Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bị viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao? Điều trị viêm tai giữa ứ dịch như thế nào để đạt hiệu quả cao, bảo đảm an toàn? Là điều được nhiều người bệnh quan tâm, lo lắng hiện nay. Để tìm được giải pháp cho vấn đề trên mời quý bạn đọc tiếp tục theo dõi những thông tin của bài viết dưới đây.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa ứ dịch đơn giản nhưng vẫn mang lại kết quả khả quan, được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Điển hình nhất là ba phương pháp điều trị tại nhà, dùng thuốc tân dược và thuốc Đông y.

Cách chữa viêm tai giữa ứ dịch tại nhà

Điều trị viêm tai giữa ứ dịch tại nhà là một trong những cách chữa được các mẹ ưu tiên áp dụng. Bởi phương pháp chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, đảm bảo tính an toàn cao, phù hợp với mọi đối tượng. Theo đó, bạn có thể tham khảo các bài thuốc dân gian thông dụng như:

Trị viêm tai giữa ứ dịch bằng rau diếp cá

Bài thuốc dân gian từ rau diếp cá được người bệnh viêm tai giữa, viêm mũi,... lựa chọn sử dụng nhiều và cho hiệu quả điều trị khá cao. Theo đó, chỉ sau một thời gian áp dụng các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm, tạo cảm giác dễ chịu.

Cách chế biến bài thuốc:

  • Tìm mua khoảng 200g rau diếp cá sau đó đem rửa sạch.
  • Nhặt bỏ phần lá, thân hỏng sau đó đem ngâm với nước muối khoảng 5 - 10 phút.
  • Cho rau diếp vào rổ để ráo nước sau đó đem giã nhuyễn lấy nước cốt.
  • Dùng vải màn để loại bỏ cặn bã khoảng 2 - 3 lần.
  • Cho dung dịch vào lọ (dùng lọ thuốc nhỏ muối sinh lý) nhỏ khoảng 4 - 6 giọt vào tai mỗi ngày, chia thành 2 lần nhỏ.
  • Bên cạnh đó có thể dùng nước cốt diếp cá đun sôi với táo đỏ uống mỗi ngày.
  • Để đạt được kết quả mong muốn cần kiên trì áp dụng bài thuốc mỗi ngày.

Rau diếp các chứa nhiều khoáng chất, các loại axitamin có tác dụng điều trị các bệnh lý về hô hấp hiệu quả
Rau diếp các chứa nhiều khoáng chất, các loại axitamin có tác dụng điều trị các bệnh lý về hô hấp hiệu quả

Điều trị viêm tai giữa ứ dịch bằng phèn chua và ngũ bội tử

Phèn chua kết hợp với ngũ bội tử là một trong những bài thuốc được dân gian truyền tai nhau về hiệu quả, tính an toàn nhất hiện nay được nhiều bệnh nhân ưu tiên, lựa chọn để điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch.

Thực hiện bài thuốc như sau:

  • Sử dụng khoảng 50g ngũ bột tử và 35g phèn chua.
  • Trộn đều hai hỗn hợp trên lại với nhau sau đó rắc đều trên miếng sắt lớn và đun đến khi thuốc chảy hết.
  • Để hỗn hợp nguội rồi mang đi nghiền thành bột sử dụng.
  • Mỗi ngày lấy khoảng ⅕ thìa bột cà phê hỗn hợp này thổi nhẹ vào bên tai bị bệnh.
  • Đảm bảo thực hiện bài thuốc ít nhất 2 lần/ ngày và duy trì trong khoảng 7 ngày để đạt kết quả.

Dùng tỏi chữa viêm tai giữa ứ dịch

Tỏi không chỉ là gia vị có lợi cho sức khỏe mà còn được coi là nguồn dược liệu quý cho người bệnh viêm tai. Được biết, trong tỏi chứa rất nhiều axit amin có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm hiệu quả. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh được xoa dịu, mang lại cảm giác thoải mái cho con người.

Quy trình thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 50g tỏi sau đó bóc sạch vỏ và nghiền nát.
  • Cho tỏi trộn với 100ml dầu oliu rồi đun sôi trong khoảng 5 phút đến khi xuất hiện mùi thơm.
  • Cho hỗn hợp cuối cùng vào lọ để bảo quản, nên bỏ trong tủ lạnh để được lâu nhất.
  • Mỗi ngày nhỏ 2- 3 giọt vào khu vực tai bị bệnh hoặc lấy bông thấm lăn đều trong tai.
  • Thực hiện khoảng 5 ngày sẽ đạt được kết quả điều trị hiệu nghiệm.

Dùng sáp ong điều trị viêm tai giữa ứ dịch

Theo kinh nghiệm của dân gian, sáp ong có vị ngọt, tính bình có tác dụng giảm nhẹ tình trạng ung mủ, đau nhức tai, viêm nhiễm,... Đặc biệt, đây còn là nguồn thảo dược chứa nhiều vitamin có khả năng hạ sốt, cải thiện khả năng nghe,...

Sáp ong có công dụng hỗ trợ bệnh viêm tai giữa ứ dịch
Sáp ong có công dụng hỗ trợ bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 nguyên liệu chính là: 01 miếng sáp ong cộng 1 miếng giấy sạch.
  • Lấy miếng giấy đã chuẩn bị đem cuộn miếng sáp như hình điếu thuốc.
  • Dùng bật lửa hơ một đầu để tạo khói đầu còn lại.
  • Theo đó nằm nghiêng và đưa đầu khói vào vùng tai bị bệnh.
  • Duy trì và áp dụng bài thuốc ít nhất 1 tuần để thấy được hiệu quả. 

Trị viêm tai giữa ứ dịch bằng lá kinh giới

Lá kinh giới chứa nhiều khoáng chất có lợi như: sắt, mangan, acid béo omega và những hợp chất có tác dụng chống oxy hóa cao,... Theo đó, vị thuốc có tác dụng ôn hòa, tán độc, kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả, có tác dụng hỗ trợ nhanh quá trình điều trị viêm tai.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 200g lá kinh giới tươi hoặc khô.
  • Bỏ nguyên liệu vào nồi hoặc ấm. Sau đó đổ khoảng 800ml nước để đun sôi.
  • Để thuốc sôi trong khoảng 20 phút thì tắt bếp
  • Uống mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần uống 1 cốc lớn đế nhận được kết quả.

Điều trị viêm tai giữa ứ dịch bằng Tây y

Trong Tây y, để bệnh viêm tai giữa ứ dịch sớm được đẩy lùi các bác sĩ thường yêu cầu người bệnh thăm khám và tiến hành nội soi,... Sau khi chẩn đoán chính xác tình hình bệnh lý, căn nguyên gây bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:

Các loại thuốc Tây y được tin dùng nhiều khi chữa trị viêm tai giữa ứ dịch
Các loại thuốc Tây y được tin dùng nhiều khi chữa trị viêm tai giữa ứ dịch

  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm được kê đơn cho hầu hết người bị bệnh viêm tai giữa ứ dịch. Trong đó, chủ yếu là nhóm thuốc corticoid, NSAIDs,... mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh chỉ sau vài giờ sử dụng.
  • Thuốc xịt, rửa: Chủ yếu là các lọ thuốc nhỏ được bào chế từ thảo dược hoặc Natri,... có công dụng tức thì giúp người bệnh thuyên giảm cơn ngứa, đau ở tai.
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh dạng viên thường mang lại hiệu quả sau 3 - 5 ngày sử dụng. Trong đó, một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch là Ampicillin, Aminoglycosid, Macrolid,...
  • Thuốc kháng histamin: Thông thường những loại thuốc này chỉ được kê đơn, bổ sung thêm cho một số người bệnh có cơ địa quá mẫn cảm, dễ bị dị ứng với các thành phần của thuốc. 
  • Thuốc Otrivin, Coldi B: Điển hình là các loại thuốc như polydexa, ffexin, cortiphenicol,… giúp người bệnh lấy lại tinh thần đồng thời có tác dụng co mạch, tiêu viêm hiệu quả.
  • Bổ sung các loại thuốc vitamin: Phần lớn là các loại vitamin A, C, B và D những loại thực phẩm chức năng này có tác dụng tăng sức đề kháng cho con người.

Phương pháp ngoại khoa chữa viêm tai giữa ứ dịch

Ngoài sử dụng các cách chữa như Tây y, bài thuốc dân gian thì việc lựa chọn phương pháp điều trị ngoại khoa cũng mang lại hiệu quả cao cho người bệnh viêm tai giữa ứ dịch.

Các thủ thuật điều trị viêm tai giữa ứ dịch bao gồm:

  • Nghiệm pháp Valsalva: Được thực hiện bằng cách mím chặt miệng kết hợp bịt chặt 2 mũi, làm phồng má 2 bên. Như vậy sẽ giúp thông vòi nhĩ.
  • Thổi bóng bơm vòi nhĩ otovent: Phương pháp này mang lại hiệu quả khá tốt, đảm bảo an toàn cho người bệnh đồng thời có tác dụng lưu thông ống vòi eustache.
  • Phẫu thuật: Chủ yếu được áp dụng với người bệnh mãn tính, bệnh nặng. Theo đó, các bác sĩ sẽ chích rạch để lưu dịch ra bên ngoài
  • Đặt ống thông khí qua màng nhĩ: Có tác dụng nhanh, giảm thiểu tình trạng khó nghe, ngứa ngáy,...

Có thể nói, phần lớn các trường hợp bị viêm tai giữa ứ dịch sẽ được chữa khỏi sau 15 - 30 ngày nếu điều trị đúng cách, khoa học. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát bất cứ khi nào, để lại di chứng cao.

Điều trị viêm tai giữa ứ dịch bằng Đông y

Trong Đông y, các bài thuốc điều trị viêm tai giữa ứ dịch đều sử dụng nguồn dược liệu, các vị thuốc nam có nguồn gốc thiên nhiên, quý. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh và các bài thuốc đông y còn giúp điều hòa cơ thể, cân bằng âm dương. Do vậy, người bệnh sẽ không phải lo lắng về chất lượng, sự an toàn, khả năng dị ứng,...

Bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch hiệu quả, an toàn
Bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch hiệu quả, an toàn

Trong điều trị viêm tai giữa ứ dịch các bài thuốc Đông y tập trung giải độc, nhiệt, lưu thông huyết ứ,... Từ đó, bệnh sẽ được đẩy lùi, hạn chế tối đa khả năng tái phát. Tham khảo một số bài thuốc Đông y nổi tiếng trong điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu như ngưu bàng,  ý dĩ, chi tử, trạch tả, sài hồ, mộc thông, quy đầu, sinh địa. Đem cho hết vào nồi rồi sắc với 1500ml nước. Đun thuốc đến khi lượng nước chỉ còn khoảng chừng 400ml nước thì tắt bếp. Đem uống thuốc trong ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Bài thuốc 2: Xa tiền tử , long đởm thảo, hoàng cầm, đương quy, sinh địa, mộc thông, cam thảo. Mang đi sắc với 7 bát nước sạch, thuốc sắc đến khi còn khoảng ¼ thì dừng bếp rồi đem để nguội uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 3: Dùng đủ các loại thảo dược như: Cát cánh, hoàng liên, biển đậu, đẳng sâm, sa nhân, trần bì, phục linh, cam thảo rửa sạch và cho vào ấm. Sau đó, đổ thêm 800ml nước sạch và tiến hành sắc thuốc trong khoảng 35 phút, đến khi thuốc vơi đi còn 1/3 thì đem sử dụng.

Qua kiểm chứng trên người bệnh cho biết, các bài thuốc Đông y thường cho hiệu quả cao, an toàn. Tuy nhiên, thời gian điều trị phụ thuốc rất lớn vào cơ địa, khả năng hấp thụ thuốc của mỗi người. Thế nên, người bệnh cần kiên trì áp dụng luôn tục mới có thể thu lại thành quả tốt.

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp điều trị nội khoa, việc sử dụng dược liệu hỗ trợ đã được chứng minh có khả năng giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Hoàng kỳ

Cơ chế tác dụng: Bổ khí, nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm, giảm phù nề. Hoàng kỳ được biết đến với khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, nguyên nhân thường gặp của viêm tai giữa ứ dịch.

Cách sử dụng:

  • Sắc uống: 10-15g/ngày, sắc với nước uống hàng ngày.
  • Kết hợp: Có thể phối hợp với các vị thuốc khác như bạch truật, kim ngân hoa, phòng phong để tăng cường hiệu quả.

Kim ngân hoa

Cơ chế tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm. Kim ngân hoa có tác dụng giảm viêm nhiễm, giảm đau, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp OME do nhiễm trùng.

Cách dùng:

  • Sắc uống: 15-20g/ngày, sắc với nước uống hàng ngày.
  • Nhỏ tai: Dùng nước sắc kim ngân hoa để nhỏ tai, ngày 2-3 lần.

Kim ngân hoa có tác dụng giảm viêm nhiễm, giảm đau
Kim ngân hoa có tác dụng giảm viêm nhiễm, giảm đau

Bạch truật

Cơ chế tác dụng: Kiện tỳ, thẩm thấp, lợi thủy, tiêu thũng. Bạch truật giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm phù nề, hỗ trợ điều trị viêm tai giữa ứ dịch có kèm theo triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Cách dùng:

  • Sắc uống: 10-15g/ngày, sắc với nước uống hàng ngày.
  • Kết hợp: Thường được phối hợp với hoàng kỳ, kim ngân hoa trong các bài thuốc trị viêm tai giữa ứ dịch.

Xạ can

Cơ chế tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, giảm đau. Xạ can có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị  viêm tai giữa ứ dịch do nhiễm trùng.

Cách dùng:

  • Sắc uống: Dùng 10-15g xạ can khô sắc với 200ml nước, uống ngày 2 lần.
  • Kết hợp với các thảo dược khác: Xạ can có thể được kết hợp với các thảo dược khác như kim ngân hoa, liên kiều, bạch truật trong các bài thuốc Đông y để tăng cường hiệu quả điều trị.

Liên kiều

Cơ chế tác dụng: Liên kiều không chỉ thanh nhiệt giải độc mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, giúp tiêu diệt các tác nhân gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, liên kiều còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, từ đó ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát.

Cách dùng:

  • Sắc uống: 10-15g/ngày, sắc với nước uống hàng ngày.
  • Kết hợp: Có thể kết hợp với kim ngân hoa, xạ can để tăng cường hiệu quả kháng viêm, giảm đau.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu:

  • Tùy thuộc vào thể bệnh: Lựa chọn và gia giảm dược liệu cần dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân (thể hàn, thể nhiệt, thể hư, thể thực).
  • Kết hợp với điều trị nội khoa: Việc sử dụng dược liệu cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các phương pháp điều trị nội khoa phù hợp.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng dược liệu.

Huyệt đạo hỗ trợ trị bệnh

Ngoài cách sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị khác, việc tác động vào các huyệt vị châm cứu được xem là một liệu pháp bổ trợ hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa ứ dịch. Công dụng của phương pháp này chính là giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm viêm, giảm đau và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Các huyệt đạo quan trọng:

Huyệt Nghinh Hương:

  • Vị trí: Nằm ở chỗ lõm giữa cánh mũi và môi trên, trên rãnh nhân trung, ngang với đường thẳng đi qua giữa đồng tử.
  • Tác dụng: Thông khiếu mũi, giảm viêm, giảm đau, cải thiện thính lực.

Vị trí huyệt Nghinh Hương
Vị trí huyệt Nghinh Hương

Huyệt Thiếu Thương:

  • Vị trí: Nằm ở phía trong góc móng tay của ngón tay cái, cách góc móng tay khoảng 0,1 thốn.
  • Tác dụng: Giải độc, làm mát cơ thể, giảm đau, giảm sưng.

Huyệt Hợp Cốc:

  • Vị trí: Nằm ở mu bàn tay, giữa khe xương bàn ngón cái và ngón trỏ.
  • Tác dụng: Giải biểu, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, giảm đau.

Huyệt Phong Trì:

  • Vị trí: Nằm ở chỗ lõm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang, ngang với huyệt ế phong.
  • Tác dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau đầu, giảm ù tai.

Huyệt Dịch Môn:

  • Vị trí: Nằm ở trên đường tiếp giáp giữa da đầu và cổ, cách đường giữa sau gáy 1,3 thốn.
  • Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm đau.

Huyệt Túc Tam Lý:

  • Vị trí: Nằm ở phía trước ngoài cẳng chân, cách mắt cá chân ngoài khoảng 4cm.
  • Tác dụng: Tăng cường sức đề kháng, điều hòa chức năng tạng phủ.

Cách thực hiện:

  • Day ấn: Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day ấn vào huyệt với lực vừa phải, mỗi huyệt khoảng 1-2 phút.
  • Châm cứu: Phương pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm. Kim châm được đưa vào huyệt để kích thích, giúp cải thiện lưu thông khí huyết, giảm viêm, giảm đau. Thời gian lưu kim kéo dài từ 15-20 phút.
  • Xoa bóp: Sử dụng các động tác xoa, bóp nhẹ nhàng vùng xung quanh các huyệt đạo để tăng cường hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi điều trị viêm tai giữa ứ dịch

Để hạn chế tối đa những biến chứng trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch cũng như rút ngắn khoảng thời gian người bệnh cần lưu ý thực hiện nghiêm túc những điều sau:

Những điều cầu lưu ý trong quá trình điều trị viêm tai giữa ứ dịch
Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị viêm tai giữa ứ dịch

  • Không được tự ý mua và sử dụng thuốc nếu chưa được chẩn đoán chính xác bệnh lý cũng như sự đồng tình của các bác sĩ.
  • Trong thời gian điều trị viêm tai giữa ứ dịch nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị đúng cách.
  • Vệ sinh tai thường xuyên bằng các loại dung dịch như nước muối, thảo dược.
  • Trị dứt điểm những bệnh lý về hô hấp khác như: Viêm phế quản, viêm mũi, viêm đường hô hấp,... có vai trò rất lớn trong quá trình điều trị cũng như phòng chống bệnh viêm tai giữa ứ dịch.
  • Khi bị bệnh nên tránh xa những khu vực bị ô nhiễm nặng, chủ động giữ ấm cơ thể.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể đồng thời quan tâm đến chế độ ăn uống. Nên ăn những nguồn thực phẩm sạch, chứa các loại vitamin, chất dinh dưỡng, chất xơ,...
  • Tránh xa những thực phẩm, chất kích thích nguy hại như: thuốc lá, rượu bia, chất có nồng độ cồn cao khác,...
  • Hãy duy trì luyện tập mỗi ngày để các chức năng của cơ thể được điều hòa, sức đề kháng, hệ miễn dịch cao.
  • Nên ngủ sớm trước 11h và thức dậy trước 6h sáng mỗi ngày.

Quá trình điều trị viêm tai giữa ứ dịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ cơ địa đến thể trạng, mức độ nguy hiểm của bệnh, phương pháp chữa trị,... Tuy nhiên, nếu người bệnh kiên trì chữa bệnh kết hợp áp dụng các biện pháp phòng tránh trên chắc chắn viêm tai giữa ứ dịch sẽ sớm được đẩy lùi, không tái phát.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan