Viêm xoang sàng có mủ là một loại viêm xoang khá phổ biến hiện nay. Tình trạng xoang kéo dài gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Vậy, có cách nào để trị khỏi bệnh hoàn toàn?
Viêm xoang sàng có mủ là gì? Có nguy hiểm không?
Xoang sàng là xoang nhỏ nhất, có nhiều hốc nhỏ và nằm dọc từ trước ra sau giữa hốc mắt và hốc mũi. Do thời tiết, vi khuẩn hay một số nguyên nhân khác tác động và dẫn đến viêm xoang sàng.
Viêm xoang sàng có mủ là tình trạng mãn tính của bệnh viêm xoang sàng. Tình trạng bệnh xuất hiện do viêm xoang sàng lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Giai đoạn này, ở xoang có xuất hiện mủ vàng hoặc xanh và có mùi hôi nặng. Bệnh tiến triển phức tạp. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, vi khuẩn dễ lây lan và có khả năng bị phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh có thể gặp phải một số nguy cơ sau:
- Tác động đến não bộ: Viêm xoang sàng có mủ gây ảnh hưởng tới bán cầu não sau và gây ra triệu chứng đau đầu. Nhiều trường hợp có biểu hiện bị suy nhược thần kinh, trầm cảm. Khi đó, nếu sử dụng thuốc an thần liều cao để cải thiện giấc ngủ trong một thời gian dài có thể dẫn đến tâm thần rất nguy hiểm.
- Suy giảm thị giác: Thị giác là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất khi người bệnh bị viêm xoang sàng. Tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến nguy cơ bị viêm mắt, thậm chí là mù lòa.
- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một trong những hậu quả thường gặp do bệnh viêm xoang sàng có mủ gây nên. Bệnh lâu ngày kéo theo chứng như ù tai, choáng váng, nguy hiểm hơn có thể bị thủng màng nhĩ và gây điếc tai.
- Ung thư viêm xoang mũi: Viêm xoang sàng có mủ không được điều trị có thể gây ra chứng ung thư viêm xoang mũi rất nguy hiểm. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng tiêu biểu như: Nghẹt mũi liên tục, đau và sưng quanh vùng tai mũi họng, thường xuyên chảy máu cam, mất khứu giác và chảy nước mắt.
- Đau dạ dày: Khi bị viêm xoang sàng có mủ lâu ngày cũng có thể dẫn đến triệu chứng đau dạ dày. Nguyên nhân là do viêm xoang lâu ngày khiến mủ chảy xuống đường tiêu hóa và gây đau dạ dày.
- Một số bệnh khác như: Hôi miệng, khàn tiếng, viêm thanh quản,…
Dấu hiệu, nguyên nhân viêm xoang sàng có mủ
Trước khi xác định phương pháp điều trị bệnh, bạn cần xác định rõ tình trạng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh.
Dấu hiệu viêm xoang sàng kèm mủ
Tùy theo vị trí bệnh, viêm xoang sàng xuất hiện triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Tình trạng bệnh rất dễ nhận biết như sau:
- Viêm xoang sàng trước: Bệnh nhân thường có biểu hiện đau khu vực quanh hốc mắt, hốc mũi hay phần tiếp giáp giữa xoang trán đến xoang hàm.
- Viêm xoang sàng sau: Người bệnh thường có dấu hiệu đau vùng sau gáy từ đầu lan tới vai. Tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến mắt và làm thâm đen dưới hai mí mắt. Ngoài ra, có thể dẫn đến viêm sưng mắt, đỏ mắt, chảy ghèn, mủ mắt.
Các triệu chứng khiến cho mũi bị đau nhức, nghẹt mũi, tinh thần kém, khả năng làm việc giảm sút.
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang sàng có mủ
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang sàng là do vi khuẩn, virus Tuy nhiên, tình trạng bệnh còn do một số nguyên nhân sau:
- Người bệnh tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm như: khói bụi, chất độc hại, chất hóa học,…
- Khi bị viêm xoang cấp tính nhưng người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng.
- Do nhiễm trùng hoặc vỡ các khối u, polyp nhỏ trong mũi khi không phẫu thuật kịp thời.
- Người bệnh bị nhiễm VA (nhiễm trùng tai) không được nạo diệt khuẩn nên lây lan đến xoang.
- Dị ứng với thời tiết, lông chó mèo, phấn hoa, hóa chất,…
Ngoài ra, tình trạng viêm xoang có mủ còn do một số yếu tố không thường gặp khác như: Chấn thương, các bệnh liên quan đến màng não,….
Để điều trị dứt điểm tình trạng xoang, người bệnh nên sử dụng các biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh nhân không nên chủ quan để xảy ra tình trạng viêm xoang có mủ biến chứng ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe.
Cách điều trị bệnh viêm xoang sàng có mủ
Viêm xoang cấp thông thường do virus có thể cải thiện tình trạng bệnh mà không cần điều trị bằng thuốc trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, viêm xoang có mủ do nhiễm khuẩn nên cần trị liệu bằng các biện pháp có tác dụng đặc trị vi khuẩn.
Căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn một trong số cách điều trị sau:
Điều trị bằng Tây y
Thuốc Tây y điều trị viêm xoang có hai dạng là: Thuốc uống và thuốc xịt. Đối với viêm xoang sàng có mủ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong xoang.
Nhóm kháng sinh tiêu biểu thường dùng là: Amoxicillin, Sulfamethoxazol, Trimethoprim,… Và có thể kết hợp với các loại thuốc khác khi cần thiết như: Thuốc giảm đau, thuốc Steroid dạng xịt mũi, hay thuốc kháng Histamine,…
Lưu ý: Không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, corticoid, aspirin,… vì nhóm thuốc này thường để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh.
Trường hợp viêm xoang có mủ sau khi hết cảm cúm sẽ được chỉ định các loại thuốc như: Chlorpheniramine, paracetamol hoặc một số thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng thủ thuật Proezt hoặc phun khí dung nếu thật sự cần thiết.
Trường hợp sử dụng thuốc điều trị viêm xoang có mủ không mang lại hiệu quả bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác.
Đó là sử dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa (nội soi xoang mũi), hoặc chọc xoang để rút dịch mủ ra ngoài. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám kỹ lưỡng.
Bệnh viêm xoang có mủ rất dễ tái phát nếu vi khuẩn còn sót lại trong xoang. Vì cậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng thuốc quá liều hoặc tự ý ngưng thuốc khi sử dụng.
Bài thuốc Đông y chữa viêm xoang sàng có mủ
Một số bài thuốc Đông y hiệu quả cho người bị viêm xoang sàng có mủ thường dùng là:
- Bài 1: Sử dụng: Ma hoàng, khương hạt, thương nhĩ tử, phòng phong mỗi vị 12g; hoa tân di 8g và kinh giới, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc kĩ các vị thuốc với 3 bát nước đến khi cô đặc còn 1 bát. Sau đó, chia nước thuốc uống 2 lần và uống hết trong một ngày. Kiên trì sử dụng thuốc cho đến khi triệu chứng xoang khỏi hoàn toàn.
- Bài 2: Sử dụng các vị thuốc: Hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá mỗi vị 12g; bạc hà 8g và chi tử 4g. Đem tất cả các vị thuốc sắc cùng 3 bát nước đến khi còn lại 1 bát. Chia đều và uống 2 lần/ngày. Lưu ý: Sử dụng nước thuốc trong một ngày để tránh gây nguy hại đến sức khỏe.
- Bài 3: Chuẩn bị các vị thuốc như sau: Khương hoạt, phòng phong mỗi vị 12g; hoàng cầm 8g; cam thảo 6g và bạc hà, xuyên khung, hoàng liên mỗi vị 4g. Đem các vị thuốc nấu cùng ba chén nước, nấu kỹ đến khi còn một chén thì sử dụng. Dùng nước thuốc uống hai lần trong ngày và thực hiện đều đặn trong một thời gian dài.
Các bài thuốc Đông y rất an toàn, lành tính nên người bệnh có thể dùng chữa viêm xoang sàng trong một thời gian dài. Để điều trị bệnh hiệu quả hơn, nên sử dụng thuốc kết hợp phương pháp châm cứu. Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà
Người bệnh ngoài sử dụng thuốc Tây y hay Đông y có thể sử dụng một số biện pháp dân gian sau:
Sử dụng ngó sen và gừng tươi
Cách chữa bệnh này có tác dụng tiêu mủ nhanh và giảm các triệu chứng do viêm xoang gây ra. Các bước thực hiện biện pháp chữa xoang đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 30g ngó sen và 6g gừng tươi và đem các nguyên liệu rửa sạch rồi giã nhuyễn.
- Sử dụng nguyên liệu tươi đã giã đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên. Lưu ý khi đắp không để hỗn hợp dây vào mắt.
- Đắp thuốc trong khoảng 15 phút, sau đó bạn có thể thấy buồn nôn và ọe ra mủ.
- Nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần, tốt nhất là vào buổi sáng, buổi tối cho đến khi sạch mủ.
Lưu ý:
- Cần thực hiện bước làm sạch nguyên liệu trước khi sử dụng.
- Người bệnh nên sử dụng gừng tươi vì gừng có tác dụng làm nóng xoang và làm dịch mủ được loãng hơn.
- Bài thuốc này có thể áp dụng chữa cả viêm mũi, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang thông thường.
Sử dụng ké đầu ngựa và tân di
Ké đầu ngựa và tân di đều là những vị thuốc được áp dụng để điều trị bệnh về đường hô hấp. kết hợp quả ké đầu ngựa với tân di có tác dụng chống viêm, tiêu sưng và làm sạch mủ hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 10g ké đầu ngựa và 8g tân di, rồi đem đi rửa sạch và để ráo nước.
- Rang giòn ké đầu ngựa và tân di sau đó cho vào cối tán thành bột.
- Trộn đều hai vị thuốc trên lại với nhau và cho vào lọ kín để dùng dần.
- Mỗi lần dùng 2 thìa bột hòa cùng với 100ml nước nóng uống 2 lần/ngày. Kiên trì sử dụng, sau 2 tháng tình trạng bệnh suy giảm đáng kể.
Lưu ý: Khi uống ké đầu ngựa và tân di, bệnh nhân có thể thấy nóng bụng trong thời gian ngắn.
Biện pháp xông hơi trị viêm xoang sàng có mủ
Phương pháp xông hơi bằng tinh dầu hay thảo dược có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi và làm loãng dịch mủ rất hiệu quả. Vì vậy, giúp thông đường thở mang lại sự dễ chịu cho người bệnh.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Đầu tiên, người bệnh pha một ít tinh dầu chanh, bạc hà hoặc sả cùng với nước ấm.
- Sau đó, sử dụng nước đã pha để xông tại vùng mặt trong vòng 15 phút.
- Trong khi xông, nên thường xuyên massage và ấn nguyệt tại các vị trí chủ yếu trên khuôn mặt. Thực hiện bấm huyệt giúp máu huyết được lưu thông và đồng thời hơi nóng sẽ làm lỏng dịch mù có trong mũi xoang.
- Xông hơi là biện pháp đơn giản nhưng rất an toàn và hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân mắc viêm xoang sàng nên thực hiện thường xuyên để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Một số lưu ý cho người bị viêm xoang sàng
Khi bị viêm xoang sàng có mủ, người bệnh cần lưu ý:
- Nên vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Nước muối có tác dụng giúp mũi được làm sạch, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan. Rửa mũi bằng nước muối còn có thể làm loãng chất nhầy trong mũi xoang và dùng dụng cụ để đẩy chúng ra bên ngoài một cách dễ dàng.
- Người bệnh cần đeo khẩu trang khi đi ra đường và khi làm việc ở những nơi bụi bặm.
- Nên giữ ấm cơ thể thường xuyên nhất là khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi. Và không tắm nước lạnh khi người đang có mồ hôi hoặc dùng điều hòa với nhiệt độ quá thấp.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Tránh ăn các thực phẩm đã có tiền sử bị dị ứng, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này là tác nhân gây kích thích khiến viêm xoang sàng nặng hơn. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại gia vị như gừng, bạc hà hay thực phẩm chứa nhiều Omega 3, vitamin.
- Chú ý chế độ nghỉ ngơi và nên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày đúng cách nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Trên đây là một số cách điều trị bệnh viêm xoang sàng có mủ rất hiệu quả. Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!