệnh chữa mãi không khỏi.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh viêm họng cấp. Các bài thuốc thường sử dụng các loại thảo dược có sẵn nên rất an toàn và dễ tìm kiếm. Các bài thuốc dân gian thường sử dụng: lá hẹ, mật ong, chanh, húng chanh, cam thảo, quả quất, lá cúc tần…
  • Theo dõi diễn biến bệnh thường xuyên, thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi bệnh diễn biến nặng lên và có nguy cơ biến chứng.

viem-hong-cap-j02
Khi bị bệnh nên ăn đồ ăn mềm để bảo vệ cổ họng

Viêm họng cấp j02 là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhưng vẫn có thể điều trị khỏi nếu sử dụng đúng phác đồ điều trị. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, bạn nên gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng ở niêm mạc họng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho khan, ngứa họng, khản giọng,... Hiện nay, hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm họng mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Viêm họng cấp có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau, bao gồm:

  • ORS: Bù nước và chất điện giải, đặc biệt khi có sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi viêm họng do vi khuẩn và có sốt, có thể ở dạng uống, tiêm hoặc đặc trị tại chỗ.
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Giảm đau, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc xịt họng: Chứa kháng sinh, kháng viêm và giảm đau tại niêm mạc họng.
  • Viên ngậm: Làm dịu mát, giữ ẩm và giảm đau họng.
  • Thuốc súc họng: Tạo môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn và giảm viêm.
  • Thuốc hỗ trợ ổn định độ pH: Giảm ngứa và rát họng.
  • Viêm họng do virus: Thường gây sốt nhẹ hoặc vừa, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong một số trường hợp, sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Sốt thường cao hơn và kéo dài hơn so với viêm họng do virus. Thời gian sốt có thể kéo dài 3-5 ngày, thậm chí lên đến 7 ngày nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời.

Để giảm đau và ngứa rát do viêm họng, bạn nên bổ sung các loại đồ uống có tính kháng viêm và giúp làm dịu cổ họng. Một số loại thức uống hỗ trợ điều trị viêm họng như nước vỏ bưởi tươi, trà gừng, nước mật ong, trà Cúc La Mã, nước chanh tươi, nước lá tía tô, sữa nghệ ấm...

Viêm họng CÓ THỂ LÂY LAN qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường lây qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.

Viêm họng cấp ở trẻ em thường sốt 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-7 ngày nếu không điều trị. Sốt trên 10 ngày là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám ngay.

Cha mẹ có thể điều trị bệnh bằng mẹo dân gian (tỏi, húng chanh, lá hẹ, gừng), thuốc Tây y (kháng sinh, hạ sốt, siro ho) hoặc Đông y (bài thuốc kim ngân, liên kiều...). Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

KHÔNG NÊN uống nước đá khi bị viêm họng. Nước đá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng do:

  • Vi khuẩn trong nước đá phát triển khiến bệnh trầm trọng.
  • Suy giảm sức đề kháng do cơ thể phải huy động năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ.
  • Tăng tiết dịch nhầy gây suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các triệu chứng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi,...
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Họng Cấp J02 bằng YHCT


Bình luận (52)

  1. Ngân Thanh says: Trả lời

    Mình muốn đặt lịch thăm khám bên trung tâm nhất nam y viện nhưng mà chưa biết đặt như nào, mọi người có ai từng đặt có kinh nghiệm hướng dẫn cho mình với nhé, mình cảm ơn nhiều lắm

    1. Phạm Thị Quế says:

      Hồi trước đặt lịch còn khó khăn chứ giờ dễ với lại nhanh hơn rồi, bạn cứ đặt lịch thông qua ứng dụng nhất nam y viện ấy, trên chplay hoặc là appstore đều có bạn tải về, vào đặt lịch khám là được, còn được tự do chọn time đến khám nữa ấy/ Tuần rồi mình đi khám được nhân viên giới thiệu tải, tải thấy cũng nhiều cái tiện ích khác nữa, có lợi cho sức khỏe

    2. Thy says:

      Bệnh này có cách phòng ngừa không mọi người? Thấy cứ làm sao mà dễ mắc những bệnh này quá chừng luôn ấy, chuyển mùa cũng bị mà khói bụi ngoài đường cũng dễ làm cho bị

    3. Trâm Anh says:

      Chẳng thế, tôi bảo bác nhé, bệnh này nên chú ý nhiều tới việc súc miệng thường xuyên, vệ sinh môi trường sống sach sẽ, đến nơi đông người thì cần nên đeo khẩu trang, không dùng rượu, cà phê này kia ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

  2. Nguyễn Phan Thảo Linh says: Trả lời

    Bệnh viêm họng cấp này nhưng không có biểu hiện sốt cao trên 38 độ vậy thì có nhất thiết phải cần dùng thuốc không? Như tôi muốn dùng một số mẹo dân gian thì có okay hay không?

    1. Quỳnh Giang says:

      Nếu chỉ viêm họng, sưng amidan thôi thì cũng có thể ấy, hay là bạn tham khảo thêm cách chữa viêm họng cấp tại nhà bằng rau quế ấy, loại này tiêu viêm, giảm sưng rất tốt luôn ấy, làm một tách trà quế là có thể xoa dịu đau họng do viêm sưng, bạn cứ thử dùng đi xem sao nhé

    2. Nguyễn Thị Phượng says:

      Có ai dùng thuốc đông y thanh hầu bổ phế thang chưa? Khi dùng loại thuốc này chắc là cần kiêng cử nhiều lắm nhỉ? Mình thấy những người quanh mình họ uống đông y mà kiêng cử nhiều quá

    3. Mai Ly says:

      Tất nhiên rồi bạn, thuốc nào mà chẳng cần cử kiêng, phải cử kiêng thì mới có thể nhanh hết bệnh được chứ, bệnh viêm họng cấp này coi vậy chứ mà nhạy cảm lắm, cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ lạnh với cả những loại thực phẩm có vị chua.

  3. Đặng Kiều Trang says: Trả lời

    Bệnh viêm họng cấp j02 có lây lan không mọi người, nghe một số người bảo là lây thì em cũng hơi lo lắng, em có đứa con gái năm nay 5 tuổi đang học mẫu giáo, bé về bảo bạn kế bên bệnh viêm họng cấp j02 cứ ho suốt, có lúc còn sốt cao nữa, em sợ lây cho con em thôi, mùa này trẻ con dễ bệnh thật sự ạ!

    1. Phùng Tâm says:

      Bạn nên cẩn thận nhắc nhở cô giáo là không nên để các em tiếp xúc với nhau nhé vì bệnh này do vi khuẩn liên cầu gây ra thì khả năng lây từ người sang người nhanh lắm đấy. Hôm nọ mình đi chăm cháu bị bệnh này mấy hôm sau mình bị theo do là không biết nó lây lan ấy, cứ nghĩ chỉ là viêm họng thông thường thôi. Nó lây qua đường hô hấp, tiếp xúc hay nếu ăn uống chung với người bệnh cũng sẽ bị lây, bạn chú ý hơn nhé, tránh để bé nhà bị lây

    2. Nguyễn Thị Thanh Hằng says:

      Chữa bằng đông y an toàn không tôi thấy nó còn phụ thuộc vào nguồn dược liệu của bài thuốc đấy nữa, không hẳn cứ đông y là tốt hết cả đâu. Đầy trường hợp dùng đông y xong là vào viện luôn kia kìa

    3. Trần Liên says:

      Đó là những cửa hàng thuốc đông y không có giấy phép hoặc bán qua mạng, mọi người mua uống là dễ gặp vấn đề lắm vì làm gì những thuốc đấy rõ nguồn gốc này nọ được, gian thương toàn nhập dược liệu giả, bẩn từ bên Trung Quốc thải ra về, sợ khiếp. Đâu tôi không an tâm chứ bên trung tâm nhất nam y viện thì có thể an tâm được vì dược liệu họ nhập khẩu từ công ty cổ phần dược Mediplantex, chuyên cung cấp dược phẩm sạch, tự trồng tại Việt Nam nên là an tâm được, đây nếu bạn nào quan tâm thì có thể bấm vào xem, tìm hiểu thêm nhé https://baothanhhoa.vn/y-te-suc-khoe/nhat-nam-y-vien-nghien-cuu-giai-phap-chua-v-iem-hong-viem-amidan-cua-ngu-y-trieu-nguyen/149133.htm

  4. Phương Lâm says: Trả lời

    Em thấy biện pháp dùng thuốc kháng sinh cũng không mấy khả quan, mới đầu thì em bị bệnh này có 3-4 dấu hiệu được bác sĩ kê cho kháng sinh theo toa về uống nhưng mà uống mãi vẫn không thấy đỡ được bao nhiêu, amidan vẫn sưng to và ho rất nhiều. Ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm của em nữa, nản dữ lắm mn

    1. Thị Lài says:

      Nói gì nói chứ kháng sinh nhiều người chọn thật nhưng nó không phải giải pháp hay đâu, đợt mình có dùng k/sinh nhưng một thời gian không hết bệnh nên mình ngưng. Mình được bạn giới thiệu cho dùng loại thuốc thanh hầu bổ phế thang bên tr.tâm nhất nam y viện này

    2. Nguyễn Thị Hoa says:

      Vậy bài thuốc có giá như nào thế? Đọc bài này không thấy để giá bài thuốc nên là cũng không biết ra sao nữa

    3. Duyên Duyên says:

      Giá thì còn tùy vào độ bệnh nặng hay nhẹ nữa bác ạ, gần như là không có giá cố định vì mỗi người mỗi tình trạng bệnh khác nhau mà. Nếu bác quan tâm tôi nói giá của tôi nhé, đợt tôi đi khám rồi nhận thuốc về uống thì mỗi tháng 3triệu tiền thuốc. Giá thế chạy ra cũng có 100k thôi, không đắt lắm đâu cơ mà với giá đấy đổi lại được bệnh ổn định, không còn ho nhiều, nuốt nhai khó khăn thì cũng đáng

    4. Thư Anh says:

      Thấy tên bài thuốc có thang thang, thế là bài thuốc đây cần phải đun nấu rồi mới uống được có đúng không? Vậy thì phiền quá, tôi lại đi làm tối tăm mặt mày chẳng có bao nhiêu thời gian rảnh buổi tối

    5. Lý Thị Mai Thanh says:

      Đâu có đâu bạn, bài thuốc này tên thế thôi chứ thuốc thì vẫn có nhiều dạng nha, có dạng viên tễ uống, dạng cao trong hũ đầy đủ chứ không nhất thiết là cứ phải đun sắc này nọ đâu. Giờ thời buổi bận rộn mà, hầu như tôi thấy cũng ít có ai còn đun sắc thuốc như ngày xưa

  5. Huỳnh Hiền says: Trả lời

    Thật sự lần đầu em mới nghe đến bệnh viêm họng cấp j02 ấy mn, đây rốt cuộc là bệnh như nào vậy ạ? Nó khác gì với bệnh viêm họng thông thường à mn?

    1. Nguyễn Ý Nhi says:

      Bệnh viêm họng cấp j02 này nó hay xảy ra vào lúc chuyển mùa lắm, kiểu bệnh do thời tiết, vi khuẩn liên cầu gây ra ấy bạn, không biết chỗ bạn như nào chứ chỗ tôi vào mùa đông là người ta bị bệnh này nhiều lắm, tới mùa là cứ bệnh thôi nên khá là mệt, nó dai dẳng khiếp này

    2. Lê Hoài Ngọc Anh says:

      Em đọc bài thấy nhắc đến thuốc thanh hầu bổ phế thang chữa trị được bệnh viêm họng cấp j02 này, mọi người có ai đã từng dùng bài thuốc chữa chưa ạ? Cho em xin thêm chút infor hữu ích với

    3. T. Vi says:

      Hồi trước chị bị viêm họng này đây, cũng đi khám suốt ở bệnh viện tai mũi họng nhưng không có kết quả, hết thuốc tây rồi nó vẫn tái phát lại như bình thường, đợt đấy cứ khám suốt mà đến bác sĩ ở bệnh viện còn khuyên hay là đổi thử phương pháp xem sao, xem có ổn hơn không thì chị có về nhà tìm hiểu. Lúc lướt fb thì thấy bạn kia dùng thanh hầu bổ phế thang này xong review ,đến lúc thăm khám rồi nhận thuốc về uống thì chị cũng không kì vọng lắm đâu vì đã chữa đủ cách rồi nhưng không nghĩ là sau một thời gian uống thì amidan đã đỡ sưng, cảm giác đau đầu mỏi mệt khắp người đã giảm dần nhiều. Mới đầu uống chưa quen thì sẽ thấy hơi lâu nhưng quen rồi thì ổn hết, không sao đâu, đây em cứ bấm vào đây xem rồi tham khảo thêm về bài thuốc này nhé, https://nhatnamyvien.com/phac-do-dieu-tri-viem-hong-viem-amidan-ho-37273.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan