Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em cần tuân thủ mục tiêu đẩy lùi triệu chứng và tiêu diệt mầm bệnh bên trong cơ thể. Ở giai đoạn cấp, bệnh diễn biến chậm nên quá trình điều trị không gặp nhiều khó khăn. Lúc này, cha mẹ cần tìm đúng biện pháp can thiệp và bảo vệ tốt sức khỏe của trẻ. Khi phụ huynh tuân thủ theo phác đồ của chuyên gia, viêm xoang cấp ở trẻ sẽ sớm được chữa khỏi.

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em bằng mẹo tại nhà

Biện pháp điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em bằng thuốc tây không thực sự tốt. Bởi lẽ lúc này, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển. Việc lạm dụng thuốc tây có thể ảnh hưởng đến sự hoàn thiện các chức năng và tác động xấu đến sự phát triển sau này.

Do đó, biện pháp phù hợp để điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em là mẹo tại nhà. Với bài thuốc dân gian, triệu chứng sẽ bị đẩy lùi theo cách an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp chữa bệnh sau:

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em từ hoa ngũ sắc

Trong hoa ngũ sắc có 0,7 - 2% tinh dầu có thể ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, khuẩn E.coli, Bacillus subtilis,... Hoa ngũ sắc còn chứa demetoxygeratocromen, cadinen, geratocromen, caryophyllen,... Những hoạt chất này có thể tăng tiết xuất dịch, chống dị ứng, viêm và phù nề.

Cách sử dụng:

  • Bạn rửa sạch một nắm hoa ngũ sắc, để ráo và giã thật nát.
  • Tiếp theo, bạn lọc lấy phần nước cốt, dùng bông y tế thấm dung dịch và nhét sâu bên trong hốc mũi.
  • Đợi trong 15 - 20 phút rồi bỏ tăm bông. Bạn xì mũi nhẹ nhàng để đào thải dịch mủ.
  • Áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày.

Chữa viêm xoang bằng lá trầu không

Theo thống kê, cứ 100g lá trầu không sẽ chứa 2,4% tinh dầu. Chúng sở hữu dẫn xuất có tính kháng sinh mạnh, giúp ức chế độc tính của các loại vi sinh gây bệnh tại đường hô hấp. Ngoài ra, trầu không còn có khả năng tiêu sưng, kháng viêm, tạo sự thông thoáng cho đường mũi.

Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có khả năng đẩy lùi nhanh triệu chứng viêm xoang cấp
Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có khả năng đẩy lùi nhanh triệu chứng viêm xoang cấp

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không, vò nát và đun với 300ml nước.
  • Khi nước sôi, bạn tắt bếp và thực hiện xông mũi mỗi ngày 2 - 3 lần.

Đẩy lùi viêm xoang cấp bằng lá diếp cá

Trong diếp cá tồn tại nhiều dẫn xuất quý có thể diệt khuẩn và ức chế virus gây bệnh tại đường hô hấp trên. Trong Đông y, thảo dược còn có tính hàn, vị chua, tập trung quy vào kinh can nhằm tiêu thũng, thanh nhiệt, phòng ngừa ứ trệ tại các xoang.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 1 nắm lá diếp cá rồi xay nhuyễn với vài hạt muối.
  • Bỏ đi phần bã và giữ nguyên phần nước cốt.
  • Lấy bông y tế thấm dung dịch và nhét vào hai bên cánh mũi.
  • Chú ý nếu xoang tiết dịch, bạn xì mũi thật nhẹ để đẩy hết chất dịch viêm ra bên ngoài.

Trị viêm xoang cấp bằng nghệ

Nghệ sở hữu curcumin, hoạt chất có khả năng kháng sinh đối với các chủng khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus,... Mặt khác, dược liệu có tính ôn, vị cay - đắng, tác dụng huyết tích, phá ác huyết, kháng viêm và dẫn lưu xoang để làm lành nhanh thương tổn tại niêm mạc mũi.

Cách sử dụng:

  • Bạn có thể mua bột nghệ hoặc tự điều chế tại nhà.
  • Pha bột nghệ với nước ấm.
  • Người bệnh có thể hòa thêm 1 chút mật ong để dễ uống hơn.
  • Mỗi ngày, bạn hãy uống 1 - 2 cốc bột nghệ đến khi viêm xoang khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng cách chữa viêm xoang bằng cây giao, mướp,... Thời gian thực hiện mẹo dân gian tương đối lâu, vì vậy phụ huynh cần đồng hành cùng con trong giai đoạn dài.

Ngoài ra, phụ huynh không nên tùy ý áp dụng mẹo cho con. Mọi cách điều trị đều cần ý kiến của người có chuyên môn.

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em bằng tây y

Viêm xoang mũi ở trẻ nhỏ là hiện tượng nhiễm trùng niêm mạc lót tại xoang cạnh hốc mũi. Bệnh gây ứ đọng dịch nhầy, hình thành mủ và bít tắc lỗ thông xoang. Điều này tạo ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của trẻ.

Phụ huynh cũng cảm thấy mệt mỏi vì bé quấy khóc, chán ăn, sức khỏe giảm sút. Đó là lý do không ít cha mẹ lo lắng tìm biện pháp đẩy lùi bệnh cho con.

Thực tế, điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em gặp ít khó khăn hơn so với giai đoạn mãn tính. Trong thời kỳ này, phụ huynh có thể áp dụng biện pháp nội khoa để loại bỏ nhanh các triệu chứng viêm xoang khó chịu và ngăn chặn các biến chứng. Những phương pháp điều trị viêm xoang ở trẻ em bằng tây y bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị viêm xoang

Bác sĩ sẽ thực hiện các bước chẩn đoán lâm sàng như chụp X - quang, nội soi mũi xoang, chụp CT scan,... để xác định mức độ bệnh. Sau khi đã kiểm tra kỹ, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh

Với kháng sinh, loại thuốc được bác sĩ chỉ định phổ biến là Amoxicillin. Ngoài ra, còn có một số nhóm thuốc thay thế như Cefaclor, Cefuroxim, kết hợp Amoxicillin với Acid Clavulanic. Thời gian dùng thuốc tối đa là 3 tuần. Nếu trẻ dị ứng với kháng sinh nhóm beta lactam, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Clarithromycin, Erythromycin hoặc Azithromycin.

Lưu ý, thuốc kháng sinh có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Để hạn chế tác dụng phụ, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc đúng liều theo chỉ định của chuyên gia

  • Thuốc Corticoid tại chỗ

Nhóm thuốc này được bào chế ở dạng xịt, có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, đẩy lùi dịch nhầy và làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức xoang. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng trong khoảng 3 ngày. Phụ huynh không cho trẻ dùng thuốc quá thời gian này vì có thể khiến niêm mạc mũi chịu tổn thương.

  • Thuốc Corticoid toàn thân

Đây là nhóm thuốc đường uống nhưng ít khi được sử dụng vì có thể gây ức chế miễn dịch. Khi cơ thể trẻ không đáp ứng tốt thuốc corticoid tại chỗ, bác sĩ mới chỉ định corticoid toàn thân. Tuy nhiên, khi sử dụng, cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ về hàm lượng và không để trẻ lạm dụng quá mức.

Corticoid tác dụng toàn thân là một trong những loại thuốc điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em
Corticoid tác dụng toàn thân là một trong những loại thuốc điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau

Khi trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu hoặc sốt nặng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen, Paracetamol,... Phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng sau mỗi 4 - 6 tiếng. Tuy nhiên, thuốc hạ sốt có thể gây hại cho gan, thận và dạ dày của trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng cho bé.

  • Thuốc kháng histamin

Nếu nguyên nhân gây viêm xoang do dị ứng, bác sĩ sẽ kê một số nhóm thuốc kháng histamin để loại bỏ chất trung gian gây dị ứng. Nhờ vậy, một số triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, đau đầu,... cũng thuyên giảm dần

Nhưng thuốc kháng histamin có cơ chế làm khô và tăng độ đặc của đờm nhầy. Điều này có thể gây khó khăn trong quá trình dẫn lưu dịch tiết tại hốc xoang. Vì vậy, trong vài trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp thuốc thông mũi nhằm tăng khả năng dẫn lưu và hạn chế tắc, nghẹt mũi.

Những loại thuốc được chỉ định điều trị phổ biến là Desloratadine, Chlopheniramin, Loratadine,... Thuốc có thể gây buồn ngủ, cha mẹ nên cho bé uống vào buổi tối để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em bằng việc rửa, xịt xoang

Bên cạnh quá trình điều trị bằng thuốc, phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh và rửa mũi cho bé. Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch có thành phần thảo dược. Tác dụng là làm sạch dịch nhầy trong hốc xoang để đẩy lùi tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi và giúp trẻ dễ thở hơn.

Hằng ngày, phụ huynh nên thực hiện biện pháp này 4 - 6 lần đồng thời hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách để loại bỏ dịch nhầy ra bên ngoài. Khi kết hợp điều trị và vệ sinh mũi đúng cách, tổn thương tại vùng niêm mạc sẽ nhanh chóng được chữa lành.

Cha mẹ có thể sử dụng thuốc xịt mũi để điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em
Cha mẹ có thể sử dụng thuốc xịt mũi để điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em chưa cần can thiệp ngoại khoa. Biện pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân bị viêm xoang nặng, có thể gặp biến chứng hoặc cấu trúc mũi bất thường.

Ngoài ra, độ tuổi thích hợp để làm phẫu thuật là trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện khi đã đủ tuổi trưởng thành. Lúc này, các chức năng của cơ thể đã hoàn thiện, nguy cơ chịu tổn thương cũng bị hạn chế.

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em bằng Đông y

Một trong những cách điều trị viêm xoang cấp hiệu quả là thuốc Đông y. Lý do là vì, Đông y không chỉ loại bỏ triệu chứng mà còn đẩy lùi tận gốc mầm bệnh. Đặc biệt, các bài thuốc nam sử dụng thảo dược lành tính nên không gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Cơ địa của trẻ nhỏ hoàn toàn phù hợp với bài thuốc từ Đông y
Cơ địa của trẻ nhỏ hoàn toàn phù hợp với bài thuốc từ Đông y

Nguyên tắc điều trị của Đông y là nâng cao sức khỏe, loại bỏ phong nhiệt, tà độc, cải thiện khí huyết và phục hồi chức năng của tạng. Khi giải quyết được căn nguyên, viêm xoang sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.

So với giai đoạn mãn tính, thời gian chữa viêm xoang cấp sẽ ngắn và ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, quá trình đun sắc thuốc tốn khá nhiều công sức. Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia hoặc tham khảo các bước thực hiện sau:

Bài thuốc điều trị số 1

Thảo dược:

  • 16g mỗi vị thương nhĩ, hạ khô thảo, kim ngân hoa
  • 12g mỗi vị đạm tử cầm, mạch môn, phòng mộc
  • 8g chỉ tử

Cách sắc: Đun tất cả nguyên liệu với 6 bát nước, mỗi ngày uống 1 thang. Người bệnh nên chia thuốc thành 2 - 3 lần và uống trong ngày

Bài thuốc điều trị số 2

Thảo dược:

  • 20g hà thủ ô
  • 16g mỗi vị đẳng sâm, xuyên khung, kỵ thảo, thương nhĩ
  • 12g mỗi vị bạch thược, bạch truật
  • 8g bán hạ chế
  • 6g mỗi vị tế tân, táo tàu, ngọc thụ, ty diêm
  • 4g mỗi vị cam thảo, sinh khương

Cách sắc: Đổ nước ngập các vị thuốc và đun trong 30 - 45 phút. Mỗi ngày bạn uống 3 bát thuốc. Người bệnh nên sử dụng thuốc nam liên tục trong 1 tháng để thấy triệu chứng thuyên giảm dần.

Bài thuốc điều trị số 3

Thảo dược:

  • 16g thục địa
  • 8g mỗi vị mạch môn, hoài sơn, cao ban long, sơn thù, ngưu tất
  • 6g mỗi vị đơn bì, ngũ vị
  • 4g mỗi vị trạch tả, bạch thục linh

Cách sắc: Lần đầu tiên, bạn đun thảo dược cùng 3 chén nước, đợi đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp. Bạn lặp lại hoạt động này, đun liên tục cho đến khi nước có màu nhạt dần thì ngừng lại. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.

Những thông tin trên chỉ có giá trị tham khảo, thực tế, hàm lượng thảo dược cần điều chỉnh dựa trên sức khỏe từng trẻ. Do đó, cha mẹ nên đưa con đi khám để lương y lập liệu trình thuốc phù hợp.

Hiện nay, có rất nhiều nhà thuốc giả, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị bằng thuốc nam. Để đảm bảo hiệu quả tốt, phụ huynh nên chọn địa chỉ chữa viêm xoang uy tín, được nhiều người đánh giá cao.

Dược liệu

Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều bài thuốc và dược liệu quý có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho trẻ. Dưới đây là 5 dược liệu thường được sử dụng trong YHCT để hỗ trợ điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em, cùng với cơ chế tác động, thành phần hóa học và các bài thuốc ứng dụng:

  1. Tân Di (Magnoliae Flos):

Tân Di có vị cay, tính ôn, quy kinh Phế và Vị. Tác dụng tán phong hàn, thông khiếu, chỉ thống, giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu do viêm xoang cấp gây ra.

  • Thành phần hóa học: Tinh dầu (chủ yếu là magnolol, honokiol), flavonoid, lignan, sesquiterpen. Magnolol và honokiol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và chống dị ứng.
  • Bài thuốc ứng dụng: Tân Di thường được sử dụng trong các bài thuốc như Tân Di Hương Tán, Tân Di Thanh Lạc Hoàn, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu và các triệu chứng khác của viêm xoang cấp.
  1. Bạch Chỉ:

Bạch chỉ được biết là một dược liệu có vị cay, tính ấm, quy kinh Phế, Vị, Đại tràng. Tác dụng tán phong, trừ thấp, thông khiếu, chỉ thống, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu và sưng mặt do viêm xoang cấp.

bạch chỉ chữa viêm xoang cấp
Bạch chỉ có tác dụng tán phong, trừ thấp, thông khiếu, chỉ thống, giúp giảm nghẹt mũi

  • Thành phần hóa học: Tinh dầu (chủ yếu là imperatorin, isoimperatorin, oxypeucedanin), coumarin, polysaccharid. Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và chống dị ứng.
  • Bài thuốc ứng dụng: Bạch Chỉ thường được sử dụng trong các bài thuốc như Thông Khiếu Tán, Bạch Chỉ Thang, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi và các triệu chứng khác của viêm xoang cấp.
  1. Thương Nhĩ Tử:

Thương Nhĩ Tử có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh Phế. Tác dụng tán phong, thông khiếu, thanh nhiệt giải độc, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu và các triệu chứng viêm nhiễm khác.

  • Thành phần hóa học: Xanthumin, xanthinin, xanthiazone, xanthanol, xanthostrumarin (coumarin), acid chlorogenic, acid caffeic. Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và chống dị ứng.
  • Bài thuốc ứng dụng: Thương Nhĩ Tử thường được sử dụng trong các bài thuốc như Thương Nhĩ Tán, Thương Nhĩ Tử Thang, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi và các triệu chứng khác của viêm xoang cấp.
  1. Kim Ngân Hoa:

Kim Ngân Hoa có vị ngọt, tính hàn, quy kinh Phế, Tâm, Vị. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ, giúp giảm sốt, giảm viêm nhiễm và các triệu chứng toàn thân do viêm xoang cấp gây ra.

  • Thành phần hóa học: Flavonoid (chủ yếu là luteolin, chlorogenic acid), saponin, inositol, tannin. Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt và tăng cường miễn dịch.
  • Bài thuốc ứng dụng: Kim Ngân Hoa thường được sử dụng trong các bài thuốc như Ngân Kiều Tán, Kim Ngân Giải Độc Thang, giúp giảm sốt, giảm viêm nhiễm và các triệu chứng khác của viêm xoang cấp.
  1. Ké Đầu Ngựa (Fructus Xanthii):

Ké Đầu Ngựa có vị đắng, tính bình, quy kinh Phế. Tác dụng tán phong, thông khiếu, trừ thấp, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu và các triệu chứng viêm nhiễm khác.

  • Thành phần hóa học: Xanthinin, xanthumin, xanthiazone, xanthanol, xanthostrumarin (coumarin), acid chlorogenic, acid caffeic. Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và chống dị ứng.
  • Bài thuốc ứng dụng: Ké Đầu Ngựa thường được sử dụng trong các bài thuốc như Thương Nhĩ Tán, Ké Đầu Ngựa Tán, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi và các triệu chứng khác của viêm xoang cấp.

Lưu ý:

  • Các thông tin được cung cấp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Việc sử dụng các dược liệu này cho trẻ em cần có sự tư vấn và hướng dẫn của thầy thuốc YHCT hoặc bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Liều lượng và cách dùng cụ thể của từng dược liệu sẽ được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

Huyệt đạo

Trong y học cổ truyền, việc tác động vào các huyệt đạo được xem là một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, giúp giảm triệu chứng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Dưới đây là 5 huyệt đạo thường được ứng dụng trong điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em, cùng với cơ chế tác động và cách xác định:

Nghinh Hương (LI20):

Huyệt Nghinh Hương, thuộc kinh Thủ Dương Minh Đại trường, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, thông khiếu. Theo YHCT, viêm xoang cấp thường do phong nhiệt xâm nhập vào mũi, gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức. Tác động vào huyệt Nghinh Hương giúp khuếch tán phong nhiệt, thông lợi đường thở, giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình hồi phục.

  • Cách xác định: Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa rãnh mũi má và cánh mũi, ngang với đường trung tâm của cánh mũi.

Ấn Đường (EX-HN3):

Huyệt Ấn Đường, là huyệt hội của kinh Đốc mạch và hai mạch Nhâm mạch, có tác dụng thanh đầu thông khiếu, an thần định chí. Viêm xoang cấp thường gây ra đau đầu, mệt mỏi và khó chịu.

Tác động vào huyệt Ấn Đường giúp giảm đau, thư giãn tinh thần và cải thiện tuần hoàn máu não, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị viêm xoang cấp.

  • Cách xác định: Huyệt nằm ở điểm giữa đường nối hai đầu lông mày.

Hợp Cốc (LI4):

Huyệt Hợp Cốc, là huyệt nguyên của kinh Thủ Dương Minh Đại trường, có tác dụng tán phong giải biểu, thanh nhiệt chỉ thống. Theo YHCT, tác động vào huyệt Hợp Cốc giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm đau, giảm sưng và hạ sốt, từ đó hỗ trợ điều trị viêm xoang cấp.

  • Cách xác định: Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, khi khép hai ngón tay lại, điểm cao nhất của cơ nổi lên chính là huyệt Hợp Cốc.

Phong Trì (GB20):

Huyệt Phong Trì, thuộc kinh Đởm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, minh mục, thông khiếu. Tác động vào huyệt này giúp giảm đau đầu, giảm nghẹt mũi, cải thiện thị lực và tăng cường tuần hoàn máu não.

  • Cách xác định: Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa cơ ức đòn chũm và cơ thang, ở phía sau gáy.

Toản Trúc (BL2):

Huyệt Toản Trúc, thuộc kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, có tác dụng trừ phong, tán hàn, minh mục, chỉ thống. Tác động vào huyệt này giúp giảm đau đầu, giảm nghẹt mũi, cải thiện thị lực và giảm các triệu chứng viêm xoang cấp.

  • Cách xác định: Huyệt nằm ở chỗ lõm trên đầu trong cung lông mày.

Kỹ thuật bấm huyệt: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần 1-2 phút, ngày 2-3 lần. Trong khi thực hiện động tác, bạn có thể kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng vùng xung quanh huyệt.

Lưu ý: Không ấn quá mạnh, tránh gây tổn thương da.

Lưu ý khi điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ nhỏ sẽ dễ dàng hơn khi phụ huynh biết kết hợp giữa điều trị và chăm sóc sức khỏe của bé. Cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau để bảo vệ trẻ tránh khỏi ảnh hưởng xấu:

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em sẽ đơn giản hơn khi cha mẹ tuân thủ đúng phác đồ của chuyên gia
Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em sẽ đơn giản hơn khi cha mẹ tuân thủ đúng phác đồ của chuyên gia

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Khi cơ thể, đặc biệt là vùng mũi họng được vệ sinh sạch sẽ, trẻ sẽ tránh được sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn. Người mẹ có thể lựa chọn phương pháp vệ sinh tùy vào từng mức độ của bệnh lý.

Cụ thể, phụ huynh cần xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày 2 lần. Bên cạnh đó, đừng quên súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý để đào thải đờm nhầy.

Khi bé có triệu chứng nghẹt mũi mức độ nhẹ, người mẹ nên sử dụng khăn mềm để làm sạch khoang mũi. Nếu tình trạng trở nặng và dịch mũi đặc, phụ huynh hãy nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý và dùng tăm bông làm sạch khoang mũi của trẻ. Cha mẹ nên thực hiện động tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương niêm mạc mũi.

Lưu ý, một số người mẹ có thói quen trực tiếp dùng miệng hút dịch mũi của trẻ. Điều này có thể khiến hại khuẩn từ miệng của mẹ truyền sang niêm mạc mũi của bé. Vì vậy, chuyên gia không khuyến khích cha mẹ sử dụng biện pháp này.

Vệ sinh không gian sống

Khói bụi, nấm mốc,... là một trong những tác nhân gây viêm xoang cấp. Do đó, người mẹ nên vệ sinh nhà ở, không gian sống, phòng ngủ của bé thường xuyên. Ngoài ra, viêm xoang có thể hình thành bởi lông động vật nên cha mẹ không nên nuôi thú cưng trong nhà.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ ăn hợp lý, chứa nhiều rau xanh và thực phẩm giàu kẽm sẽ hỗ trợ tốt quá trình điều trị. Các món ăn dinh dưỡng có thể bổ sung đủ dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Vì vậy, cha mẹ hãy cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết. Nước sẽ làm ẩm niêm mạc và đào thải độc tố. Đồng thời, phụ huynh nên chế biến món ăn dễ nuốt như cháo, súp, canh,...

Tuy nhiên, bé cần hạn chế ăn đồ mặn, chứa nhiều dầu mỡ. Trẻ nhỏ bị viêm xoang cần kiêng gì? Câu trả lời cho phụ huynh là các loại bánh kẹo, đồ ngọt, nước uống có gas hoặc chế phẩm từ sữa

Khi nền y học càng phát triển, càng có nhiều biện pháp điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em. Tuy nhiên, cách chữa nào hiệu quả còn dựa trên cơ địa và tình trạng bệnh lý của từng bé. Tốt nhất, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ. Tại bệnh viện, các bé sẽ được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan