Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm xoang là tình trạng bệnh xuất hiện khi các xoang bị viêm, tắc nghẽn thường do vi khuẩn hay dị ứng gây nên. Bệnh dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, viêm xoang có bị lây không là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm tới căn bệnh này. 

Viêm xoang có bị lây không?

Viêm xoang là bệnh hô hấp thường gặp, nhất là khi tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, chất lượng không khí suy giảm như hiện nay. Nếu không trị tận gốc, bệnh mãn tính kéo dài và người bệnh có thể phải chung sống với nó cả đời.

Ngoài ra, viêm xoang còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: viêm xương trán, viêm hàm trên, suy giảm sức khỏe, viêm tấy hoặc áp xe hốc mắt, viêm màng não,…

Viêm xoang có bị lây không? Câu trả lời là viêm xoang CÓ THỂ LÂY NHIỄM từ người này sang người khác. Tuy nhiên, tình trạng lây nhiễm phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh.

Viêm xoang có thể bị lây từ người này sang người khác
Viêm xoang có thể bị lây từ người này sang người khác

Đối với trường hợp viêm xoang do các loại vi khuẩn, virus thì khả năng lây bệnh cho người khác là rất cao. Khi viêm xoang do dị tật ở mũi hay do cơ địa thì khả năng lây bệnh rất thấp, gần hư không có.

Ngoài ra, mức độ lây nhiễm bệnh còn tùy vào mức độ tiếp xúc, sức khỏe, sức đề kháng của những người xung quanh. Thông thường, những người có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ có khả năng kháng lại mầm bệnh và hạn chế lây nhiễm.

Đối tượng nào dễ bị lây viêm xoang nhất?

Không phải tất cả người tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang đều bị lây nhiễm. Một số đối tượng dễ bị lây viêm xoang thường là:

  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai là đối tượng có sức đề kháng suy giảm và hệ thống nội tiết tố bị thay đổi. Những thay đổi yếu tố nội tiết trong cơ thể thường khiến bà bầu khó lòng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài. Đặc biệt, giai đoạn mang bầu không được sử dụng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, những yếu tố này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh gây viêm xoang.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đây là nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch và sức đề kháng chưa hoàn thiện. Vì vậy, trẻ nhỏ dễ bị các tác nhân bên ngoài môi trường ảnh hưởng. Bên cạnh đó, niêm mạc xoang của trẻ cũng dễ bị tấn công và tổn thương do virus nên rất dễ bị lây viêm xoang. Nếu tình trạng bệnh ở trẻ không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm phế quản cấp, áp xe mắt,…
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị lây nhiễm viêm xoang nhất
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị lây nhiễm viêm xoang nhất
  • Người có tiền sử bệnh hô hấp: Đối với người có tiền sử về bệnh hô hấp như viêm họng, viêm họng hạt, viêm phế quản,… là đối tượng dễ bị lây bệnh xoang nhất. Vì trong cơ thể họ thường chứa một lượng virus viêm xoang nhất định. Vì vậy, khi tiếp xúc với người bệnh viêm xoang, số lượng virus này tăng lên và hình thành bệnh viêm xoang.
  • Người cao tuổi: Ở người cao tuổi, các cơ quan liên quan đến hô hấp thường xuất hiện những dấu hiệu như: Các sụn yếu đi khiến đầu mũi bị gục xuống và làm hẹp đường đi của không khí. Các tuyến tiết nhầy cũng bị teo lại, dịch tiết ra giảm, lông chuyển hoạt động kém đi. Đặc biệt, sức đề kháng cũng suy giảm nhanh chóng. Đây là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm xoang xuất hiện.

Cơ chế lây nhiễm của bệnh viêm xoang

Viêm xoang lây nhiễm chủ yếu do vi khuẩn và virus của người bệnh truyền và xâm nhập vào người khác. Bên cạnh vấn đề viêm xoang có bị lây không, bạn cũng cần chú ý vấn đề viêm xoang lây qua đường nào để phòng bệnh tốt nhất.

Bệnh viêm xoang thường lây qua các con đường sau:

Lây nhiễm trực tiếp

Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là con đường dễ bị lây nhiễm viêm xoang nhất. Virus, vi khuẩn gây bệnh thường lây truyền từ cơ thể người bệnh sang người  khỏe mạnh thông qua nước tiết nước bọt. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên nói chuyện, đứng gần với người bệnh hoặc có hành động hôn môi, hôn má,…

Các vi khuẩn viêm xoang sau khi tiếp xúc sẽ nằm trên bề mặt da. Khi bạn đưa tay tiếp xúc với miệng, mũi, mắt thì tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công vào bên trong cơ thể. Khi đó, cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang.

Theo nghiên cứu y học cho thấy, vi khuẩn và virus có thể tồn tại trong thời gian dài trong nước bọt. Ngoài ra, khi bạn tiếp xúc với dịch mủ xoang của người bệnh không vệ sinh kỹ cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý khi tiếp xúc với người mắc bệnh viêm xoang để bảo vệ mình cũng như mọi người xung quanh.

Khi bị viêm xoang bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh
Khi bị viêm xoang bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh

Lây nhiễm gián tiếp

Ngoài lây nhiễm trực tiếp, bệnh viêm xoang có lây qua tiếp xúc gián tiếp với người mắc bệnh. Trường hợp nhiễm bệnh qua con đường gián tiếp là khi bạn dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh.

Các đồ vật không nên sử dụng chung đó là: Bát, đũa, cốc chén, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng,… Đây là những vật dụng được người bệnh thường xuyên sử dụng nên có chứa nhiều vi khuẩn, virus gây xoang.

Khi bạn sử dụng sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập và làm khởi phát các triệu chứng bệnh viêm xoang. Ngoài ra, thói quen gắp thức ăn cho nhau hay dùng chung bát nước chấm cũng là nguyên nhân lây nhiễm viêm xoang từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xoang

Ngoài quan tâm vấn đề viêm xoang có bị lây không, người bệnh cũng cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa bệnh. Bạn nên thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng bệnh này. Từ đó, bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình trước nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Một số biện pháp phòng ngừa viêm xoang hiệu quả bạn cần biết là:

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm xoang: Các đồ dùng cá nhân tuyệt đối không được dùng chung là khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, chậu nước,… Vật dụng gia đình tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn dù có tẩy rửa sạch sẽ cũng không diệt sạch vi khuẩn gây bệnh bám trên bề mặt. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên sắm những vật dụng sinh hoạt riêng cho mình.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường: Khi ra đường hoặc đến những nơi đông người như bến xe, sân bay, xe buýt,… các bạn nên đeo khẩu trang. Thực hiện đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài giúp ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh có sẵn trong môi trường tấn công và gây bệnh cho bạn.
Không nên sử dụng đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải, khăn mặt,...
Không nên sử dụng đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải, khăn mặt,…
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh: Bên cạnh những biện pháp trên, mọi người cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để phòng chống bệnh viêm xoang. Bạn có thể thực hiện bằng cách thực hiện chế độ ăn uống phù hợp. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin. Cần tránh đồ ăn cay nóng, đồ dầu mỡ hay đồ ăn gây ứ đọng chất dịch nhầy, mủ,.. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, làm việc, vận động hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm khói bụi.

Bên cạnh việc chủ động ngừa lây nhiễm viêm xoang cho những người xung quanh, người bệnh cũng nên tìm phương án điều trị dứt điểm bệnh nhanh chóng và phù hợp. Đây mới là cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm viêm xoang, đồng thời lấy lại sức khỏe và cuộc sống thoải mái cho bản thân.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Viêm xoang cấp có khả năng lây lan do chủ yếu bị gây ra bởi vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh

Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua việc vô tình chạm vào đồ vật có chứa vi khuẩn gây bệnh rồi đưa lên mũi. Khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn, virus và sức đề kháng của mỗi người.

Viêm xoang cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn và tốn kém hơn trong việc điều trị.

Bị viêm xoang có gây khó thở không, tác hại và cách điều trị thế nào luôn là câu hỏi được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho người bệnh vấn đề khó thở của viêm xoang cũng như các tác hại nguy hiểm nếu không được điều trị viêm xoang kịp...
Viêm xoang là bệnh lý phức tạp của đường hô hấp. Do có liên quan đến đường ăn uống nên rất nhiều người cho rằng không nên uống nước đá khi bị viêm xoang. Vậy thực chất viêm xoang uống nước đá được không? Tìm hiểu câu giải đáp vấn đề này trong bài viết sau. Viêm xoang uống nước...

Viêm xoang có thể lây nhiễm, đặc biệt là khi do vi khuẩn hoặc virus. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người có tiền sử bệnh hô hấp và người cao tuổi dễ bị lây nhiễm nhất.

Lây nhiễm xảy ra trực tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết người bệnh hoặc gián tiếp qua dùng chung đồ dùng cá nhân. Phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc, không dùng chung đồ, đeo khẩu trang và duy trì lối sống lành mạnh.

Viêm xoang hàm là một bệnh lý có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị và quản lý đúng cách. Mặc dù ban đầu, bệnh có thể chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức vùng hàm trên, chảy mũi, ngạt mũi và hơi thở có mùi hôi, nhưng nếu để kéo dài mà không can thiệp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Viêm xoang mãn tính do vi khuẩn có thể lây nhiễm qua việc dùng chung đồ dùng, tiếp xúc với dịch mủ, chạm vào vật dụng nhiễm khuẩn hoặc hít phải dịch tiết từ người bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và sức đề kháng của mỗi người.

Xoang sàng sau có mối liên hệ mật thiết với cơ quan hô hấp, mắt và não bộ. Do đó, viêm xoang sàng sau mãn tính không những là bệnh khó chữa mà còn rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, cách xử lý khi mắc viêm xoang sàng sau mãn tính thế...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan