Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm xoang cấp là bệnh lý thường gây ra bởi các loại virus, vi khuẩn và nấm, dễ tái phát. Nếu không có biện pháp xử lý bệnh kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Viêm xoang cấp là gì? Có lây không?

Viêm xoang mũi cấp là tình trạng các xoang cạnh mũi bị viêm, sưng trong thời gian ngắn, khoảng 2 – 6 tuần. Bệnh có thể xuất hiện ở người bị cảm lạnh, viêm họng,….gây ngứa ngáy, chảy nước mũi, khó thở, đau quanh vùng mặt và mắt khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, cơ thể như bị kiệt sức.

Viêm xoang cấp là bệnh lý thường gặp và rất dễ lây từ người này sang người khác. Chính vì vậy, để tránh bệnh lây nhiễm ra cộng đồng cũng như bảo vệ sức khỏe của chính mình, người bệnh viêm xoang cần chủ động thăm khám và điều trị tại các cơ sở Y tế khi phát hiện các triệu bất thường.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang cấp

Biểu hiện viêm xoang cấp tính phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, đa số người bệnh đều xuất hiện một trong số những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì liên tục.
  • Dịch nhầy đặc, có màu vàng hoặc xanh, thậm chí có mùi hôi, khó chịu.
  • Khó thở, tai ù, mất khả năng cảm nhận vị giác.
  • Đau nhức cơ mặt, hai vùng má, nặng đầu,... Với một số ít trường hợp có thể đau 2 chân mày, vai và những vị trí gần kề mắt.
  • Đau đầu kèm theo sốt cao, cơ thể luôn trong tình trạng từ 38 - 40 độ.
  • Đau nhức răng lợi, tuy nhiên triệu chứng này chỉ xuất hiện ở một số ít người bệnh.
  • Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không thể tập trong khi làm việc, dễ cáu gắt.

viem xoang cap
Viêm xoang gây đau nhức cơ mặt

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang cấp tính

Theo khảo sát trên một số đối tượng bị viêm xoang cấp tính cho biết, phần lớn căn nguyên gây bệnh đều xuất phát từ các loại vi khuẩn, virus và nấm. Ngoài ra còn có là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm khác như:

  • Người bệnh mắc chứng cảm lạnh thông thường, các bệnh lý về đường họng, mũi, răng lợi,...tạo cơ hội cho các tác nhân có hại xâm nhập, thích nghi và gây bệnh.
  • Thường xuyên sống, làm việc, tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, chất hóa học, lông động vật,... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch kém, cơ thể yếu ớt là môi trường lý tưởng để các tác nhân gây bệnh sinh sống, phát triển.
  • Cấu trúc vùng mũi, họng khác thường như: vẹo lệch vách ngăn, khối u vùng họng,... cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Thường xuyên sử dụng các chất có hại cho sức khỏe như: Rượu, cà phê, thuốc lào, thuốc lá,....làm tổn thương vùng niêm mạc họng, mũi. Từ đó, các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây bệnh.
  • Một số các nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân trên, bệnh viêm xoang cấp cũng có thể do: Chế độ dinh dưỡng thường ngày, sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng, stress,...

viem-xoang-cap
Cấu trúc vùng mũi, họng khác thường là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Viêm xoang cấp có chữa khỏi không?

Viêm xoang cấp là bệnh lý cấp độ nhẹ, thường do các do vi khuẩn, nấm và virus gây nên. Do vậy, bệnh có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày nếu được điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

Theo đó, để tránh trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính bạn hãy chủ động tìm đến cơ sở khám, chữa bệnh tai mũi họng. Nhất là khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: nghẹt mũi, sổ mũi nhiều, đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm xoang cấp

Việc chẩn đoán chính xác viêm xoang cấp là rất quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và ngăn ngừa biến chứng. Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm xoang cấp, bao gồm cả lâm sàng và cận lâm sàng.

Hỏi bệnh sử và khám kâm sàng

Hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ khai thác thông tin về các triệu chứng (đau nhức vùng mặt, nghẹt mũi, chảy mũi, sốt,...), thời gian khởi phát, các yếu tố nguy cơ (tiền sử dị ứng, viêm mũi dị ứng, tiếp xúc với khói bụi, hóa chất,...), tiền sử điều trị.

Khám lâm sàng:

  • Quan sát: Bác sĩ sẽ quan sát vùng mặt, mũi để phát hiện các dấu hiệu bất thường như sưng nề, đỏ, chảy dịch mũi.
  • Sờ nắn: Bác sĩ sẽ sờ nắn vùng xoang (trán, má, giữa hai mắt) để kiểm tra xem có đau, nhạy cảm khi ấn hay không.
  • Nội soi mũi: Sử dụng dụng cụ nội soi để quan sát bên trong mũi, đánh giá tình trạng niêm mạc mũi xoang (phù nề, viêm, chảy dịch).

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang xoang: Đây là phương pháp cơ bản, giúp phát hiện hình ảnh mờ đục trong xoang, mức nước dịch - hơi, dày niêm mạc xoang. Tuy nhiên, X-quang xoang có thể không phát hiện được các tổn thương nhỏ hoặc ở vị trí khó quan sát.
  • Chụp cắt lớp vi tính xoang (CT scan xoang): Đây là phương pháp chính xác hơn X-quang, cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc và các tổn thương trong xoang (mức độ dịch - khí, mờ đục, viêm, mất vách xương giữa xoang). CT scan xoang đặc biệt hữu ích trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

viem-xoang-cap
Chụp cắt lớp vi tính xoang giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Các xét nghiệm khác

  • Xét nghiệm dịch mũi xoang: Lấy mẫu dịch mũi xoang để tìm tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm) và làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng viêm nhiễm, loại trừ các bệnh lý khác.
  • Xét nghiệm dị ứng: Thực hiện nếu nghi ngờ viêm xoang do dị ứng.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm xoang cấp

  • Người có tiền sử bị dị ứng: Các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, hoặc lông động vật có thể kích thích niêm mạc xoang và gây viêm nhiễm.
  • Người có vách ngăn mũi lệch: Vách ngăn mũi lệch có thể làm cản trở dòng chảy của dịch nhầy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao bị nhiễm trùng xoang.
  • Trẻ em: Trẻ em có nguy cơ mắc viêm xoang cao hơn do hệ thống xoang chưa phát triển hoàn thiện.
  • Người hút thuốc: Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến xoang. Khói thuốc làm tổn thương niêm mạc xoang, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút phát triển, gây viêm nhiễm.

viem-xoang-cap
Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc viêm xoang cấp

Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Các biện pháp phòng chống bệnh viêm xoang cấp khá đơn giản, có thể trở thành thói quen tốt nếu bạn chú ý duy trì trong vài ngày. Một số biện pháp thường được áp như:

  • Bổ sung đầy đủ nước khoáng mỗi ngày, đảm bảo uống từ 2 - 3 lít nước trong ngày.
  • Bảo vệ vùng họng và mũi bằng các đồ bảo hộ khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, chất kích thích, bụi bẩn, động vật,...
  • Duy trì thói quen vệ sinh vùng họng, mũi và tai bằng nước muối sinh lý, thảo dược Đông y.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,... Trường hợp bất khả kháng bạn nên sử dụng đồ bảo hộ.
  • Nói không với việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là bàn chải đánh răng, khẩu trang, mỹ phẩm,....

viem xoang cap
Nên thăm khám tổng quát cơ thể thường xuyên

  • Rèn luyện thói quen vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, tổng vệ sinh 3 ngày/lần.
  • Mua và sử dụng các thiết bị thông minh có chức năng lọc bụi bẩn, đảm bảo chất lượng không khí trong lành.
  • Ngủ trước 23h và dậy trước 7h30 sáng, hạn chế thức quá khuya, dậy quá muộn.
  • Hạn chế cáu gắt, mệt mỏi. Thay vào đó hãy luyện tập thể dục thường xuyên, mỗi khi cảm thấy căng thẳng hãy hít thở thật sâu.
  • Duy trì thói quen thăm khám tại định kỳ tại các cơ sở Y tế.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nên tập một số bài tập như bơi, yoga hoặc chạy bộ,... để nâng cao thể trạng, kháng lại tác nhân gây bệnh.
  • Thăm khám tổng quát cơ thể thường xuyên, đảm bảo quy định 3 tháng một lần.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ

Việc nhận biết thời điểm cần thiết để tìm đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn của viêm xoang cấp. Dưới đây là những dấu hiệu và tình huống cụ thể mà bạn nên cân nhắc:

  • Triệu chứng kéo dài hoặc không đáp ứng với điều trị: Nếu các triệu chứng viêm xoang cấp như đau nhức vùng mặt, nghẹt mũi, chảy mũi, sốt... không thuyên giảm hoặc thậm chí trở nên nặng hơn sau 5-7 ngày tự điều trị tại nhà bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được đánh giá và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
  • Sốt cao trên 38.5 độ C: Sốt cao có thể là dấu hiệu của một tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng như viêm màng não, áp xe não.
  • Đau nhức đầu dữ dội, nhìn mờ, sưng vùng mắt: Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ viêm xoang đã lan rộng và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như mắt, não.
  • Trẻ em và người cao tuổi: Đối với trẻ em và người cao tuổi, hệ miễn dịch thường yếu hơn, viêm xoang cấp có thể diễn biến nặng hơn và dễ gây biến chứng. Do đó, việc thăm khám bác sĩ sớm là rất cần thiết.

Điều trị viêm xoang cấp

Viêm xoang cấp là một tình trạng viêm nhiễm của xoang gây ra nhiều khó chịu và đau đớn. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm xoang cấp phổ biến, từ bài thuốc dân gian, Tây y đến Đông y.

Bài thuốc dân gian trị viêm xoang cấp

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm xoang cấp chủ yếu là các loại thảo dược thiên nhiên, quen thuộc trong cuộc sống của người bệnh. Chủ yếu là các bài thuốc sau:

  • Sử dụng tỏi hoặc gừng: Tỏi và gừng là bài thuốc dân gian khá quen thuộc trong điều trị các bệnh về đường hô hấp.  Các thực hiện hai bài thuốc này rất giống nhau: Bạn chỉ cần giã nhuyễn một trong hai loại thảo dược trên, chắt lấy nước cốt rồi đem nhỏ vào mũi mỗi ngày 2 - 3 lần.
  • Dùng râu ngô kết hợp với rễ đương quy: Đây là bài thuốc mới trong dân gian, cho hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, cách thực hiện có phần phức tạp hơn so với các bài thuốc khác. Chủ yếu dùng râu ngô khô với rễ đương quy đã được rang sẵn.  Kết hợp hai thảo dược trên cuộn vào giấy và châm điếu ngửi 3 - 5 lần/ngày
  • Sử dụng lá lốt: Trong dân gian, lá lốt được xem là vị thuốc Nam có tác dụng trị viêm, kháng khuẩn tốt. Cách bào chế bài thuốc khá đơn giản, chỉ cần đun lá lốt với nước sôi trong khoảng 5 phút sau đó đem xông hơi. Áp dụng bài thuốc 2 lần/ ngày.
  • Dùng cây lược vàng: Trong quan niệm của dân gian, lược vàng được xem là vị thuốc quý không chỉ có tác dụng phòng chống bệnh mà còn điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm, sưng tại vùng niêm mạc do bệnh viêm mũi, viêm họng gây ra.

viem xoang cap
Dùng cây lược vàng điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm, sưng

Ưu điểm:

  • An toàn và tự nhiên: Các bài thuốc dân gian thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, ít tác dụng phụ.
  • Dễ thực hiện: Nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.
  • Chi phí thấp: Không tốn kém nhiều, phù hợp với nhiều đối tượng.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không đồng đều: Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, hiệu quả có thể khác nhau.
  • Không phù hợp với trường hợp nặng: Bài thuốc dân gian thường chỉ hiệu quả với những trường hợp nhẹ, không có tác dụng mạnh như thuốc Tây y.

Điều trị bệnh bằng Tây y

Các loại thuốc Tây y thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh viêm xoang cấp chủ yếu là các loại thuốc giảm đau, trị viêm,... giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi.

  • Thuốc kháng sinh: Có đến hơn 90% người bệnh viêm mũi cấp được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Thuống kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn hiệu quả.
  • Thuốc kháng histamin: Thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh do vi khuẩn, virus gây nên. Thuốc có tác dụng điều trị chuyên sâu các triệu chứng viêm, ngứa, sưng tấy vùng niêm mạc mũi,....
  • Thuốc giảm đau: Thường được chỉ định cho người bệnh cảm thấy đau nhức cơ thể, trên vùng mặt và các vị trí lân cận mũi.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticoid: Loại thuốc này có tác dụng bảo vệ vùng niêm mạc mũi, khử khuẩn, tiêu viêm. Các loại thuốc thường được chỉ định là: Dipropionate, triamcinolone acetonide…
  • Thuốc vitamim: Các loại thuốc chứa hàm lượng vitamin A, C, D, E,.... có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần chủ động tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng.

viem-xoang-cap
Thuốc xịt mũi giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang cấp nhanh chóng

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh: Các loại thuốc Tây y thường cho kết quả nhanh chóng, giảm triệu chứng rõ rệt.
  • Chính xác và chuyên nghiệp: Được kê đơn bởi bác sĩ, phù hợp với từng tình trạng bệnh cụ thể.

Nhược điểm:

  • Tác dụng phụ: Sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như kháng thuốc, tổn thương gan thận.
  • Chi phí cao: Điều trị bằng Tây y có thể tốn kém, đặc biệt với những loại thuốc đặc trị hoặc liệu trình kéo dài.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y

  • Không sử dụng thuốc Tây trị viêm xoang cấp khi chưa được các bác sĩ cho phép.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường cần ngưng sử dụng và tái khám.
  • Tránh sử dụng thuốc Tây y kết hợp với Đông y trong quá trình điều trị.
  • Đặc biệt, không sử dụng thuốc trong thời gian quá dài, tránh gây biến chứng, nhờn thuốc và những hậu quả không đáng có.

Bài thuốc Đông y điều trị viêm xoang cấp

Khác với tây y tập trung điều trị triệu chứng, đông y lại chủ trị viêm xoang từ gốc đến ngọn. Đồng thời chú trọng nâng cao sức đề kháng để tăng khả năng phòng chống tái phát bệnh sau điều trị. Do đó, đông y được coi là giải pháp điều trị viêm xoang an toàn và cho hiệu quả bền vững nhất hiện nay.

Theo quan điểm của YHCT, viêm xoang là là bệnh thuộc chứng Tỵ uyên, do chính khí suy giảm, vệ khí hư hao, công năng của Thận, Tỳ suy giảm mà hình thành. Căn nguyên của bệnh thường là:

  • Phong hàn: Khí lạnh tràn vào khiến cho Phế bị nhiễm lạnh và dịch không thoát được.
  • Thực nhiệt: Nhiệt từ đởm đi vào não, tích tụ lâu ngày trong cơ thể, không được hóa giải mà gây bệnh.
  • Phong nhiệt: Nhiệt khí hoành hành tràn vào Phế làm xuất hiện các triệu chứng ho, chảy nước mũi.

Xuất phát từ những căn nguyên này, đông y trị viêm xoang bằng các thảo dược có tác dụng phép khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, ôn phế, bổ thận, kiện tỳ. Trong đó các bài thuốc đông y chữa viêm xoang cấp hiệu quả nhất phải kể đến:

Bài thuốc 1:

Bài thuốc có công dụng thanh nhiệt giải độc, thông khiếu, tiêu viêm, giảm đau, giảm phù nề niêm mạc xoang. Phù hợp với những người bị viêm xoang cấp thể phong nhiệt, biểu hiện bằng đau nhức vùng trán, gò má, chảy nước mũi vàng đặc, hắt hơi, sốt nhẹ.

Nguyên liệu:

  • Tân di 4g
  • Hoàng cầm 6g
  • Thăng ma 4g
  • Cam thảo 2g
  • Bạch chỉ 8g
  • Xuyên khung 6g
  • Phòng phong 6g
  • Bạc hà 2g (sau khi thuốc đã nguội)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc.
  • Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc thuốc, đổ lượng nước vừa đủ (khoảng 1 lít).
  • Đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa sắc cho đến khi lượng nước còn khoảng 500ml.
  • Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2: 

Bài thuốc phù hợp với các đối tượng bị viêm xoang cấp thể phong hàn, biểu hiện bằng đau nhức vùng trán, gò má, chảy nước mũi trong loãng, nghẹt mũi, sợ lạnh. Có công dụng giúp thông khiếu, tiêu viêm, giảm đau, làm khô dịch mũi xoang.

Nguyên liệu:

  • Thương nhĩ tử 10g
  • Tân di 6g
  • Bạch chỉ 8g
  • Tế tân 4g
  • Bạc hà 2g

Cách thực hiện:

  • Dùng dụng cụ tán nhỏ các vị thuốc thành bột mịn.
  • Sử dụng bông tẩm bột thuốc, nhét vào lỗ mũi.
  • Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần để thấy hiệu quả nhanh chóng.

viem-xoang-cap
Đông y điều trị từ căn nguyên bệnh hiệu quả

Viêm xoang cấp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ bài thuốc dân gian, Tây y đến Đông y. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên cân nhắc và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng của mình. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ liệu trình điều trị nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.

Dược liệu chữa bệnh

Việc tận dụng các dược liệu thiên nhiên trong điều trị viêm xoang cấp đã được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Một số loại thảo dược thường được sử dụng bao gồm Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Bạch chỉ, cùng nhiều loại dược liệu khác như Xuyên khung, Thương nhĩ tử. Những thảo dược này có khả năng làm dịu và hồi phục từ sâu bên trong, mang lại sự cân bằng cho cơ thể.

Cụ thể, các loại dược liệu này giúp giảm đau nhức ở vùng trán, má và mũi, đồng thời giảm các cơn đau đầu và đau vùng mặt do viêm xoang cấp gây ra. Tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng những phương pháp này. Điều này giúp tránh những biến chứng không mong muốn, vì vậy bệnh nhân không nên bỏ qua bước quan trọng này.

Với những thông tin Tapchidongy cung cấp về bệnh Viêm xoang cấp tính hy vọng sẽ mang đến cho quý độc giả những kiến thức bổ ích, thiết thực nhất về căn bệnh phổ biến này. Từ đó, giúp bạn xây dựng được những thói quen tốt để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn nhất.

Câu hỏi thường gặp

Viêm xoang hàm là một bệnh lý có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị và quản lý đúng cách. Mặc dù ban đầu, bệnh có thể chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức vùng hàm trên, chảy mũi, ngạt mũi và hơi thở có mùi hôi, nhưng nếu để kéo dài mà không can thiệp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Viêm xoang cấp có khả năng lây lan do chủ yếu bị gây ra bởi vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh

Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua việc vô tình chạm vào đồ vật có chứa vi khuẩn gây bệnh rồi đưa lên mũi. Khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn, virus và sức đề kháng của mỗi người.

Viêm xoang bướm là một bệnh lý nguy hiểm do vị trí nằm sâu bên trong hốc mũi, khó phát hiện và điều trị. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm xoang bướm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài các triệu chứng thường gặp như chảy dịch nhầy, nghẹt mũi, đau đầu, viêm xoang bướm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.

Viêm xoang mãn tính do vi khuẩn có thể lây nhiễm qua việc dùng chung đồ dùng, tiếp xúc với dịch mủ, chạm vào vật dụng nhiễm khuẩn hoặc hít phải dịch tiết từ người bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và sức đề kháng của mỗi người.

Viêm xoang cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn và tốn kém hơn trong việc điều trị.

Viêm xoang có thể lây nhiễm, đặc biệt là khi do vi khuẩn hoặc virus. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người có tiền sử bệnh hô hấp và người cao tuổi dễ bị lây nhiễm nhất.

Lây nhiễm xảy ra trực tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết người bệnh hoặc gián tiếp qua dùng chung đồ dùng cá nhân. Phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc, không dùng chung đồ, đeo khẩu trang và duy trì lối sống lành mạnh.

Người bệnh bị viêm xoang cấp có thể xuất hiện triệu chứng sốt. Dù vậy, không phải mọi trường hợp viêm xoang cấp đều có hiện tượng sốt kèm theo. Sốt thường xuất hiện khi nhiễm trùng lan rộng và hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Viêm xoang mãn tính uống thuốc gì là nỗi trăn trở của nhiều người bệnh. Bởi cứ mỗi lần tới bệnh viện là một lần người bệnh được bác sĩ kê cho một đơn thuốc, không kể căn bệnh đó là phức tạp hay dễ chữa. Vậy thuốc chữa viêm xoang mãn tính loại nào tốt nhất? Đón đọc ngay...
Viêm xoang cấp gây chảy máu mũi là tình trạng có thể khiến rất nhiều bệnh nhân lo lắng. Đây là dấu hiệu cho thấy việc kiểm soát bệnh viêm xoang ở người bệnh chưa tốt. Vậy viêm xoang cấp gây ra chảy máu mũi có nguy hiểm không? Cách xử lý và điều trị viêm xoang cấp gây chảy...
Viêm xoang là bệnh lý phức tạp của đường hô hấp. Do có liên quan đến đường ăn uống nên rất nhiều người cho rằng không nên uống nước đá khi bị viêm xoang. Vậy thực chất viêm xoang uống nước đá được không? Tìm hiểu câu giải đáp vấn đề này trong bài viết sau. Viêm xoang uống nước...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Xoang Cấp bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan