Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm xoang nhức đầu là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay. Khi mắc bệnh, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như: đau nhức sổ mũi, đau đầu kèm theo đau dữ dội khu vực má, quanh mắt,… điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Theo đó, để tình trạng này sớm được điều trị dứt điểm bạn cần chủ động tìm hiểu về nguyên nhân, hướng khắc phục.

Viêm xoang nhức đầu là gì?

Viêm xoang nhức đầu là một triệu chứng thường gặp của viêm xoang, một tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi. Các xoang này là các khoang rỗng trong hộp sọ, thông với khoang mũi qua các lỗ nhỏ. Khi niêm mạc xoang bị viêm, chúng sẽ sưng lên và tiết ra nhiều dịch nhầy, gây tắc nghẽn các lỗ thông xoang và tăng áp lực trong xoang. Áp lực này tác động lên các dây thần kinh cảm giác trong vùng đầu mặt, gây ra những cơn đau đầu khó chịu.

Triệu chứng bệnh viêm xoang nhức đầu

Phần lớn người bệnh đều nhầm lẫn viêm xoang đau nhức đầu với các bệnh lý khác gây ra đau nửa đầu. Do đó, để chẩn đoán chính xác bạn nên nắm rõ các biểu hiện của bệnh dưới đây:

Biểu hiện rõ rệt của bệnh là đau đỉnh đầu, hai thái dương
Biểu hiện rõ rệt của bệnh là đau đỉnh đầu, hai thái dương

  • Bệnh lý thường xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa, hoặc do sự tác động của vi khuẩn, nấm và các chất dị ứng mà nên.
  • Đau đầu, vùng trán và hai thái dương dữ dội, thậm chí là co giật nhẹ.
  • Vùng mắt và hai gò má cảm giác nặng xuống, rất đau.
  • Đau đớn vùng răng đặc biệt là hàm trên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống của người bệnh.
  • Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, cảm giác ớn lạnh liên tục xảy ra.
  • Nước mũi chảy qua họng hoặc trực tiếp qua mũi, có màu vàng đặc quánh, mùi tanh, hôi.
  • Với một số người có sức đề kháng kém có thể kèm theo sốt cao.
  • Sưng mặt, mũi kèm theo đó tấy ở vùng mũi cũng là triệu chứng điển hình của bệnh.
  • Hai tai thường xuyên rơi vào tình trạng ù, khó nghe, suy giảm chức năng nghe.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Tắc nghẽn lỗ thông xoang: Dịch nhầy ứ đọng gây tăng áp lực trong xoang, kích thích các dây thần kinh cảm giác và gây đau. Vị trí đau thường tương ứng với xoang bị viêm.
  • Viêm nhiễm: Vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập gây viêm niêm mạc xoang, tăng tiết dịch, phù nề và gây đau.
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng gây viêm niêm mạc xoang, tăng tiết dịch và dẫn đến đau đầu.
  • Yếu tố cấu trúc: Các bất thường giải phẫu như lệch vách ngăn, polyp mũi... cản trở lưu thông dịch, gây viêm và đau.
  • Yếu tố khác: Thay đổi áp suất, thời tiết, ô nhiễm, khói thuốc... cũng làm tình trạng viêm xoang nặng thêm và gây đau.

Bệnh viêm xoang nhức đầu có nguy hiểm không?

Viêm xoang gây đau đầu nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả khó lường. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng giấc ngủ, đời sống sinh hoạt mà còn tác động trực tiếp lên sức khỏe tổng quan của người bệnh cũng như các chức năng của hệ hô hấp.

Đặc biệt, các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu và không thể tập trung làm bất cứ việc gì, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Điển hình phải kể đến các biến chứng như:

  • Viêm màng não, áp xe não: Đây là hai biến chứng nguy hiểm nhất, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
  • Tụ mủ dưới màng cứng: Ảnh hưởng đến chức năng hệ hô hấp, nặng có thể gây nhiễm trùng hoặc tử vong.
  • Áp xe ngoài màng cứng: Là biến chứng phổ biến của bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của người bệnh.
  • Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang: Biến chứng rất hiếm gặp tuy nhiên để lại hậu quả khôn lường, đe dọa tính mạng con người.

Viêm tắc tĩnh mạch xoang han là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Viêm tắc tĩnh mạch xoang han là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm xoang nhức đầu gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần đến gặp bác sĩ ngay. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia y tế:

Đau đầu nghiêm trọng:

  • Đau đầu kéo dài hơn 7-10 ngày, không thuyên giảm hoặc nặng hơn sau khi dùng thuốc giảm đau thông thường.
  • Đau tập trung ở vùng trán, giữa hai lông mày, hoặc sau mắt, có thể lan xuống hàm trên.
  • Đau tăng lên khi cúi đầu, ho, hắt hơi hoặc căng thẳng.

Triệu chứng kèm theo:

  • Sốt cao trên 38 độ C kèm ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức.
  • Chảy dịch mũi đặc, có màu vàng hoặc xanh, đôi khi lẫn máu.
  • Nghẹt mũi kéo dài, giảm khứu giác, ngủ ngáy, hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Sưng phù mặt, nhất là vùng xung quanh mắt, má, trán.
  • Rối loạn thị giác: nhìn mờ, nhìn đôi, đau nhức mắt.

Yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử viêm xoang tái phát, đặc biệt nếu đã từng gây biến chứng.
  • Suy yếu hệ miễn dịch do mắc bệnh mãn tính.
  • Trẻ em và người cao tuổi.

Tình huống đặc biệt:

  • Đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội kèm cứng cổ, buồn nôn, nôn, rối loạn tri giác.
  • Đau đầu khác biệt so với các lần trước.
  • Nghi ngờ biến chứng: đau đầu kèm co giật, yếu liệt chi, rối loạn ngôn ngữ...

Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?

Hỏi bệnh và thăm khám:

Bác sĩ sẽ hỏi về đặc điểm đau đầu (vị trí, tính chất, thời gian...), các triệu chứng kèm theo (nghẹt mũi, chảy mũi...), tiền sử bệnh. Tiếp đó, bác sĩ sẽ quan sát vùng mũi xoang, nội soi mũi để kiểm tra tình trạng niêm mạc, dịch mủ...

Chẩn đoán phân biệt:

Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ viêm xoang. Bác sĩ cần phân biệt với đau đầu do căng thẳng, migraine, u não, viêm màng não...

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Không có tiêu chuẩn cụ thể, bác sĩ dựa vào các yếu tố sau:

  • Triệu chứng lâm sàng: Đau đầu kèm các triệu chứng mũi xoang điển hình.
  • Khám lâm sàng: Dấu hiệu viêm nhiễm vùng mũi xoang.
  • Kết quả xét nghiệm: Xét nghiệm máu, dịch mũi xoang, hình ảnh (X-quang, CT, MRI).

Bác sĩ dựa vào các kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm để kết luận bệnh
Bác sĩ dựa vào các kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm để kết luận bệnh

Cách trị viêm xoang nhức đầu hiệu quả

Các phương pháp điều trị viêm xoang nhức đầu tùy thuộc rất lớn vào tình trạng, sức khỏe của người bệnh. Do vậy, các bác sĩ thường dựa vào kết quả thăm khám để chỉ định các hướng chữa trị phù hợp. Có ba cách điều trị thường được áp dụng như sau:

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian điều trị viêm xoang nhức đầu chủ yếu sử dụng các thảo dược có sẵn trong tự nhiên, cách thực hiện đơn giản, có thể tự bào chế tại nhà. Một số bài thuốc cho kết quả cao, được nhiều người tin dùng như:

Kết hợp gừng với hành củ

Gừng với hành củ có tác dụng hỗ trợ cái thiện phế, vị, kinh tỳ,… được dân gian tin dùng trong chữa trị bệnh viêm xoang nhức đầu. Đặc biệt, gừng tươi có tác dụng hồi dương, làm ấm cơ thể, giảm thiểu tình trạng đau nhức đầu hiệu quả.

Để bào chế bài thuốc đúng cách bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 50g hành và 1 củ gừng tươi.
  • Gọt sạch phần vỏ của gừng, hành củ thì đem bóc vỏ.
  • Bỏ hai hỗn hợp hành và gừng vào cối giã nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước cốt bằng vải màn, sau đó cho vào lọ để bảo quản.
  • Mỗi lần nhỏ 2 - 3 giọt vào mũi, thực hiện 3 lần/ngày để đạt hiệu quả.
  • Để nhận được kết quả hãy kiên trì áp dụng mỗi ngày.

Bài thuốc từ tỏi

Theo Y học cổ truyền, tỏi là vị thuốc có tác dụng kháng viêm, trừ khuẩn hiệu quả. Việc sử dụng tỏi trong điều trị bệnh viêm xoang nhức đầu cũng rất đơn giản và cho kết quả hiệu nghiệm.

Tỏi có tác dụng hỗ trợ, điều trị bệnh hiệu quả
Tỏi có tác dụng hỗ trợ, điều trị bệnh hiệu quả

Đối với bài thuốc này bạn có thể lựa chọn một trong hai cách điều trị như:

Cách 1: Xông mũi bằng tỏi

  • Dùng khoảng 50g củ tỏi đã bóc vỏ.
  • Dập nát nhẹ và đun sôi với nước.
  • Tắt bếp và cho tỏi vào một cái chậu bé.
  • Để hỗn hợp trước mặt, cúi đầu gần chậu, cách khoảng 25cm rồi chùm chăn kín.
  • Giữ nguyên trạng thái khoảng 7 - 10 phút.
  • Trong lúc xông hơi cần thả lỏng cơ thể, hít thở sâu.
  • Thực hiện phương pháp trên 2 lần/ngày để thu lại kết quả.

Cách 2: Ăn tỏi sống

  • Chuẩn bị ½ củ tỏi.
  • Đem bóc nhánh và ăn trực tiếp trong ngày.
  • Mỗi lần chỉ cần ăn 1 - 3 tép tỏi. Nếu cảm thấy khó ăn hãy ăn cùng với một số gia vị khác.
  • Lưu ý, chỉ thực hiện bài thuốc sau khi ăn, tránh gây tác dụng phụ không đáng có.

Dùng lá chanh chữa bệnh

Là chanh chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất được sử dụng nhiều trong điều trị viêm xoang nhức đầu. Phương pháp này giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, nghẹt mũi,… mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Thực hiện bài thuốc bằng các bước sau:

  • Dùng khoảng 100g lá chanh sạch, đã ngâm qua nước muối.
  • Cho lá chanh vào ấm hoặc rồi rồi đun sôi với 300ml nước
  • Tắt bếp, đem thuốc ra xông hơi trong khoảng 10 phút.
  • Duy trì ngày 2 lần vào các buổi sáng sớm và chiều tốt.
  • Bệnh sẽ sớm được đẩy lùi sau hai tuần thực hiện.

Chữa viêm xoang bằng lá lốt

Lá lốt chứa nhiều piperin và piperidin có tác dụng hỗ trợ chữa trị chứng bệnh đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi, nghẹt mũi,... được nhiều người bệnh viêm xoang nhức đầu áp dụng và cho kết quả bất ngờ.

Công dụng tuyệt vời của lá lốt trong điều trị bệnh viêm xoang nhức đầu
Công dụng tuyệt vời của lá lốt trong điều trị bệnh viêm xoang nhức đầu

Cách xử lý bài thuốc rất đơn giản, chỉ cần làm đủ các bước sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt, khoảng 300g lá.
  • Rửa sạch và ngâm với nước muối để diệt trừ vi khuẩn.
  • Cho lá ra rổ rồi để ráo nước sau đó cho vào cối rồi giã nhuyễn.
  • Sử dụng vải màn để lọc lấy phần nước cốt.
  • Cho vị thuốc vào lọ xịt, nhỏ thuốc vào mũi  mỗi ngày.

Thuốc trị viêm xoang nhức đầu

Thuốc trị viêm, giảm đau,... là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang nhức đầu, các tác dụng thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. 

Cụ thể về công dụng của từng loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau: Áp dụng nhiều nhất cho người viêm xoang nhức đầu. Đây là loại thuốc có tác dụng thuyên giảm các cơn đau từ nhẹ đến đau dữ dội, mang lại cảm giác thoải mái, lấy lại tinh thần làm việc. Các loại thuốc giảm đau thường dùng là Panadol,...
  • Thuốc kháng sinh trị viêm: Chủ yếu sử dụng nhóm thuốc penicillin, sulfur,... Được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang đau nhức đầu. Loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm, cải thiện bệnh hiệu quả.
  • Thuốc kháng histamin: Sau khi thăm khám và xác định được căn nguyên của bệnh xuất phát các yếu tố như, phấn hoa, lông thú động vật, đồ ăn,... Các bác sĩ sẽ kê đơn, chỉ định sử dụng loại thuốc như Voriconazole hoặc Amphotericin...
  • Thuốc xịt, rửa mũi: Các loại thuốc xịt, rửa,... được sử dụng nhiều là budesonide, dipropionate, nhóm thuốc chứa corticoid,...
  • Thuốc thông mũi: Loại thuốc này được sử dụng nhằm mục đích đào thải, đẩy nhanh các chất dịch nhầy trong xoang mũi. Nhờ đó, mũi được lưu thông, tình trạng đau nhức đầu cũng giảm thiểu, mang đến cảm giác dễ chịu.
  • Thuốc bổ, vitamin: Với loại thuốc này các bác sĩ sẽ tự kê đơn sau khi thăm khám và nắm bắt được tình hình sức khỏe của người bệnh.

Bài thuốc Đông y

Viêm xoang nhức đầu gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, trong Đông y, tình trạng này xuất phát từ mất cân bằng phong, hàn, nhiệt, thấp, gây ứ trệ khí huyết vùng đầu mặt.

Nguyên tắc điều trị viêm xoang nhức đầu bằng Đông y dựa trên việc biện chứng luận trị, tức xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để đưa ra pháp đồ phù hợp. Đông y sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên tập trung khôi phục cân bằng này, giảm triệu chứng và tăng sức đề kháng.

Bài thuốc Đông y chữa viêm xoang nhức đầu dưới đây đã và đang được nhiều người sử dụng mang lại hiệu quả tốt:

Các nguyên liệu thường có trong bài thuốc Đông y
Các nguyên liệu thường có trong bài thuốc Đông y

Bài thuốc Tân Di:

  • Thành phần: Tân di, Hoàng cầm, Thăng ma, Cam thảo, Bách hợp, Thạch cao, Bạch môn, Tri mẫu.
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, giảm đau, thông mũi.
  • Chỉ định: Viêm xoang cấp và mãn tính do phong nhiệt, biểu hiện đau nhức vùng trán, chảy nước mũi vàng đặc, hắt hơi, sốt.

Bài thuốc Kim Ngân Hoa:

  • Thành phần: Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Sinh địa, Huyền sâm, Hoàng cầm, Đan bì, Mạch môn đông, Tân di.
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, giảm đau, tăng cường sức đề kháng.
  • Chỉ định: Viêm xoang cấp và mãn tính do phong nhiệt, biểu hiện đau nhức vùng trán, chảy nước mũi vàng đặc, hắt hơi, sốt.

Bài thuốc Ngũ Vị Tứ:

  • Thành phần: Ngũ vị tử, Tứ quân tử thang (Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật, Cam thảo), Bạch chỉ, Tân di, Tế tân, Phòng phong, Kinh giới, Bạc hà, Cam thảo.
  • Công dụng: Ôn phế, tán hàn, thông khiếu, tiêu viêm, giảm đau.
  • Chỉ định: Viêm xoang mãn tính do phong hàn, biểu hiện đau nhức vùng trán, chảy nước mũi trong loãng, nghẹt mũi, sợ lạnh, đau đầu.

Cách sử dụng:

Chuẩn bị các vị thuốc theo đúng liều lượng trong đơn thuốc, ấm sắc thuốc bằng đất hoặc thủy tinh, nước sạch.

Sắc thuốc:

  • Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị và để ráo.
  • Cho thuốc vào ấm, đổ nước ngập thuốc khoảng 3-4cm.
  • Đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa, đun liu riu khoảng 45-60 phút cho đến khi còn khoảng 150-200ml nước.
  • Chia thuốc thành 2-3 phần nhỏ và uống trong ngày.

Biện pháp phòng chống viêm xoang nhức đầu

Các biện pháp phòng bệnh viêm xoang nhức đầu khá đơn giản, cho hiệu quả khá tốt. Theo đó người bệnh nên chủ động thực hiện đầy đủ như sau:

Biện pháp phòng chống bệnh viêm xoang nhức đầu hiệu quả, dễ  dàng thực thi
Biện pháp phòng chống bệnh viêm xoang nhức đầu hiệu quả, dễ  dàng thực thi

  • Đảm bảo uống nước đầy đủ không uống dưới 2 lít nước/ngày.
  • Chăm chỉ vệ sinh vùng họng, mũi và những cơ quan hô hấp khác để bảo vệ sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Tránh xa, không đến những địa điểm, khu vực đang bị báo động ô nhiễm, đặc biệt là các khu công nghiệp dệt may, sản xuất than, cơ khí, lọc hóa dầu,...
  • Rèn luyện, hình thành cách sống sạch sẽ, hạn chế tình trạng nhà cửa bừa bộn, có mùi hôi, khó chịu.
  • Chủ động vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ mỗi ngày, thực hiện tổng vệ sinh 3 lần một tuần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số thiết bị để bảo vệ không khí trong gia đình.
  • Nói không việc việc dùng chung đồ cá nhân với bạn thân, người thân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng tránh, bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với người bệnh.
  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, sống lành mạnh, hạn chế rượu, bia, thường xuyên luyện tập thể thao. Đặc biệt là các bài tập yoga, thiền, chạy bộ,...
  • Khi mắc các bệnh lý liên quan đến viêm mũi, họng và tai thì cần điều trị ngay, không bệnh phát triển mạnh, biến chứng. Đồng thời, để phát hiện đúng bệnh và kịp thời bạn nên thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ, khám định kỳ tối thiểu 3 tháng một lần.
  • Tránh để cơ thể đau ốm, mệt mỏi kéo dài. Trong công việc cũng không nên ép buộc bản thân quá sức, để tình trạng stress, căng thẳng tái diễn liên tục.
  • Khi cảm thấy mỏi mệt, cơ thể xuất hiện một số các triệu chứng của bệnh viêm xoang nhức đầu cần chủ động thăm khám để tìm ra nguyên nhân, giải pháp điều trị.

Kết luận

Với tất cả những kiến thức về bệnh “viêm xoang nhức đầu” nói trên. Hy vọng rằng bạn đọc có thể hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh, từ đó chủ động hơn trong cách điều trị và phòng tránh để có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình.


Top địa chỉ phòng khám Viêm Xoang Nhức Đầu


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan