Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến cuộc sống của bé bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy đâu là thuốc điều trị viêm tai giữa trẻ em tốt, an toàn là băn khoăn của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ. Do đó, để giải đáp vấn đề này, cha mẹ hãy đọc ngay thông tin bài viết dưới đây.
Thuốc điều trị viêm tai giữa trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em sẽ khỏi hoàn toàn nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có hướng chữa bệnh phù hợp, khoa học. Theo đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để trị viêm tai giữa cho trẻ em bao gồm:
Thuốc dạng uống hoặc tiêm
Căn cứ vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê và chỉ định các loại thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ có tác dụng toàn thân ở dạng uống hoặc tiêm.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc Paracetamol và Ibuprofen thường được sử dụng để giảm cảm giác đau và hạ sốt khi trẻ mắc viêm tai giữa. Cơ chế tác dụng của Paracetamol là ức chế prostaglandin trong não, giảm cảm giác đau và hạ nhiệt. Liều lượng thường được tính dựa trên cân nặng và tuổi của trẻ, thường là khoảng 10-15 mg/kg mỗi liều, không vượt quá 4 liều mỗi ngày. Ibuprofen cũng có cơ chế tương tự như Paracetamol và thường được sử dụng với liều lượng là 5-10 mg/kg mỗi liều, không vượt quá 3-4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, khi dùng cần tránh sử dụng cùng nước có gas, nước ngọt.
Đối với trẻ quá nhỏ nếu chưa tiện để uống thuốc dạng viêm, bác sĩ có thể sẽ kê paracetamol dạng cốm pha hoặc dạng đặt trực tràng.
Thuốc kháng sinh
Nếu viêm tai giữa là do nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng bao gồm Amoxicilin, Augmentin, hoặc Cefuroxim. Cơ chế tác dụng của các kháng sinh này là ức chế sự phát triển và phân chia của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng. Liều lượng và cách sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào loại thuốc và trọng lượng cơ thể của trẻ, thường được quy định cẩn thận bởi bác sĩ.
Thuốc chống viêm corticoid
Loại thuốc này với thời gian sử dụng chỉ từ 7 – 10, liều lượng là từ 0,5 – 1 mg/kg cân nặng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng thuốc kháng viêm non-steroid hoặc thuốc chống viêm ở dạng men. Những loại thuốc chống viêm này kết hợp với kháng sinh nhanh chóng tiêu diệt các khuẩn hại.
Những loại thuốc chống viêm có tác dụng giảm viêm nhiễm, phù nề. Đồng thời, hỗ trợ sự phục hồi của các tế bào ở ống tai giữa.
Thuốc dạng nhỏ điều trị viêm tai giữa cho trẻ
Thuốc dạng nhỏ chính là loại thuốc điều trị tại chỗ, tác động trực tiếp vào tai và mũi nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau, giảm phù nề. Đồng thời, làm thông thoáng đường dẫn lưu mủ của tai…
Thuốc nhỏ mũi
Thường được chỉ định là sunfarin, otrivin 0,05%, collydexa… Tác dụng của thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em này giúp hốc mũi sạch và mang lại sự thông thoáng cho tai giữa với mũi họng. Nhờ đó, niêm mạc viêm tai trong sẽ được phục hồi dễ dàng hơn cũng như tăng cường dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa thông qua đường vòi tai ra ngoài.
Thuốc nhỏ tai
Một số loại thuốc nhỏ tai thường dùng để chữa viêm tai giữa cho trẻ nhỏ, bao gồm:
- Thuốc nhỏ có tác dụng làm sạch: Loại thuốc này có tác dụng loại bỏ trong ống tai ra ngoài lượng mủ ứ đọng, dịch tiết và vảy bong. An toàn và được sử dụng nhiều nhất là Nacl 0,9% hoặc oxy già…
- Thuốc có tác dụng giảm đau và sát khuẩn: Nhóm thuốc này thường được chỉ định là Otipax và cồn boric 3%. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của hại khuẩn, giảm đau nhức, sát khuẩn.
- Thuốc nhỏ có kết hợp cả kháng sinh và kháng viêm. Loại thuốc thường dùng là Polydexa và Cortiphenicol. Thuốc là sự tổng hợp của những tác dụng chống viêm, giảm phù nề, đau nhức, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Thuốc nhỏ kháng sinh đơn thuần điều trị viêm tai giữa bị thủng màng nhĩ
Viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ không được điều trị kịp thời dẫn đến áp lực của mủ ngày càng gia tăng và nhiều. Từ đó, làm vỡ mủ, gây thủng màng nhĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định làm thuốc tại chỗ. Nếu cần thiết sẽ kết hợp điều trị nội khoa.
Thuốc nhỏ tai dùng cho trường hợp bị thủng màng nhĩ sẽ được bác sĩ cân nhắc để sử dụng loại kháng sinh có độ an toàn cao. Theo đó, chủ yếu là những loại thuốc sau:
- Otofa: Loại thuốc này có chứa thành phần chính là rifamycin sodium, với tác dụng tiêu diệt cả vi khuẩn gram dương và gram âm gây bệnh. Thuốc sẽ ức chế vi khuẩn tăng trưởng và phát triển.
- Ciplox: Thuốc này có chứa ciprofloxacin, có tác dụng giảm và ngăn ngừa sự sản sinh của vi khuẩn gây hại.
Lưu ý: Đối với những trẻ bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ cần cẩn trọng khi dùng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến thính lực.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ
Trên thực tế, không có bất cứ một loại thuốc Tây nào được coi là an toàn cho người dùng, nhất là đối với trẻ nhỏ khi cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng vẫn còn kém. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để chữa viêm tai giữa cho con để tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Cho con đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và kê đơn: Chỉ khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám mới phát hiện chính xác mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, để đề ra phương án điều trị phù hợp. Trong quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng những gì bác sĩ hướng dẫn như cách dùng, liều lượng.
- Thời gian điều trị viêm tai giữa ở trẻ bằng thuốc: Nếu sau 10 ngày mà phương pháp chữa hiện tại không mang lại hiệu quả thì cần đánh giá lại để đưa ra cách điều trị phù hợp, tốt hơn.
- Trường hợp kết hợp trích rạch màng nhĩ và dùng thuốc: Viêm tai giữa ở trẻ dạng cấp khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ứ mủ bên trong tai. Lúc này, bác sĩ sẽ kết hợp trích rạch màng nhĩ và dùng thuốc để chữa trị.
Phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ em như thế nào?
Viêm tai giữa dù giai đoạn nào cũng khiến sinh hoạt, cuộc sống của trẻ bị ảnh hưởng, thậm chí còn kìm hãm sự phát triển của bé. Do đó, để tránh mắc căn bệnh này, cha mẹ nên áp dụng một số cách phòng ngừa dưới đây.
Chăm sóc, vệ sinh tai sạch sẽ và khoa học
Vệ sinh tai cho trẻ là cần thiết nhưng phải thực hiện đúng cách và khoa học để không gây hại bên trong cũng như màng nhĩ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không lạm dụng việc lấy ráy tai cho con.
- Chỉ dùng tăm bông dạng dành cho trẻ để ngoáy và lấy ráy tai. Tuy nhiên, cần làm nhẹ nhàng và chỉ thực hiện ở ngay vị trí ống tai ngoài.
- Nếu thấy con có quá nhiều ráy tai, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ tai mũi họng để được làm sạch tai đúng cách, hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt cũng như phòng ngừa các bệnh lý về tai ở trẻ. Cụ thể như sau:
- Khi tắm, gội đầu cho trẻ nên sử dụng dụng cụ bảo vệ tai để tránh nước chảy vào bên trong tai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
- Không để trẻ phải tiếp xúc với tiếng ồn, nguồn âm thanh quá lớn.
- Không nhét bất cứ vật nhỏ nào vào tai của trẻ.
- Thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho con theo quy định.
- Luôn giữ gìn phòng ngủ, môi trường sống của trẻ được thoáng mát, dễ chịu, sạch sẽ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho con.
Như vậy, những thông tin trên đây đã giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về thuốc điều trị viêm tai giữa trẻ em loại nào tốt, an toàn cũng như cách phòng ngừa bệnh cho con. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và trang bị cho cha mẹ nhiều kiến thức có lợi nhằm chăm sóc, nuôi dạy con khỏe mạnh.
CHA MẸ NÊN BIẾT:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!