Vảy nến ở tai rất hiếm gặp nhưng khi xuất hiện lại gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tai bị vảy nến và cách điều trị thế nào? Dưới đây là những thông tin quan trọng về bệnh vảy nến ở tai mà tapchidongy.org tổng hợp được.
Vảy nến ở tai là bệnh gì?
Vảy nến ở tai là bệnh ngoài da hình thành do hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Hoặc tế bào da bị kích thích sản xuất dư thừa. Thông thường cơ thể chúng ta cần khoảng 28 ngày để hoàn thành một chu kỳ sản xuất tế bào da mới. Đồng thời đây cũng là lúc diễn ra quá trình thay thế tế bào.
Tuy nhiên, ở người bị vảy nến, bao gồm cả trường hợp ở tai, quá trình này bị đẩy nhanh chỉ còn 3 – 4 ngày. Do đó tế bào cũ không kịp bị đào thải và bị ùn ứ lại. Nó tạo thành mảng vảy màu đỏ hoặc xám. Đây chính là cơ chế hình thành vảy nến ở tai và các vị trí trên cơ thể.
Những người trưởng thành thường hay bị bệnh vảy nến ở tai. Tuy nhiên, trẻ em và người cao tuổi cũng nằm trong nhóm đối tượng có biểu hiện này.
Vảy nến vành tai, sau tai hay bên trong đều có thể ảnh hưởng đến thính giác. Vì vậy, vị trí bị bệnh này được cho là có tính nguy hiểm cao.
Dấu hiệu nhận biết vảy nến xuất hiện ở tai
Triệu chứng bệnh vảy nến ở tai khá rõ nét nhưng do xuất hiện ở vị trí khó nhìn nên chúng ta thường không để ý được. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết dựa trên các cảnh báo của cơ thể như:
- Tai có biểu hiện ngứa tại vùng xuất hiện vảy như bên trong, vành và sau tai.
- Xung quanh tai, đặc biệt là vùng da tổn thương có hiện tượng đau, cậy vào thấy bong vảy.
- Người bệnh lâu dần cảm thấy khả năng nghe kém đi, thậm chí có thể mất thính giác tạm thời.
- Soi tai thấy có mảng da đỏ hoặc bạc ở trong hoặc quanh phần ống tai.
- Có hiện tượng tắc nghẽn bên trong khiến bạn khó chịu, bứt rứt.
Nếu như chưa từng mắc phải bệnh này, rất có thể bạn sẽ lầm tưởng rằng mình đang bị nghẽn tai. Vì vậy mà sơ ý, bỏ qua những dấu hiệu nhận biết ban đầu. Đến khi tình trạng tắc nghẽn nặng khiến bạn nghe không rõ mới tiến hành khám thì bệnh đã trở nặng. Đây cũng chính là lý do khiến bệnh vảy nến ở tai thường khó chữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bị bệnh vảy nến ở tai có nguy hiểm không? Chữa được không?
Vảy nến sau tai hay ở vành đều dễ lây sang các vùng da khác. Đặc biệt khi tình trạng này lan ra mặt, một số vùng da sẽ có biểu hiện sớm là xung quanh mắt, mũi, miệng, và kể cả ở trên lưỡi, lợi, phía trong của má.
Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn cho bạn trong sinh hoạt. Đồng thời tình trạng này tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công lên các cơ quan, gây ra các bệnh viêm nhiễm khác. Vảy nến ở tai lâu ngày gây ứ đọng nhiều tế bào chết có thể gây ra hiện tượng mất thính lực.
Vảy nến ở tai xuất hiện ở trẻ em, trẻ sơ sinh thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa tình trạng này rất hiếm gặp ở đối tượng quá nhỏ tuổi.
Về việc điều trị, trẻ nhỏ cũng dễ chữa khỏi bệnh này hơn so với người lớn. Do đó, có thể nói vảy nến ở tai có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cả đối tượng mắc bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh, mức độ lây lan cũng quyết định các biến chứng và độ nguy hiểm.
Ngoài ra, vảy nến ở tai còn là bệnh dễ nhầm lẫn khi phán đoán, khó tự phát hiện. Bệnh xảy ra khiến cho thẩm mỹ của người mắc bị ảnh hưởng lớn. Cho nên, có thể nói đối với người trưởng thành, vảy nến ở tai là một bệnh nguy hiểm.
Bị bệnh vảy nến xung quanh tai có chữa được không?
Bệnh vảy nến ở vành tai và trong, đằng sau bộ phận này đều khó điều trị dứt hẳn. Đến nay y học phương Đông và phương Tây đều đang nỗ lực tìm ra các giải pháp khắc phục dứt hẳn các triệu chứng của bệnh. Còn về căn nguyên, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị vảy nến ở tai. Các nghiên cứu trên da về bệnh này vẫn tiếp tục được thực hiện để nỗ lực tìm ra nguyên nhân căn bản và thuốc điều trị đặc hiệu.
Các cách chữa trị bệnh vảy nến ở tai
Nếu nhận thấy trên tai có các dấu hiệu của bệnh vảy nến, bạn không nên chần chừ mà cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đây là tình trạng có nhiều biểu hiện tương đối giống với bệnh ngoài da khác xảy ra ở cùng vị trí. Cho nên, tốt nhất bạn hãy chọn các cơ sở chuyên khám chữa bệnh về tai mũi họng để xác định hiện tượng cho đúng.
Các bác sĩ sẽ giúp bạn bước đầu loại bỏ các tích tụ trong và sáp trong ống tai. Sau đó, từ kết quả chẩn đoán, họ sẽ chỉ ra cho bạn những phương pháp điều trị. Đồng thời bạn cũng sẽ được lắng nghe tư vấn về cách chăm sóc tại khi bị vảy nến.
Chữa vảy nến ở tai bằng mẹo dân gian
Trong một số trường hợp tai bị vảy nến nhẹ, vị trí không quá sâu, bạn có thể dùng một số mẹo dân gian tại nhà để giảm triệu chứng.
1. Vảy nến ở vành tai: Dùng dầu dừa làm giảm bệnh
Dầu dừa nguyên chất chữa vảy nến ở tai nhờ các axit oleic, lauric, và các panmitic, linoleic. Đây là những chất có dược tính giảm đau, loại trừ vi khuẩn tấn công da. Ngoài ra nó còn lọc đi các tế bào da chết, ngừa hiện tượng sừng hóa.
Sử dụng dầu dừa nhiều ngày người bệnh có thể cảm thấy tốc độ lây lan trên các vùng da bệnh giảm dần. Vậy làm thế nào để chữa vảy nến ở tai bằng dầu dừa? Dưới đây là một số cách kết hợp.
Massage dầu dừa tự nhiên nguyên chất
- Bạn làm sạch vùng da tổn thương cần chữa trị và lấy 1 chén dầu dừa ra.
- Thoa từng chút một dầu dừa lên vùng da đó và kết hợp massage thật nhẹ và đều tay.
- Sau khoảng 10 phút, bạn để nguyên cho dầu dừa thấm tối đa là 1 tiếng.
- Cuối cùng bạn cần rửa lại và lau khô phần da vừa bôi dầu đó đi.
Trộn với cây trà
Pha dầu dừa với dầu trà theo tỉ lệ 3:1 rồi hấp cách thủy lên. Tiếp theo, bạn rửa sạch vùng da cần chữa trị rồi bôi hỗn hợp dầu đã hấp lên tai bị vảy nến. Sau khoảng 30 phút thì rửa lại và lau khô tai.
Dùng với lô hội
- Cũng tương tự như cách làm với dầu trà, bạn chỉ cần trộn 2 phần dầu dừa với 3 phần thịt lô hội. Nhưng với mẹo này, có thể không hấp cách thủy cũng được.
- Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu thì bạn rửa sạch tai bị vảy nến.
- Tiếp theo, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này rồi bôi lên phần da bị vảy nến ở trong tai, vành tai…
- Sau khoảng 30 phút thì bạn rửa thật cẩn thận và lau khô, tránh để nước rơi vào trong.
- Kết hợp dầu dừa với các dược liệu kể trên, dùng liên tục trong nhiều ngày để thấy rõ hiệu quả.
2. Chữa vảy nến vành tai bằng hành hoa
86% cây hành hoa là nước, phần còn lại là các khoáng chất có lợi cho da và các protein, chất xơ… Những dưỡng chất này đều có khả năng giúp kháng viêm, sát trùng, trừ độc và phục hồi cho làn da. Bạn có thể chữa vảy nến ở tai bằng hành hoa như sau:
Ăn rau chần
- Bạn lấy một nắm hành hoa, sơ chế thật sạch, bỏ phần rễ và lá hỏng đi.
- Sau đó bạn cắt đoạn, để ráo nước trong rổ.
- Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi, đun to lửa cho sôi rồi thả hành vào chần sơ.
- Thực hiện như vậy trong vòng 2 – 3 tuần để ăn bạn sẽ thấy có sự thay đổi ở tai.
Thấm nước hành hoa
- Sau khi vớt hành trần để ăn, bạn để lại một phần rồi tắt bếp, đậy vung thật kín cho đến khi nước nguội bớt.
- Trong thời gian này, bạn vệ sinh tai thật sạch rồi lau khô, chuẩn bị một phần tăm bông.
- Lấy tăm bông thấm nước hành rồi bôi vào vùng da vảy nến ở sau tai hoặc trên vành.
- Mỗi ngày bạn thấm như vậy 1 lần rồi để nguyên 30 phút, sau đó mới rửa lại.
- Trong khi tiến hành, bạn nên cẩn trọng, tránh để nước chảy vào trong tai.
- Thực hiện đều đặn 2 cách làm đối với hành hoa như trên đểu giảm thiểu hiện tượng vảy nến sau tai.
3. Chữa vảy nến vành tai bằng cây vòi voi
Cây vòi voi có khả năng sát trùng và kháng viêm rất tốt, có thể dùng để trị vảy nến ở tai bằng các cách như:
Ngâm rượu
- Chuẩn bị một nắm vòi voi đem rửa sạch, để khô nước rồi cho vào bình thủy tinh.
- Đổ rượu vào bình cho ngập vòi voi rồi đậy nắp kín khoảng 10 ngày.
- Sau đó bạn đổ một lượng nhỏ, dùng bông gòn thấm vào rồi bôi lên vùng da vảy nến ở vành tai.
Đắp lá
- Bạn chuẩn bị một nắm lá vòi voi, ngâm nước muối loãng, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Sau đó cho lá vào cối, thêm một chút muối hạt rồi giã nhỏ.
- Vệ sinh tai rồi đắp hỗn hợp lá vòi voi lên phần da bị vảy nến.
- Chú ý nằm nghiêng để lá không lọt vào trong lỗ. Nếu trị vảy nến ở trong tai thì bạn vo viên nhỏ, bọc vào vải mỏng rồi cho vào lỗ tai.
- Để nguyên như vậy khoảng 30 – 45 phút rồi lau rửa lại thật sạch.
- Tiến hành mẹo trị vảy nến vành tai bằng lá vòi voi mỗi ngày trước khi đi ngủ. Đến khi không còn cảm thấy biểu hiện bệnh thì có thể ngưng.
4. Dùng gel nha đam bôi lên tai
Gel nha đam giúp làm sạch tự nhiên các mảng bám trên da tai. Sử dụng dược liệu này cũng giúp tai bớt viêm, sưng đỏ và ngừa ngứa ngáy. Nha đam rất lành tính, có tính kết dính tương đối cao nên khá an toàn khi bạn bôi lên tai. Để thực hiện trị vảy nến ở tai bằng nha đam, bạn làm như sau:
- Chọn một đoạn nha đam tươi, giàu thịt, đem rửa sạch, cắt bỏ đầu cuối, lọc lấy phần gel trong suốt.
- Cắt miếng gel trong suốt đó thành miếng nhỏ, cho vào bát sạch.
- Vệ sinh tai sạch sẽ, lau khô rồi thoa gel nha đam trong bát vào vùng da viêm ở tai.
- Thực hiện cách làm này mỗi ngày, kết hợp với việc uống nước ép nha đam (bạn cũng sơ chế tương tự, nhưng đem thịt nha đam lọc được xay nhuyễn thành nước ép).
- Sau vài lần đến một tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trên tai, bao gồm cả khả năng nghe được cải thiện.
Dùng cách chữa mẹo để khắc phục triệu chứng vảy nến ở tai tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, với những cách bôi, đắp thuốc, bạn nên cẩn trọng khi vệ sinh tai và dùng dược liệu. Tránh để nước lã hay dung dịch thuốc chảy sâu vào bên trong.
Các bài thuốc Đông y
Vảy nến ở tai theo Đông y, là thể bệnh thường khởi phát do tai nhiễm lạnh. Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa Thu – Đông. Để khắc phục tình trạng này, các thầy thuốc đã chỉ ra một số cách chữa ở tai như sau:
Bài thuốc chữa vảy nến ở tai gây chảy dịch
- Người bệnh bị hiện tượng này thường có thêm các biểu hiện ở lưỡi như màu lưỡi hồng nhạt, rêu trắng.
- Bạn cần dùng các thuốc có khả năng khu phong, hỗ trợ lưu thông máu, trừ lạnh, điều phong.
- Một số thuốc và liều lượng cần dùng là: Sinh địa, cỏ chông và mẫu đơn trắng. Mỗi loại bạn cần dùng khoảng 12g/ấm.
- Lại thêm quế chi và long sa, mỗi vị bạn dùng khoảng 15g.
- Sau khi đã chuẩn bị đủ các vị thuốc như trên thì bạn đem rửa rồi cho vào ấm sắc.
- Thêm 5 bát con nước rồi đun nhỏ cho tinh chất thôi ra nước. Đến khi còn khoảng 3 bát nước là vừa.
- Rót 1 bát nước ra uống ấm sau khi ăn 30 phút, 2 bát còn lại cũng uống ấm sau các bữa ăn còn lại.
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc theo trình tự như vậy để làm biến mất các biểu hiện của vảy nến quanh tai.
Bài thuốc chữa vảy nến vành tai tạo mảng
Vảy nến ở tai có thể ảnh hưởng đến khoang miệng, hố mắt, tạo mảng ở nhiều nơi. Ngoài ra người bệnh còn có khả năng bị ngứa, sốt, lưỡi đỏ nhưng rêu vàng. Để ngăn chặn tình trạng này bạn dùng bài thuốc hoạt huyết, giải độc như sau:
- Chuẩn bị thổ phục linh và thất diệp nhất chi hoa, mỗi loại 15g.
- Thêm tỳ giải, hòe bắc bộ và trạch tả, mỗi loại 10g.
- Cùng các vị hoàng cầm, bạch linh, cây cù đèn, lăng du và xương truật, mỗi loại 6g.
- Cuối cùng bạn thêm vào 12g đan bì.
- Sau khi có đủ các thảo dược, bạn rửa sơ với nước rồi cho vào ấm cùng 6 bát con nước.
- Bật bếp đun với lửa thấp cho nước sôi và cạn từ từ, sao cho tinh chất trong thuốc chiết ra.
- Khi còn 1 nửa lượng nước ban đầu thì bạn tắt bếp, rót 1 bát ra uống ấm sau ăn 30 phút.
- 2 bát nước còn lại bạn cũng đun ấm và uống sau các bữa ăn còn lại trong ngày.
- Tiến hành đều đặn và sắc uống hàng ngày để các biểu hiện vảy nến trên tai giảm hẳn.
Bài thuốc chữa vảy nến sau tai có biểu hiện rướm máu
Vảy nến ở tai thể huyết nhiệt có thể gây rướm máu ở các vết sần. Người bệnh đi tiểu ít, nước vàng, hay khô khát, táo bón. Rêu lưỡi lúc này cũng hơn vàng, trên nền lưỡi đỏ đậm.
- Bạn nên sử dụng một số dược liệu làm thoát ban, điều hòa mạch máu, giải độc.
- Một số vị có tác dụng này là: Quy vĩ, mẫu đơn đỏ, sinh địa và xích thược mỗi thứ 12g.
- Cùng với bắc đậu căn, cây bọ mẩy, tử thảo, và đan bì, mỗi thứ 10g.
- Thêm hoa kim ngân và hoạt huyết đan, mỗi thứ 15g vào.
- Trộn đều, rửa sạch, để thuốc róc nước rồi cho vào ấm đun với 5 bát con nước.
- Đun nhỏ lửa cho dược tính chảy ra, đến khi nước cạn còn khoảng 3 bát thì ngưng.
- Rót lấy 1 bát con uống ấm sau khi ăn từ 30 phút – 1 tiếng. 2 phần còn lại dùng tương tự trong ngày.
- Tiến hành sắc thuốc uống mỗi ngày để vảy nến ở tai không còn triệu chứng nào biểu hiện.
Những bài thuốc Đông y trị vảy nến ở tai thường là thuốc uống, có tác dụng từ bên trong và rất an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần sắc mỗi ngày khá mất thời gian. Thêm vào đó, các triệu chứng ở tai có giảm hay không còn phụ thuộc vào cơ địa. Vì vậy, không ít người muốn tìm các phương thuốc tiện lợi, hiện đại để điều trị.
Điều trị bằng y học hiện đại
Mặc dù chưa tìm ra cách điều trị khỏi hẳn, nhưng y học hiện đại đã chỉ ra những biện pháp khắc phục triệu chứng hoặc dùng thuốc như sau:
Các thuốc bôi tai trị vảy nến:
- Thuốc trị bong vảy, giảm bạt sừng: Là các thuốc có chứa từ 2% – 5% axit salicylic. Khi bôi lên tai, vùng da sẽ bớt khô, giảm bong và viêm.
- Thuốc chứa corticoid dạng mỡ: Là loại làm giảm viêm, ngừa xuất tiết ở tai người bệnh vảy nến. Một số thuốc có thể kể đến là Flucinar, Betnovate, Synalar, Diproson, Sicorten… Loại này thường cho tác dụng nhanh nhưng lại có thể khiến bạn dễ bị kháng thuốc.
- Thuốc làm lành tổn thương: Giảm sự ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh lên vết thương. Giúp người bệnh bớt cảm giác đau nhưng lại dễ gây ra hiện tượng rát, teo, giãn mao mạch, nổi mụn ở tai…
- Dùng thuốc nhỏ tai có Steroid: Nhỏ vào ống tai trong trường hợp vảy nến ảnh hưởng sâu vào bên trong. Loại thuốc có thể kết hợp với các dược phẩm trị vảy nến ở tai khác để trị bệnh.
- Dùng nhựa than Goudron: Thuốc này có dạng dung dịch, mang tính axit, giúp làm giảm hiện tượng viêm và bong vảy, nên dùng ở vành và sau tai.
- Thuốc khử oxy Anthralin: Giúp ức chế một số enzym hình thành tế bào da, ngừa khô, nứt ở tai gây đau đớn.
- Dược phẩm ức chế Calcineurin: Thường dùng cho những vùng da nhạy cảm bị vảy nến như tai, mắt, mũi, miệng nhưng không được dùng nhiều ngày. Thuốc này giúp tình trạng viêm, tích tụ da chết giảm đi. Đồng thời giảm tăng thời gian tái tạo da mới lại theo hướng bình thường.
- Thuốc mỡ Daivonex: Dùng để ngăn sự tăng sinh tế nào da, nhờ đó ngừa hiện tượng tắc nghẽn trong tai, tránh bị giảm thính lực.
- Thuốc uống Methotrexat: Ức chế, chống viêm bằng cách tác động lên tế bào lympho T, giảm tăng sinh tế nào. Thuốc này cần dùng nếu bạn xử lý vảy nên ở tai bằng quang hóa trị liệu…
Các thuốc Tây trị vảy nến ở tai có thể làm giảm ngứa, viêm, ứ vảy trong tai nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng giống như thuốc Đông y hoặc dân gian, nó không làm bạn thoát hẳn khỏi vảy nến. Sau khi điều trị, bạn cần chú ý ngừa tái nhiễm.
Cách phòng ngừa bệnh vảy nến ở tai tái nhiễm
Vảy nến ở tai là hiện tượng viêm da mãn tính hiện vẫn chưa tìm ra thuốc trị dứt hẳn. Có nghĩa là dù dùng thuốc nào, sau một thời gian các triệu chứng lại có thể xuất hiện. Tuy nhiên, để giảm bớt các biểu hiện và ngừa lây lan, tái phát, bạn nên:
- Tránh dùng rượu, thuốc lá phơi nắng hoặc ăn mặc phong phanh khi trời lạnh. Điều này dễ làm da ở tai bị kích ứng dẫn đến biểu hiện bệnh.
- Tránh gãi ngứa ở tai làm da bị nhiễm trùng. Việc gãi ngứa khi bị vảy nến ở trong tai rất nguy hiểm vì nó có thể làm tăng nguy cơ mất thính lực.
- Không nên làm da tai trầy xước hoặc nằm ép tai xuống khiến vết thương bị ảnh hưởng.
- Vảy nến ở tai có thể do bạn chưa chú ý vệ sinh tai đúng cách, hãy đảm bảo tai được làm sạch mỗi ngày.
- Nếu có hiện tượng ùn ứ, chảy dịch kèm theo biểu hiện ngứa, bong vảy, mẩn đỏ ở tai, đồng thời giảm khả năng nghe, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tai.
- Nếu đúng là tai bạn bị vảy nến, hãy lắng nghe và làm theo lời khuyên của bác sĩ để khắc phục bệnh này.
Vảy nến ở tai có thể làm mất thính giác, thẩm mỹ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu và khám, điều trị đồng thời kiểm soát tình trạng của căn bệnh tự miễn này. Hy vọng những thông tin trên đây thực sự bổ ích, góp phần giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc và tái phát vảy nến quanh tai.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!