Nghẹt mũi vẫn luôn là vấn đề đau đầu của những người mắc bệnh viêm xoang. Nó khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng cả về tâm lý lẫn chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy viêm xoang nghẹt mũi gây ra do nguyên nhân nào và cách điều trị bệnh hiệu quả như thế nào để đạt được giấc ngủ ngon?
Viêm xoang nghẹt mũi là gì?
Viêm xoang nghẹt mũi là một biểu hiện lâm sàng phổ biến của bệnh viêm mũi xoang. Tình trạng này xảy ra khi các xoang cạnh mũi (các hốc rỗng nằm trong khối xương sọ - mặt) bị viêm nhiễm và phù nề, gây cản trở dòng chảy tự nhiên của dịch nhầy và không khí qua đường mũi.
Viêm nhiễm xoang thường khởi phát do virus, vi khuẩn, hoặc nấm. Các tác nhân gây bệnh này xâm nhập vào niêm mạc xoang, kích hoạt phản ứng viêm. Hệ thống miễn dịch đáp ứng bằng cách sản xuất các chất trung gian hóa học gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, và tăng tiết dịch nhầy.
Tình trạng viêm nhiễm lan rộng khiến niêm mạc xoang bị phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và ứ đọng dịch nhầy bên trong.
Phân loại bệnh
Phân loại viêm xoang giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
Vị trí:
- Xoang hàm: Gây đau nhức vùng má, đau răng hàm trên.
- Xoang trán: Gây đau nhức vùng trán, nặng đầu.
- Xoang sàng: Gây đau nhức giữa hai mắt, chảy nước mũi đặc, giảm khứu giác.
- Xoang bướm: Gây đau nhức vùng đỉnh đầu, đau sâu trong hốc mắt, rối loạn thị giác.
- Đa xoang: Viêm nhiễm ảnh hưởng đến nhiều xoang cùng lúc.
Thời gian:
- Cấp tính: Kéo dài dưới 4 tuần, triệu chứng rõ ràng.
- Bán cấp: Kéo dài 4-12 tuần, triệu chứng dai dẳng hơn.
- Mạn tính: Kéo dài trên 12 tuần, triệu chứng âm ỉ, khó điều trị.
Nguyên nhân:
- Nhiễm trùng: Do virus, vi khuẩn, nấm.
- Dị ứng: Do phản ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật.
- Yếu tố khác: Polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi, khối u, trào ngược dạ dày thực quản...
Viêm xoang nghẹt mũi do đâu?
Hốc mũi là cánh cổng ra vào đầu tiên của đường hô hấp. Đây là nơi bụi bẩn, mầm bệnh chứa trong không khí được lọc sạch. Đồng thời chúng được làm ấm, làm ẩm, góp phần bảo vệ niêm mạc đường hô hấp sâu bên trong.
Thông thường, khi khoang mũi thông thoáng, không khí đi vào mũi sẽ được hệ thống lông mu lọc bớt bụi bẩn. Lớp dịch tiết ra bởi niêm mạc mũi sẽ làm ẩm. Hệ thống mạch máu trong niêm mạc làm ấm trước khi đi qua vùng hầu họng và chuyển tiếp tới phổi.
Khi bị ngạt mũi, hốc xoang mũi bị chất nhầy tồn đọng gây bít tắc. Nó làm hẹp con đường di chuyển của không khí, khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn. Các dịch nhầy này ứ đọng trong ổ xoang làm tắc nghẽn đường vào của không khí. Các vi khuẩn trong dịch thì tiếp tục sinh sôi tạo ra nhiều dịch nhầy mới ngày càng lấp đầy hốc xoang. Từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt mũi khi mắc bệnh viêm xoang.
Vậy nguyên nhân nào gây bít tắc dịch nhầy dẫn đến ngạt mũi khi bị viêm xoang? Những nguyên nhân gây nên viêm xoang nghẹt 1 bên mũi hay cả 2 bên có thể kể đến như:
- Do ổ xoang bị viêm, nhiễm khuẩn hoặc đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Cảm cúm, cảm lạnh do thay đổi thời tiết, thời tiết chuyển sang mùa đông, giao mùa,…
- Sử dụng nhiều thuốc xịt mũi cũng có thể gây nghẹt mũi.
- Nghẹt mũi viêm xoang do tư thế nằm ngủ không đúng, ngủ không dùng gối, đầu kê thấp, nằm sấp,..
- Do cơ địa dị ứng: Ở những người bị viêm xoang, việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, các món ăn có chất gây dị ứng,… cũng gây tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi gây khó thở khi phát bệnh. Đặc biệt, trong các trường hợp dị ứng nặng, viêm xoang nghẹt mũi còn có thể do co thắt các cơ của đường hô hấp.
- Biến dạng khoang mũi: Các trường hợp lệch vách ngăn mũi, có khối u hoặc bị polyp trong mũi đều có thể gây viêm xoang nghẹt mũi kéo dài do cản trở đường đi của dịch nhầy trong ổ xoang.
- Ngoài ra còn do 1 số các yếu tố như: Sức đề kháng yếu ở đối tượng trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang mắc những bệnh khác; người thường xuyên tiếp xúc với không khí khô lạnh, bụi bẩn, ô nhiễm,… Đây là những yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm xoang ký sinh trong dịch nhầy phát triển. Từ đó nó tấn công niêm mạc xong và khiến người bệnh dễ bị biến chứng viêm xoang hơn.
Bị viêm xoang nghẹt mũi có nguy hiểm không?
Cấu tạo hốc mũi được ngăn bởi các vách sụn, chia thành hai nửa bằng nhau. Bên trong mũi được các mô xương mũi bám vào thành ngoài của ổ mũi và đầy lồi lên. Lớp niêm mạc nằm phía trong hốc mũi chứa nhiều mạch máu, hệ thống lông lọc khí và niêm mạc xương cuốn dưới tạo ra nhiều ổ xoang mạch ở giữa.
Lớp niêm mạc và hệ thống lông đóng vai trò lọc sạch, làm ấm và ẩm không khí. Khi không khí bị bẩn, khô và lạnh đi vào mũi sẽ được lọc sạch và trở nên ấm áp, ẩm ướt. Bụi bẩn sẽ được ngăn lại bên ngoài tránh gây tổn thương đường hô hấp trên và phổi.
Tình trạng bít tắc dịch nhầy gây viêm xoang nghẹt mũi sẽ buộc người bệnh thở bằng miệng. Khi đó, niêm mạc sẽ tiếp xúc với không khí đi ra đi vào bị khô, gây mất nước xoang mũi và khó chịu.
Khi đó vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp qua miệng vào hệ hô hấp mà không đi qua hệ thống lọc khí ở mũi, dẫn đến các tình trạng đau nhức, viêm tai mũi họng và các biến chứng khác kèm theo như viêm màng não, áp xe mí mắt,…
Vì vậy, nghẹt mũi không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, cuộc sống người bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Một số trường hợp viêm xoang nghẹt mũi có thể gây tắc mũi, ù tai, làm suy giảm khả năng nghe do viêm phù nề và ứ đọng mủ. Ngoài ra, chất nhầy còn làm tắc nghén đường thông giữa mũi và tai.
Khi viêm nhiễm ở xoang mũi kéo dài, bệnh có thể lan lên mắt. Từ đó gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt… Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng nghẹt mũi sẽ rất nguy hiểm do dẫn đến nghẹt mũi mạn tính kéo dài có thể gây biến dạng khuôn mặt, hình thể như hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp…
Trường hợp viêm xoang nghẹt mũi gây thiếu không khí thường xuyên sẽ làm người bệnh trở nên kém linh hoạt, bị đau nhức đầu và khó tập trung.
Bệnh viêm xoang gây nghẹt mũi nếu kéo dài không được chữa trị sẽ bị ác hoá, khó điều trị và làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Khi ngủ say, lượng oxy nếu không đủ trường hợp nghiêm trọng có thể gây viêm màng não, nhồi máu não, hoặc dẫn đến đột tử.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Nghẹt mũi kéo dài: Nghẹt mũi hơn 10 ngày không thuyên giảm sau khi dùng thuốc không kê đơn.
- Đau nhức vùng mặt: Đau nhức vùng trán, quanh mắt, răng hàm trên, đặc biệt khi cúi đầu hoặc nằm xuống.
- Chảy dịch mũi bất thường: Dịch mũi vàng hoặc xanh lá cây, có mùi hôi, kéo dài hơn 10 ngày, kèm sốt.
- Sốt cao trên 38 độ C: Sốt cao kéo dài kèm đau đầu dữ dội, mệt mỏi.
- Giảm hoặc mất khứu giác: Triệu chứng thường gặp của viêm xoang mạn tính.
- Ho kéo dài: Đặc biệt là ho khan về đêm do dịch mũi chảy xuống họng.
- Đau họng và khàn tiếng: Do kích ứng từ dịch mũi chảy xuống họng.
- Triệu chứng tái phát: Các triệu chứng trở nặng sau khi có dấu hiệu thuyên giảm.
- Tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng: Những người này dễ bị viêm xoang hơn.
Cách chẩn đoán bệnh viêm xoang nghẹt mũi
Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng (nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau vùng mặt, giảm khứu giác) và tiền sử bệnh. Khám lâm sàng bao gồm quan sát, sờ nắn vùng xoang và nội soi mũi.
Chẩn đoán hình ảnh:
- CT scan: Kỹ thuật hình ảnh hiện đại, cho phép quan sát chi tiết cấu trúc xoang, phát hiện viêm dày niêm mạc, dịch mủ, tắc nghẽn.
- MRI: Chỉ định khi nghi ngờ biến chứng như viêm lan rộng, khối u.
Các xét nghiệm khác:
- Xét nghiệm dịch mũi: Xác định tác nhân gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Xét nghiệm dị ứng: Thực hiện nếu nghi ngờ viêm xoang do dị ứng.
- Xét nghiệm máu: Chỉ định khi nghi ngờ các bệnh lý toàn thân liên quan.
Viêm xoang nghẹt mũi làm sao hết?
Viêm xoang nghẹt mũi là bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài gây ra các biến chứng về tai mắt họng hoặc các biến chứng về não sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trường hợp bệnh kéo dài cũng khó chữa hơn và dễ tái phát. Vì vậy, khi bị viêm xoang gây nghẹt mũi, người bệnh cần tìm ngay các biện pháp để điều trị dứt điểm.
Hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị viêm xoang nghẹt mũi hiệu quả là điều trị theo Tây y, Đông y và theo các mẹo dân gian tại nhà.
Cách chữa viêm xoang nghẹt mũi bằng Tây y
Trong Tây y, một số các loại thuốc uống tại chỗ trong chữa viêm xoang hay được chỉ định là: Thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh( chứa Amoxicillin, doxycycline), thuốc thông mũi (chứa Sudafed Actifed, Oxymetazoline, Phenylephrine) và một số loại thuốc giảm đau chống đau nhức đầu, niêm mạc xoang.
Ngoài các loại thuốc uống, còn có một số loại thuốc nhỏ bổ trợ trị viêm xoang. Một trong các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho người viêm xoang có nghẹt mũi là thuốc nhỏ mũi gây co mạch tại chỗ. Thuốc hỗ trợ chống nghẹt mũi, làm thông mũi nhất là ở người bị viêm mũi cấp và viêm xoang.
Trong đó, thuốc thường dùng là naphazolin nitrat 0,05% với lưu ý là không nên dùng thuốc liên tục quá 10 ngày. Việc dùng thuốc chữa viêm xoang kéo dài lâu ngày có thể sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc và gây khó điều trị về sau.
- Ưu điểm: Tây y điều trị viêm xoang nghẹt mũi bằng thuốc và phẫu thuật, mang lại hiệu quả nhanh chóng giảm triệu chứng, đặc biệt trong trường hợp cấp tính.
- Nhược điểm: Có thể gây tác dụng phụ, nguy cơ kháng thuốc, không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, chi phí cao và biến chứng phẫu thuật.
Đông y trị viêm xoang nghẹt mũi
- Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Mạch môn, chi tử mỗi loại 8g; hoàng cầm, tân di mỗi loại 12g; hạ khô thảo, ngân hoa, ké đầu ngựa mỗi loại 16g; thạch cao 40g.
Cách thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm ngập nước đem sắc lên để uống. Mỗi ngày dùng một thang, thực hiện liên tục để mang đến tác dụng tốt.
Bài thuốc Đông y chữa viêm xoang này rất hiệu quả cho người bị viêm xoang cấp, có tác dụng thanh phế, tiết nhiệt giải độc cơ thể.
- Bài thuốc 2
Chuẩn bị: 8g tân di; hoàng cầm, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, đan bì mỗi loại 12g; 16g ngân hoa, ké đầu ngựa.
Cách tiến hành: Các vị thuốc cho vào ấm ngập nước đem sắc lên để uống. Ngày dùng 1 thang, thực hiện liên tục để mang đến tác dụng tốt.
Bài thuốc rất phù hợp với những người bệnh bị viêm xoang nghẹt thở, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, giúp đánh tan được các dịch nhầy tồn đọng trong ổ dịch.
- Ưu điểm: Đông y tác động vào căn nguyên gây bệnh, ít tác dụng phụ, an toàn khi dùng lâu dài.
- Nhược điểm: Hiệu quả chậm, đòi hỏi kiên trì, phù hợp với thể bệnh mạn tính, nhẹ. Người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mẹo chữa tại nhà
Cách chữa viêm xoang tại nhà với các nguyên liệu từ tự nhiên rất đơn giản mà có tác dụng ngăn chặn và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả và tuyệt đối an toàn. Người bệnh sử dụng các mẹo chữa tại nhà không phải lo lắng gặp phải tác dụng phụ như khi dùng thuốc.
- Mẹo chữa viêm xoang gây nghẹt mũi với muối
Muối vẫn được biết đến là nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Đây là cách đơn giản nhất để phòng và cải thiện tình trạng viêm xoang gây sốt giúp làm sạch ổ xoang, thông xoang.
Nước muối giúp làm sạch ổ xoang, thông xoang
Cách thực hiện rất đơn giản, người dùng chỉ cần lấy muối sạch pha vào một bát nước tinh khiết (nồng độ pha khoảng 0,9%) rồi dùng để rửa mũi mỗi ngày. Mọi người lưu ý không nên pha nước muối quá mặn vì có thể bào mòn niêm mạc mũi.
Để tiện lợi hơn, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn tại các hiệu thuốc. Sử dụng dạng xịt để xịt rửa mũi hàng ngày sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
- Mẹo chữa viêm xoang bằng gừng tươi
Gừng có tính cay nóng nên có khả năng giải cảm, chống viêm, giảm đau nhức và kháng khuẩn mạnh mẽ. Trong điều trị viêm xoang nghẹt mũi, gừng giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu, làm tan dịch nhầy giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thực hiện: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi đã rửa sạch, thái vát mỏng và thả vào cốc nước sôi để trong 5 – 10 phút. Để dễ uống hơn và có thể nâng cao hiệu quả chữa trị, người bệnh nên pha thêm với đường phèn hoặc mật ong. Dùng đều đặn 3 lần mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
- Tỏi trị viêm xoang mũi
Tỏi có chứa Glycogen và Anilin giúp kháng viêm và kháng khuẩn tốt. Người bệnh có thể dùng tỏi trị viêm xoang gây mất ngủ bằng cách nhai sống 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày để giảm bớt những triệu chứng của viêm xoang. Ăn tỏi sống cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống vi khuẩn xâm nhập và giảm lão hóa, ngừa các bệnh tim mạch.
Người bị viêm xoang không nên ăn tỏi khi đang đói nhằm tránh tình trạng kích thích dạ dày. Mẹo chữa viêm xoang bằng tỏi không dùng cho người bị thị lực kém, viêm loét dạ dày, bệnh gan thận,… Có thể dùng nước trà xanh để uống hoặc súc miệng nhằm khử mùi sau khi dùng tỏi.
- Ưu điểm: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, chi phí thấp, ít tác dụng phụ.
- Nhược điểm: Hiệu quả thường chậm, không rõ ràng, không có bằng chứng khoa học chứng minh. Phương pháp này phù hợp với trường hợp nhẹ, không nên thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị của bác sĩ.
Cách phòng ngừa tình trạng viêm xoang nghẹt mũi
- Giữ ấm cơ thể, nhất là khi trời trở lạnh, giao mùa, chuyển sang mùa đông.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp tai – mũi – họng để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn kí sinh đọng lại trong mũi.
- Không nên sử dụngcác loại thuốc xịt, hít mũi thường xuyên vì có thể gây nghẹt mũi do thuốc.
- Cải thiện chế độ ăn, tránh dùng những loại thực phẩm dễ gây kích ứng, nhất là những người có cơ địa dị ứng.
- Thường xuyên làm sạch mũi, tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, khói thuốc và nhớ đeo khẩu trang để bảo vệ hệ thống xoang và hệ hô hấp.
- Không nên dùng tay ngoáy mũi bởi vì ngoáy mũi dễ gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện sức đề kháng.
- Hạn chế uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá…
Kết luận
Viêm xoang nghẹt mũi là tình trạng dễ gặp ở nhiều bệnh nhân, xong người bệnh không được chủ quan để cho bệnh kéo dài. Để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình, hãy chủ động thực hiện các biện pháp để phòng tránh viêm xoang hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!