Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh lý không hề hiếm gặp và có thể gặp ở bất cứ ai. Khi mắc bệnh, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như: chảy mủ vùng tai, ngứa kèm đau dữ dội, thính lực bị suy giảm,… Do vậy, nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại các biến chứng khó lường, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe.

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là tình trạng viêm nhiễm vùng tai kéo dài phía bên trong hòm tai hoặc phía sau màng nhĩ, xuất hiện biểu mô Malpighi sừng hoá. Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Đặc biệt là người bị bệnh viêm tai giữa mãn tính, lâu ngày không điều trị.

Hình ảnh về bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Hình ảnh về bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Trong giai đoạn  đầu, các khối cholesteatoma có kích thước bé bằng ½ hạt đậu xanh, có hình dạng như u bọc. Sau một thời gian sẽ to dần và bị vỡ ra khiến vùng ống tai bị nhiễm khuẩn, có mùi hôi thối. Đáng lo sợ là các khối này ăn mòn và phá hủy cấu trúc xương con, tế bào xương chũm. Thậm chí lan rộng lên tĩnh mạch, tiểu não,… gây ra các triệu chứng đau nhức, ù tai, mệt mỏi, nhiễm trùng, suy giảm thính lực,…

Chính vì vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bị viêm tai giữa cần chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất được thăm khám cũng như chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, khoa học.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Bên cạnh việc nhiễm trùng và tái phát nhiều lần do các bệnh lý về tai gây ra thì viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma còn do sự tác động của các yếu tố khác như:

  • Quá trình dị nhập của hai chức năng chính là màng nhĩ và biểu bì ống tai đi vào trong hòm tai qua lỗ thủng khi người bệnh bị viêm tai.
  • Do ống dẫn từ phía sau mũi đến giữa tai hay còn được gọi là ống vòi nhĩ hoạt động kém. Vì vậy, làm mất cân bằng áp suất trong tai, không khí khó lưu thông qua tai.
  • Bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma cũng có thể lây lan từ người này sang người khác. 
  • Vùng tai bị viêm nhiễm, trầy xước,… nhưng không được điều trị đúng cách gây nhiễm trùng.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma được thể hiện rõ khi khối cholesteatoma bị vỡ. Người bệnh sẽ trải qua ít nhất một đến hai điều sau:

  • Khó nghe, thiếu linh hoạt về ngôn ngữ: Đa phần người bệnh khi bị viêm tai giữa có cholesteatoma đều cảm thấy tai bị ù, không nghe rõ hoặc nghe không đủ lời người khác khi trò chuyện do khối cholesteatoma làm cản trở khả năng truyền sóng âm vào tai.
  • Tai thường xuyên chảy mủ vàng: Hiện tượng này thường xuất hiện khi khối cholesteatoma bị vỡ. Theo đó, bạn có thể thấy vùng tai xuất hiện các mảng trắng, thô cứng trông như bã đậu.
  • Có mùi hôi thối, khó chịu: Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, khiến người bệnh trở nên e dè, tự ti.
  • Đau nhức, căng thẳng và mệt mỏi: Người bệnh cảm nhận những triệu chứng đau nhức rõ nhất vào các buổi sáng và tối. Cơn đau dữ dội, vùng tai như có vật gì đó chắn ngang.
  • Quan sát thấy lỗ thủng: Nhìn kỹ ở phần khung xương sẽ thấy phần da trong ống tai, màng tai bị thủng. Tuy nhiên, vị trí này thường bị che lấp bởi vảy và mủ đặc nên rất khó thấy.
Khó nghe, đau dữ dội là những triệu chứng điển hình của bệnh
Khó nghe, đau dữ dội là những triệu chứng điển hình của bệnh

Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa mãn tính có cholesteatoma

Hiện nay, để chẩn đoán chính xác bệnh viêm tai xương chũm có cholesteatoma các bác sĩ thường dựa trên 3 phương pháp chính như:

Chẩn đoán lâm sàng

Toàn thân:

  • Hầu như cơ thể giống như người bình thường nhưng sẽ xuất hiện một số ít cơn đau đầu.
  • Về sau cơ thể sẽ xuất hiện thêm một số các triệu chứng như: sốt cao, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

Cơ năng:

  • Đau tai: Các cơn đau kéo dài gây choáng váng, nặng tai, đau đầu, cơ thể mất thăng bằng, khó ăn.
  • Quan sát thấy tai bị sưng đỏ và có biểu hiện chảy mủ tai.
  • Khả năng nghe suy giảm kết hợp với tình trạng ù tai.

Thực thể:

  • Khám tai: Sau khi khám sơ qua các bác sĩ phát hiện vùng ống tai có mủ li ti màu trắng, nhìn kỹ giống bã đậu, kèm mùi tanh hôi. 
  • Soi tai: Tiến hành nội soi thì thấy rõ lỗ thủng gần màng tai, vị trí khung xương bị nham nhở.

Cận lâm sàng

Với phương pháp này các bác sĩ chủ yếu áp dụng phương pháp đo thính lực, chụp cắt lớp vi tính. Theo đó, dựa vào kết quả sẽ chẩn đoán bệnh lý này.

Để chẩn đoán chính xác bác sĩ cần khám lâm sàng và cận lâm sàng
Để chẩn đoán chính xác bác sĩ cần khám lâm sàng và cận lâm sàng

Chẩn đoán phân biệt viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Chủ yếu là 4 thể chính như: Thể kinh điển, thể khu trú, theo tính chất Cholesteatoma, thể hiếm gặp để kết luận chính xác căn bệnh. Cụ thể như sau:

Thể kinh điển:

  • Người lớn: Vùng tai bị viêm nhiễm, đau nhức kéo dài kèm xương ngà đặc.
  • Trẻ em: Xuất hiện các khối cholesteatoma với tốc độ lây lan nhanh.

Thể khu trú:

  • Khối cholesteatoma xuất hiện và khu trú tại thượng nhĩ.
  • Khối cholesteatoma ở vị trí của hòm nhĩ.

Theo tính chất Cholesteatoma:

  • Cholesteatoma ướt: Thường hay gặp ở người bệnh và gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Cholesteatoma khô: Tai bị chảy mủ, các khối cholesteatoma ăn thông ra bên ngoài.

Thể hiếm gặp:

  • Cholesteatoma nguyên phát
  • Cholesteatoma ống tai ngoài
  • Cholesteatoma iatrogen.

Những trường hợp người bệnh cần gặp bác sĩ?

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma kéo dài kèm theo khối u biểu mô, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Đau tai liên tục hoặc tái phát.
  • Chảy mủ tai vàng, trắng đục hoặc nâu, đôi khi có mùi hôi.
  • Giảm thính lực.
  • Ù tai, chóng mặt.
  • Sưng, nóng, đỏ sau tai.
  • Yếu liệt mặt (hiếm gặp).

Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

 Biến chứng tại chỗ:

  • Giảm thính lực: Cholesteatoma gây tắc nghẽn ống tai ngoài, làm giảm khả năng dẫn truyền âm thanh, dẫn đến giảm thính lực.
  • Chóng mặt, ù tai: Do cholesteatoma xâm lấn vào các cấu trúc tiền đình trong tai trong, gây rối loạn chức năng điều khiển thăng bằng, dẫn đến chóng mặt, ù tai.
  • Liệt mặt: Cholesteatoma có thể phát triển và xâm lấn vào dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt), gây liệt mặt.
  • Viêm mê đạo: Cholesteatoma làm tăng nguy cơ viêm mê đạo, một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng của xương xung quanh tai.

Biến chứng nội sọ:

  • Viêm màng não: Cholesteatoma có thể lan rộng và gây viêm màng não, một tình trạng nhiễm trùng màng bao bọc não và tủy sống, có thể đe dọa tính mạng.
  • Áp xe não: Nhiễm trùng từ cholesteatoma có thể hình thành các ổ áp xe trong não, gây ra các triệu chứng như đau đầu dữ dội, sốt cao, buồn nôn, nôn, co giật và hôn mê.
  • Viêm tắc xoang tĩnh mạch bên: Cholesteatoma có thể lan đến xoang tĩnh mạch bên, gây viêm tắc và tạo thành huyết khối, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết và đột quỵ.

Đối tượng nguy cơ cao có khả năng mắc bệnh

Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa
  • Người có tiền sử viêm tai giữa: Tái phát nhiều lần, đặc biệt là viêm tai giữa mạn tính thể thủng nhĩ.
  • Người có bất thường cấu trúc tai: Rối loạn chức năng vòi nhĩ, dị dạng tai, bất thường xương chũm.
  • Người có yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
  • Người tiếp xúc với yếu tố môi trường độc hại: Khói thuốc lá, chất gây dị ứng, môi trường ô nhiễm.
  • Trẻ em: Đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ dị ứng, hen suyễn, viêm mũi xoang mạn tính hoặc không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
  • Người lớn tuổi: Do suy giảm miễn dịch theo tuổi tác và các bệnh lý mạn tính khác.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Người nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm, tình trạng sức khỏe, cơ địa của mỗi người sẽ có cách điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma khác nhau. Theo đó, người bệnh sẽ lựa một trong ba phương pháp dưới đây.

Các bài thuốc dân gian trị bệnh

Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm tai giữa cholesteatoma thường có đặc tính mạnh, chứa nhiều axit amin và các khoáng chất cần thiết,… có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp bệnh được đẩy lùi nhanh chóng.

  • Lá hẹ: Được dân gian ta coi là thảo dược quý trong điều trị các bệnh như viêm mũi, viêm tai giữa mạn tính, viêm họng,… có tác dụng tán độc, tiêu viêm mang lại cảm giác thoải mái. Theo đó, người bệnh chỉ cần rửa sạch và xay nhuyễn, lấy phần nước cốt nhỏ vào tai mỗi ngày sẽ cho kết quả hiệu nghiệm.
  • Cây sống đời: Có tác dụng giải nhiệt, giảm sưng, tiêu viêm giúp người bệnh rút ngắn khoảng thời gian trị bệnh. Cách thực hiện dễ dàng, chỉ cần giã nhuyễn 7 – 10 cây sau đó chắt lọc lấy phần nước cốt, bỏ vào lọ bảo quản và sử dụng trong ngày. 
  • Rau diếp cá: Bài thuốc điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma bằng diếp cá khá đơn giản. Dùng khoảng 500 – 700g thảo dược đem đun sôi với 1000ml nước. Uống bài thuốc trong vòng 7 ngày sẽ cho kết quả điều trị tốt.
  • Phèn chua: Những năm gần đây, phèn chua trở thành nguồn nguyên liệu quý, có tác dụng chữa bệnh viêm tai hiệu quả. Đặc biệt, để đạt hiệu quả cao bạn nên kết hợp phèn chua với ngũ bội tử.
Lá hẹ thường được sử dụng khi mắc các bệnh viêm tai, viêm họng, viêm mũi,...
Lá hẹ thường được sử dụng khi mắc các bệnh viêm tai, viêm họng, viêm mũi,…

Ưu điểm của mẹo dân gian chữa viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của các mẹo dân gian là hiệu quả chưa được kiểm chứng rõ ràng và có thể gây kích ứng, nhiễm trùng nếu không thực hiện đúng cách. Đặc biệt, phương pháp này không thể thay thế các phương pháp điều trị chính thống và có thể trì hoãn việc điều trị, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bằng Tây y

  • Thuốc xịt, rửa: Những loại thuốc này thường chứa nhiều Natri, chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên,… chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể trị dứt điểm bệnh.
  • Thuốc kháng viêm: Phần lớn là nhóm thuốc corticoid, NSAIDs,… được kê đơn sử dụng cho hầu hết những người có bệnh lý liên quan đến tai, mũi và họng.
  • Thuốc kháng sinh: Chủ yếu là các loại thuốc như Aminoglycosid và Macrolid,… có tác dụng nhanh chóng, thuyên giảm các triệu chứng của bệnh chỉ sau 3 – 5 lần sử dụng.
  • Thuốc vitamin: Những loại thuốc này được sử dụng nhằm tăng khả năng kháng bệnh. Các loại vitamin được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng là vitamin A, E, C, D,…
Thuốc Tây y được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý về tai
Thuốc Tây y được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý về tai

Ưu điểm là ít xâm lấn, giúp giảm triệu chứng như đau, chảy mủ tai và phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Nhược điểm của phương pháp này là không thể loại bỏ hoàn toàn khối cholesteatoma, do đó bệnh dễ tái phát và có thể gây ra các tác dụng phụ như dị ứng thuốc, kháng thuốc.

Điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa chữa bệnh viêm tai giữa có cholesteatoma là một trong những phương pháp được nhiều người tin dùng, rút ngắn khoảng thời gian điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tái phát, nhiễm trùng khá cao nếu không được chăm sóc khoa học.

Với phương pháp này các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật kín và hở nhằm lấy sạch bệnh tích. Thế nhưng, để tiến hành điều trị ngoại khoa người bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Khả năng nghe, vị trí, mức độ nguy hiểm,…của bệnh.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật là giúp loại bỏ khối u, cải thiện thính lực và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nhược điểm của phương pháp này cũng có những hạn chế như nguy cơ biến chứng, thời gian phục hồi kéo dài, khả năng tái phát và chi phí cao.

Điều trị bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma ngoài điều trị các triệu chứng của bệnh các bài thuốc còn tập trung vào căn nguyên bên trong cơ thể, hạn chế khả năng tái phát.

Bài thuốc Đông y trị bệnh viêm tai hiệu quả
Bài thuốc Đông y trị bệnh viêm tai hiệu quả
  • Bài thuốc 1: Dùng đan bì, phục kinh, hoàng bá, hoài sơn, trạch tả, tri mẫu, đương quy, long đờm thảo. Cho tất cả dược liệu vào nồi cùng với 2 bát nước rồi đem nấu. Đun đến khi thuốc chỉ còn khoảng 1 bát nhỏ thì tắt bếp.
  •  Bài thuốc 2: Sử dụng mộc thông, hoàng cầm, sa tiền tử, cam thảo, chi tử, thăng ma, sài hồ, bạch truật. Đem đun nấu ít nhất 40 phút  với 900ml nước sạch. Sau đó chia thành lần uống và sử dụng trong ngày.

Ưu điểm của phương pháp Đông y trong điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là tính an toàn, ít tác dụng phụ,và khả năng điều hòa cơ thể toàn diện.

Nhược điểm chính là hiệu quả điều trị thường chậm và đòi hỏi kiên trì trong thời gian dài. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán và lựa chọn bài thuốc phù hợp cần có chuyên môn cao để tránh nhầm lẫn và gây tác dụng ngược.

Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Vệ sinh tai thường xuyên để phòng chống bệnh viêm tai giữa có cholesteatoma
Vệ sinh tai thường xuyên để phòng chống bệnh viêm tai giữa có cholesteatoma
  • Vệ sinh mỗi ngày, ít nhất một tuần 3 lần bằng dung dịch nước muối, thảo dược để hạn chế vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Cần chữa trị ngay các bệnh lý về đường hô hấp nếu có.
  • Hạn chế đến những khu vực bị ô nhiễm nhất là những khu công nghiệp.
  • Thường xuyên uống nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt nước.
  • Quan tâm đến thực đơn, chế độ dinh dưỡng trong ngày nhất là những thực phẩm như: rau xanh, cá, thịt, vitamin,…
  • Không nên sử dụng những đồ uống chứa các chất hóa học, nồng độ cồn cao,… gây nguy hại đến cơ thể.
  • Tập các bài tập như yoga, bơi, chạy bộ,… mỗi sáng hoặc tối để nâng cao sức đề kháng.

Bài viết trên đã phân tích một cách khái quát, đầy đủ những thông tin liên quan đến viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma. Mong rằng, với những kiến thức về bệnh có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc của mình đồng thời có hướng xử lý đúng đắn, kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan