Viêm họng gây hôi miệng là biểu hiện thường gặp khi người bệnh gặp tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc hầu họng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này và cách điều trị hiệu quả thông qua bài viết sau đây.
Viêm họng gây hôi miệng là gì? Triệu chứng điển hình
Viêm họng hôi miệng là tình trạng viêm nhiễm vùng hầu họng, gây đau rát, khó chịu kèm theo hơi thở có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và thường đi kèm với các triệu chứng khác.
Triệu chứng viêm họng hôi miệng:
- Đau rát họng, khó nuốt.
- Sốt, mệt mỏi.
- Hạch cổ sưng đau.
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Có thể có các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Viêm họng gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?
Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm họng và hôi miệng. Cụ thể, tình trạng này có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau đây:
- Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp (virus, vi khuẩn) không chỉ gây viêm nhiễm và còn xuất tiết độc tố ở khoang miệng, gây mùi hôi khó chịu.
- Tình trạng viêm nhiễm hầu họng có thể đi kèm biểu hiện sốt cao. Khi đó, cơ thể người bệnh mất nước, lượng nước bọt bài tiết giảm đáng kể. Khoang miệng khiến lượng protein trong thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ bị phân giải thành các chất bay hơi có mùi hôi khó chịu.
- Người bệnh thường bị xuất tiết dịch nhầy khi niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm. Lượng dịch nhầy tăng nhiều theo thời gian, gây ứ đọng tại khoang miệng và xuất hiện mùi hôi đặc trưng.
- Viêm họng gây hôi miệng còn có thể do người bệnh thở bằng miệng thường xuyên. Cụ thể tình trạng này xuất hiện do người bệnh bị tắc mũi, khó thở nên phải thở bằng đường miệng. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình thúc đẩy sự phát triển của tác nhân đường hô hấp, gây hôi miệng.
Nhìn chung, để điều trị tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hầu họng và khử mùi hôi hiệu quả, người bệnh cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp để xác định chính xác và điều trị phù hợp nhất với người bệnh.
Viêm họng gây hôi miệng có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
Hôi miệng khi bị viêm họng là biểu hiện thường gặp và hầu như không quá nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ có tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc.
Mùi hôi khó chịu từ khoang miệng sẽ khiến người bệnh ngại ngùng trong giao tiếp và tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, miệng có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đang diễn tiến nặng.
Cần có cách điều trị kịp thời để nhanh chóng cải thiện tình trạng hôi miệng gây mất tự tin ở người bệnh. Người bệnh cần đến bệnh viện ngay nếu gặp tình trạng sau:
- Đau nhức họng dữ dội, nóng rát và sưng đau niêm mạc hầu họng.
- Miệng có mùi hôi đặc trưng, bản thân người bệnh nhân thấy rõ ràng.
- Xuất tiết dịch nhầy đường mũi họng có màu đặc biệt (xanh/vàng/mủ trắng).
- Người bệnh bị sốt cao kéo dài, đau nhức khắp cơ thể, mê man,...
Cách chẩn đoán bệnh chính xác
Thu thập thông tin chi tiết người bệnh:
- Tiền sử bệnh: Ghi chép bệnh lý hiện tại, bệnh lý nền, dị ứng, thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, vệ sinh răng miệng...
- Triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng liên quan như đau họng, ngứa rát họng, ho, khàn tiếng, chảy mủ, sưng hạch cổ, khó nuốt, hôi miệng nặng nề hay nhẹ...
Khám lâm sàng:
- Khám họng: Kiểm tra niêm mạc họng, amidan, vòm họng, lưỡi,... nhằm phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm như sưng đỏ, phù nề, mủ trắng, hạch cổ sưng to...
- Khám răng miệng: Kiểm tra tình trạng răng miệng, phát hiện các bệnh lý nha khoa tiềm ẩn như sâu răng, viêm lợi, cao răng, nha chu... có thể góp phần gây hôi miệng.
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm hôi miệng: Nhằm đo lượng hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở, là nguyên nhân chính gây hôi miệng.
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định các bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm trùng, thiếu vitamin, rối loạn nội tiết tố... có thể góp phần gây hôi miệng.
- Xét nghiệm vi sinh: Xác định các vi khuẩn hoặc nấm gây viêm họng, từ đó lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Chụp X-quang: Phát hiện các bất thường về cấu trúc của họng, thanh quản hoặc xoang có thể góp phần gây hôi miệng.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Nội soi họng: Nội soi họng giúp quan sát chi tiết niêm mạc họng, amidan, thanh quản, vòm họng... nhằm phát hiện các tổn thương hoặc bất thường tiềm ẩn.
- Nội soi mũi xoang: Nội soi mũi xoang giúp quan sát các xoang, phát hiện các bệnh lý xoang như viêm xoang cấp, mạn tính, polyp mũi... có thể góp phần gây hôi miệng.
Chẩn đoán phân biệt: Hôi miệng do viêm họng cần được chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây hôi miệng khác như: Trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý gan, thận, tiêu hóa, mất nước.
Cách xử lý tình trạng viêm họng gây hôi miệng nhanh chóng
Viêm họng gây hôi miệng không phải bệnh lý phức tạp, việc điều trị khác dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay tại nhà. Có thể tham khảo một số mẹo cải thiện triệu chứng hôi miệng dưới đây:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Như đã đề cập trước đó, viêm họng gây hôi miệng có liên quan đến yếu tố môi trường khoang họng không đảm bảo vệ sinh. Do đó, biện pháp cải thiện triệu chứng này đầu tiên phải kể đến vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách
Vệ sinh răng miệng hàng ngày vừa hỗ trợ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong khoang miệng, vừa ngăn ngừa một số bệnh lý về răng lợi thông thường. Người bệnh cần lưu ý thực hiện các biện pháp vệ sinh như sau:
- Vệ sinh răng hàng ngày (tối thiểu 2 lần/ngày). Lưu ý trong việc lựa chọn bàn chải hoặc các dụng cụ làm sạch khác cho phù hợp, tránh tổn thương niêm mạc hầu họng
- Súc họng với nước muối sinh lý. Lưu ý súc kỹ khoang họng nhưng không khạc nhổ quá mạnh, gây kích ứng các vùng sưng viêm
- Thức ăn dư thừa dính vào các kẽ răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng và tạo điều kiện cho các tác nhân đường hô hấp phát triển. Người bệnh nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau mỗi lần ăn uống
- Vệ sinh lưỡi cần thận vì đây cũng là vị trí tiếp xúc diện rộng của các tác nhân gây bệnh đường hô hấp
Xịt miệng khử mùi - cải thiện viêm họng gây hôi miệng nhanh chóng
Hiện nay, có khá nhiều loại xịt khử mùi có thể sử dụng để cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm họng gây hôi miệng. Người bệnh có thể dễ dàng mua các sản phẩm xịt khử mùi này cũng tại các cửa hàng tạp hóa hoặc hiệu thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn cơ sở mua bán uy tín để đảm bảo an toàn trong sử dụng hoặc điều trị.
Nhai kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường là biện pháp giúp tăng tiết nước bọt. Lượng nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ kìm hãm sự phát triển của các tác nhân đường hô hấp (virus, vi khuẩn gây bệnh). Đồng thời, kẹo cao su cũng như nhiều lựa chọn mùi hương khác nhau, cải thiện biểu hiện hôi miệng hiệu quả nhanh chóng
Tuy nhiên, lưu ý không dùng mẹo điều trị này cho trẻ nhỏ, tránh trường hợp trẻ nhỏ nuốt bã kẹo cao su, gây nguy hiểm.
Uống nhiều nước
Bị viêm họng, người bệnh luôn cảm thấy cổ họng bị khô, khát nước - đây cũng là yếu tố thuận lợi cho sự tấn công và gây bệnh của các tác nhân đường hô hấp. Với chứng viêm họng gây hôi miệng, người bệnh cần lưu ý bổ sung nước thường xuyên (nên uống nhiều hơn lượng nước cần thiết mỗi ngày)
Có thể uống nước dưới nhiều dạng: nước khoáng, nước ép hoa quả, nước ép rau củ,....Uống nhiều nước sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho cổ họng, rửa trôi tác nhân gây bệnh bám ở thành họng cũng như các kẽ răng
Nhai lá bạc hà - biện pháp hiệu quả cho viêm họng gây hôi miệng
Trong thành phần lá bạc hà chứa một lượng lớn tinh chất menthol - chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt cho các bệnh lý đường hô hấp. Bên cạnh đó, hương thơm từ lá bạc hà giúp khử mùi hôi miệng tương đối hiệu quả.
Người bệnh chuẩn bị một nắm lá bạc hà, rửa sạch, có thể ngâm với nước muối loãng cho sạch hoàn toàn và để ráo nước. Nhai trực tiếp trong miệng, nuốt từ từ lượng nước tiết ra để hoạt chất thấm đều khoang họng. Nên duy trì mẹo điều trị này 2-3 lần/ngày có thể cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Ăn sữa chua
Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng nên sử dụng hàng ngày, rất tốt cho các chứng bệnh tiêu hóa và hệ miễn dịch nói chung. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn sữa chua cũng giúp người bệnh cải thiện tình trạng hôi miệng tương đối hiệu quả.
Uống nước cam, nước chanh
Các nhóm hoa quả giàu vitamin C, trong đó có chanh và cam luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng khi gặp các bệnh lý hô hấp. Dùng nhóm thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng tiết nước bọt, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho khoang miệng, ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây viêm nhiễm.
Đồng thời, vitamin C cũng là nguồn khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch ở người bệnh
Uống trà xanh, trà đen - chữa viêm họng gây hôi miệng tại nhà
Trong thành phần trà xanh, trà đen chứa lượng chất polyphenol - chất có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Mỗi ngày hãm một bình trà xanh hoặc trà đen để uống giúp cải thiện triệu chứng viêm họng gây hôi miệng tương đối hiệu quả. Hương thơm tự nhiên từ lá trà xanh cũng hỗ trợ cải thiện triệu chứng hôi miệng đặc trưng ở người bệnh.
Súc miệng với giấm táo
Súc miệng với giấm táo cũng là biện pháp cải thiện viêm họng gây hôi miệng hiệu quả. Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn như sau:
- Hòa 2-3 thìa giấm táo nguyên chất với một lượng nước ấm vừa đủ
- Khuấy đều hoàn toàn và dùng để súc miệng hàng ngày
- Súc kỹ khoảng 3-5 phút nhưng tuyệt đối không nuốt
Nên duy trì mẹo điều trị này 2 lần/ngày, điều chỉnh nhiệt độ nước thích hợp, tránh để quá nóng hoặc quá lạnh gây kích ứng cổ họng.
Ăn hoa quả, rau củ tươi
Trong hoa quả, rau củ tươi chứa một lượng lớn vitamin C, E và các khoáng chất cần thiết khác. Tăng cường các thành phần này trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp việc điều trị của người bệnh nhanh chóng dứt điểm
Nên chế biến đơn giản để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng của rau củ tươi. Với hoa quả, người bệnh có thể ăn tráng miệng hoặc ép thành nước uống mỗi ngày.
Lưu ý gì khi điều trị tình trạng viêm họng gây hôi miệng?
Để loại bỏ tình trạng viêm họng gây hôi miệng nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý một vài điều sau đây:
- Tạo thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống, tăng cường các nhóm thực phẩm tốt cho sức đề kháng và tình trạng viêm họng giúp bệnh nhanh khỏi.
- Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá trong thời gian điều trị viêm họng để việc điều trị nhanh chóng dứt điểm.
- Đi thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng liên quan.
- Hạn chế dùng nhóm thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, các nhóm thực phẩm muối chua, đồ lên men khác
- Trong trường hợp được chỉ định dùng thuốc điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định mà bác sĩ đã đưa ra
- Dành thời gian nghỉ ngơi, cân đối lượng công việc để không bị áp lực tâm lý trong thời gian này.
Kết luận
Viêm họng gây hôi miệng là tình trạng nên được điều trị sớm, phòng ngừa biến chứng liên quan có thể xảy ra. Người bệnh cần chủ động đi khám và điều trị tận gốc bệnh lý hô hấp kết hợp với các biện pháp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!