Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa không chảy mủ liệu có phải là dấu hiệu bất thường không? Nhiều người mắc bệnh viêm tai giữa đang băn khoăn về câu hỏi này và tìm cách khắc phục. Các vấn đề xoay quanh viêm tai giữa không chảy mủ sẽ được bác sĩ thông tin chi tiết trong bài viết.

Viêm tai không chảy mủ là thế nào? Đối tượng mắc bệnh

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh phổ biến, thường gặp trong số những bệnh lý về tai. Thực tế khi mắc viêm tai giữa, biểu hiện cụ thể thường gặp ở người bệnh sẽ bao gồm đau tai và chảy dịch mủ. Thế nhưng một số người bị viêm tai giữa lại lo lắng vì không thấy xuất hiện dịch ứ.

Giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết: Trong y khoa, tình trạng viêm tai giữa không chảy mủ còn có tên gọi khác là viêm tai giữa ứ dịch. Hiểu đơn giản về bệnh này là khu vực tai giữa bị viêm, nhiễm trùng và xuất hiện dịch mủ. Thế nhưng màng nhĩ vẫn đóng kín nên các chất dịch sẽ tồn đọng ở bên trong tai và không thoát ra ngoài được.

viem-tai-giua-khong-chay-mu
Viêm tai giữa không chảy mủ là một nhánh của bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa không chảy mủ cũng là một dạng phổ biến của bệnh viêm tai giữa. Thế nhưng so với trường hợp có chảy mủ thì tình trạng bệnh này lại khó nhận biết, khó điều trị và nguy hiểm hơn. 

Đối tượng mắc bệnh

Cũng giống như đối tượng mắc viêm tai giữa thông thường, bệnh lý này có thể gặp ở bất kỳ ai, bao gồm cả trẻ em và người lớn.

  • Trẻ em: Do cấu tạo vòi nhĩ chưa hoàn chỉnh cộng với sức đề kháng yếu, trẻ em là đối tượng dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công gây viêm nhiễm.
  • Viêm tai giữa không chảy mủ người lớn: Xuất phát từ tâm lý chủ quan, chần chừ và suy nghĩ bệnh có thể tự khỏi nên nhiều người lớn dù thấy dấu hiệu bệnh rõ ràng nhưng không chữa trị sớm.

Tại sao viêm tai giữa lại không chảy mủ?

Đối với bệnh viêm tai giữa, mủ có thể hiểu là thanh dịch, chất dịch nhầy, keo đặc… tích tụ ở tai giữa và không thể thoát ra ngoài bởi màng tai không thủng. Lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng bít tắc này, các bác sĩ đã nêu ra một số nguyên nhân cụ thể:

  • Tình trạng tắc vòi nhĩ làm hạn chế không khí di chuyển lên tai giữa. Khi đó lượng không khí bên trong hòm nhĩ sẽ ít dần, màng nhĩ bị xẹp lại, cấu trúc bị thay đổi.
  • Quá trình thoái hóa của màng nhĩ kết tủa các mảnh trắng, tế bào chết tích tụ lại tương tự như loại mủ thối.
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm V.A, viêm amidan… không được chữa khỏi triệt để, tái phát nhiều lần.
  • Ngoài ra, người hay bị dị ứng, vòi tai hẹp, thời tiết lạnh hay thay đổi thất thường,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh viêm tai giữa không chảy mủ cũng nguy hiểm tương tự có chảy mủ. Thế nhưng lại khó phát hiện hơn, gây khó khăn cho người bệnh. Vậy nên bạn cần chú ý quan sát, lắng nghe cơ thể để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa không chảy mủ

Chia sẻ về viêm tai giữa nhưng không chảy mủ, người lớn cho rằng các biểu hiện của viêm tai giữa dạng này rất ít, khá mờ nhạt nên rất khó nhận ra. Trẻ bị viêm tai giữa không chảy mủ cũng có chung một số đặc điểm sau:

  • Người bệnh luôn có cảm giác bị nặng tai, có âm thanh lùng bùng, bị ù tai.
  • Cảm thấy khó chịu trong tai, đôi khi lại thấy bị đau nhói.

viem-tai-giua-khong-chay-mu
Viêm tai giữa không chảy mủ cũng gây ra các khó chịu, đau đớn cho người bệnh

  • Người lớn sẽ nhận thấy khả năng nghe của mình bị suy giảm.
  • Trẻ bị viêm tai giữa không chảy mủ thường nghễnh ngãng, kém tập trung hay chú ý khi người lớn gọi hoặc nói chuyện.
  • Xuất hiện các cục hạch, cơ thể yếu nên hay sốt nhẹ, ho, ngạt mũi,... nhất là khi trời lạnh hay thời tiết thay đổi bất thường.
  • Thường mắc các bệnh về hô hấp như: Sưng viêm amidan, viêm mũi, viêm họng,...
  • Khi khám soi tai có thể thấy thấy niêm mạc bị sưng tấy, có màu đỏ. Tương tự, màng nhĩ cũng đổi màu trở nên dày đục, có thể bị lõm vào bên trong và xuất hiện dịch bám ở đó.

Viêm tai giữa không chảy mủ có nguy hiểm không, chữa được không?

Nhiều người bệnh đã chia sẻ rằng khi mắc các bệnh lý về tai, có các triệu chứng đau tai, nhức trong tai nhưng do không thấy xuất hiện dịch mủ nên họ chủ quan. Một số người cho rằng hiện tượng đó là bình thường do thời tiết thay đổi hoặc bệnh nhẹ, có thể tự khỏi được nên không đi thăm khám kịp thời. Lâu dần các triệu chứng sẽ ngày càng nặng thêm và gây ra những hậu quả khó lường.

Vậy nên các bác sĩ khuyên rằng, nếu thấy bất kỳ các triệu chứng tai mũi họng bất thường nào thì đều nên đi khám ngay. Việc thăm khám kịp thời rất có lợi cho việc điều trị bệnh sau này.

Với sự phát triển của y học hiện nay thì tình trạng viêm mà không có mủ hoàn toàn có thể chữa trị được. Tuy nhiên việc chữa trị như thế nào, chữa trị trong thời gian bao lâu và có thể khỏi bệnh triệt để không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

Viêm tai giữa không chảy mủ mặc dù không gây nhiều khó chịu hay mất vệ sinh nhưng nếu để kéo dài có thể gây điếc vĩnh viễn. Như vậy nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và chính xác thì bệnh cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Chữa viêm tai giữa không chảy mủ bằng cách nào?

Có nhiều giải pháp để người bệnh viêm tai giữa không bị chảy mủ lựa chọn. Sau đây là các cách mọi người có thể tham khảo, lựa chọn cho mình một liệu trình phù hợp.

viem-tai-giua-khong-chay-mu
Trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm

Mách bạn mẹo dân gian

Các cây thuốc trong những mẹo dân gian này thường dễ kiếm, dễ mua. Hơn thế, hầu như các cách này đều rất dễ thực hiện và hoàn toàn có thể áp dụng thường xuyên tại nhà. Điểm qua những mẹo dân gian phổ biến nhất dưới đây.

Dùng phèn chua và ngũ bội tử

Phèn chua từ lâu đã được biết đến là “chất kháng sinh”, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, trừ độc. Khi phèn chua kết hợp với ngũ bội tử càng làm tăng những công dụng trên. 

Người xưa hướng dẫn dùng phèn chua và ngũ bội tử như sau:

Nguyên liệu cần có bao gồm: Phèn chua và ngũ bội tử mỗi thứ nửa cân.

Quy trình áp dụng:

  • Đun nóng phèn chua và ngũ bội tử cho đến khi chảy thành dung dịch đặc sánh.
  • Nghiền nhỏ phần màu trắng xốp phía bên trên (lưu ý nên bảo quản kín trong lọ thủy tinh).
  • Mỗi lần dùng bạn cần vệ sinh tai sạch sẽ bằng oxy già trước.
  • Sau đó chuẩn bị giấy cuộn thành hình phễu và thổi bột sâu vào bên trong tai.

Mỗi lần dùng chỉ nên lấy một lượng nhỏ bột tương đương hạt đậu xanh và áp dụng hai lần mỗi ngày.

Bài thuốc từ cây sống đời

Theo quan niệm dân gian, cây sống đời có tính hàn, tác dụng giảm nhiệt và tiêu độc. Vì vậy loại cây này có khả năng giảm triệu chứng sưng tấy ở ống tai giữa.

Cách thực hiện rất đơn giản chỉ với 3 bước:

  • Bước 1: Rửa sạch từ 3 – 5 lá sống đời tươi và để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát hoặc xay và chắt lấy nước cốt.
  • Bước 3: Nhỏ trực tiếp từ 1 – 2 giọt vào tai bị viêm.

Dùng lá cây sống đời viêm tai giữa không chảy mủ trong khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng đối với trường hợp cấp tính.

viem-tai-giua-khong-chay-mu-1.jpg
Cây sống đời chữa viêm tai giữa nằm trong top 5 bài thuốc hiệu nghiệm nhất

Bài thuốc Đông y xông tai tiêu trừ viêm nhiễm

Khi xông tai, hơi thuốc sẽ tác động trực tiếp lên vết thương giúp nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Thực hiện phương pháp trị viêm tai giữa không chảy mủ này theo các bước cụ thể:

  • Trước hết cần tìm mua các vị thuốc Đông y sau: Hắc sâm, bồ công anh, hồng thổ linh, hương bạch chỉ, hoàng cầm, hạ khô thảo và kim ngân hoa mỗi loại 10g.
  • Chuẩn bị các vật dụng y tế hỗ trợ: Bông ngoáy tai, nước muối sinh lý và ống tiêm.
  • Đem tất cả các vị thuốc Đông y kể trên sắc cùng nhau.
  • Vệ sinh tai bằng nước muối Natri Clorid 0.9%. 
  • Dùng tăm bông thấm nước thuốc đã sắc khi còn ấm. 
  • Bịt kín đầu ống tiêm bằng tăm bông và đưa đến ống tai. Xịt mạnh ống tiêm qua đầu tăm bông sao cho tạo thành khói nhẹ bay vào bên trong ống tai. 

Kiên trì thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi ngày trong khoảng một tuần liền, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và bệnh cũng đỡ hơn.

Tây y điều trị viêm tai giữa không có chảy mủ

Trước khi được chỉ định dùng thuốc, người bệnh sẽ trải qua quá trình thăm khám cẩn thận giúp xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Dựa vào kết quả kiểm tra tai viêm, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể.

Điều trị nội khoa - Dùng thuốc

Cách này được chỉ định điều trị khi tình trạng bệnh còn nhẹ, bệnh nhân chưa đau đớn nhiều. Chuyên gia kê đơn thuốc bao gồm thuốc uống:

  • Thuốc kháng sinh toàn thân, thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt,... 
  • Kết hợp các loại thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, làm thông thoáng ống tai như: Natri clorid 0.9%, Otipax, Polydexa,...

Để thuốc phát huy tác dụng chữa trị bệnh tốt nhất, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia, đủ liều lượng để tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Lưu ý đặc biệt, đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể phản ứng với hoạt tính của các loại thuốc điều trị. Vậy nên cha mẹ cần thận trọng và quan sát con sau khi cho dùng thuốc.

Điều trị ngoại khoa

Với các trường hợp bị viêm tai giữa nhưng không chảy mủ do hệ lụy của các bệnh viêm xoang, viêm amidan,... cần tiến hành các thủ thuật y tế cắt amidan, kỹ thuật JCIC loại trừ viêm xoang. Áp dụng phẫu thuật, ngoại khoa chỉ trong các trường hợp bệnh nặng mà điều trị bằng thuốc không có hiệu quả. Nếu được chỉ định thực hiện các biện pháp ngoại khoa, người bệnh cũng nên sáng suốt lựa chọn các địa chỉ y tế uy tín.

viem-tai-giua-khong-chay-mu
Điều trị ngoại khoa chữa viêm tai giữa là phương pháp hiện đại nhất hiện nay

Nhìn chung các bệnh viêm tai nếu được chữa trị sớm sẽ nâng cao khả năng phục hồi thính giác, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tránh điều trị phức tạp và tốn kém.

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa không chảy mủ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là tiêu chí tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Bởi vậy người lớn cần chú ý tìm hiểu những kiến thức cơ bản để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Đối với trẻ em, cha mẹ càng nên cẩn trọng, đề phòng cho con. Thực hiện tốt các lưu ý dưới đây vừa tăng thêm kết quả điều trị bệnh vừa phòng ngừa viêm tai giữa hiệu quả.

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tai - mũi - họng, khám sức khỏe định kỳ.
  • Nếu phát hiện các dấu hiệu như đau tai, nhức tai, nghe kém,... cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám ngay.
  • Vệ sinh mũi bằng nước mũi sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi theo quy định khi trẻ bị viêm - sốt - chảy mũi hoặc những khi trời lạnh, thay đổi thời tiết.
  • Khi mắc các bệnh đường hô hấp cần chữa trị triệt để. Đồng thời hạn chế mắc các bệnh tai mũi họng càng ít càng tốt.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp tai mũi họng với ô nhiễm môi trường, bụi bẩn.

Kết luận

Viêm tai giữa không chảy mủ có thể điều trị bằng nhiều cách, nhưng bệnh nhân không nên chủ quan. Nhất là bạn cần tránh tình trạng chữa bệnh nửa chừng, chỉ chữa triệu chứng mà không tiêu diệt căn nguyên. Có như vậy bệnh mới chóng khỏi và không di căn đến các bộ phận liên quan khác.


Top địa chỉ phòng khám Viêm Tai Giữa Không Chảy Mủ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan