Thuốc trị viêm tai giữa mãn tính giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chỉ khi bạn thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, thuốc mới có thể phát huy tác dụng. Trong bài viết này, Tapchidongy sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thuốc chữa viêm tai giữa mãn tính phổ biến nhất, được bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
Danh sách thuốc trị viêm tai giữa mãn tính phổ biến
Tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa của mỗi người là không giống nhau, do đó loại thuốc cũng như liều dùng sẽ có điểm khác biệt. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh của từng người rồi đưa ra đơn thuốc phù hợp.
Thuốc trị viêm tai giữa mãn tính có tác dụng toàn thân
Với thuốc trị viêm tai giữa mãn tính có tác dụng toàn thân, thuốc đường uống hoặc đường tiêm là sự lựa chọn phổ biến.
Thuốc chống viêm
Trong điều trị viêm tai giữa mãn tính, thuốc chống viêm Corticoid thường được sử dụng để phục hồi tế bào tổn thương bên trong ống tai giữa và đẩy lùi trạng thái phù nề.
Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng trong vòng 1 tuần và đi kèm với nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) để thay thế.
Tuy vậy, NSAID không thể áp dụng cho bệnh nhân có tiền sử xuất huyết dạ dày hoặc rối loạn đông máu, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hạn chế dùng Aspirin cho trẻ nhỏ vì chúng có thể gây hội chứng Reye.
Một số thuốc chống viêm có thể kể đến như:
- Thuốc chứa Steroid: Prednisolone, Methylprednisolone
- Thuốc Non-steroid: Diclofenac.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Hiện nay, thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rộng rãi nhất đó là Paracetamol. Loại thuốc này có tác dụng cao trong việc giảm đau, hạ sốt và vô cùng an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ, cải thiện tình trạng viêm tai giữa mãn tính.
Nếu có hiện tượng nôn mửa sau khi dùng thuốc. Người bệnh có thể dùng chế phẩm dạng cốm pha hoặc dạng đặt trực tràng thay viên uống. Lưu ý là khi dùng thuốc, người bệnh cần hạn chế sử dụng thức uống có cồn và nước ngọt có ga.
Thuốc chữa viêm tai giữa mãn tính tác dụng tại chỗ
Thuốc điều trị viêm tai giữa mạn tính giúp người bệnh làm tăng cường sự dẫn lưu mủ từ trong tai ra bên ngoài, làm sạch hốc mũi, giảm phù nề. Với phương pháp này, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi xylomethazoline, sunfarin, hay otrivin 0.05%,…
Thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ tai chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân không có triệu chứng thủng màng nhĩ. Bởi loại thuốc này có những hoạt tính mạnh, có thể khiến màng nhĩ bị tổn thương vĩnh viễn. Một số loại thuốc nhỏ tai thường được bác sĩ chỉ định như sau:
Thuốc giúp giảm đau, sát khuẩn
Giúp người bệnh đẩy lùi đau nhức và loại bỏ vi khuẩn. Một số loại thuốc phổ biến như:
- Otipax: Thành phần Phenazone có đặc tính giảm đau, kháng viêm và Lidocaine giúp gây mê tại chỗ. Otipax thường được sử dụng với bệnh nhân gặp một số vấn đề ở tai do chấn thương hoặc virus cúm hoặc đang trong giai đoạn xung huyết. Tuy vậy, chúng ta chỉ nên dùng thuốc dưới 10 ngày để đảm bảo sức khỏe. Bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với người bị thủng màng nhĩ.
- Cồn boric 3%: Đây là loại thuốc có chứa Acid boric giúp người bệnh giảm đau, ngứa và sát khuẩn cho ống tai giữa. Tuy vậy, cần cân nhắc và cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Thuốc nhỏ tai kháng sinh
Thường được sử dụng cho những người bị thủng màng nhĩ. Bác sĩ có thể kết hợp với một số tân dược có độ an toàn cao để hạn chế rủi ro như:
- Ciplox: Chứa thành phần Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng. Nhờ đó, Ciplox có khả năng cản trở thông tin từ NST để hạn chế quá trình sinh sản của vi khuẩn.
- Otofa: Chứa thành phần Rifampicin sodium giúp ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn gram (-) và gram (+) gây viêm nhiễm.
Thuốc trị viêm tai giữa mãn tính có đặc tính kháng viêm
Nhóm thuốc này có khả năng diệt trừ vi khuẩn gây nhiễm trùng, khắc phục tình trạng phù nề hoặc viêm nhiễm. Một số loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm có thể kể đến như:
- Thuốc Cortiphenicol: Thành phần chính là Chloramphenicol. Chất này giúp người bệnh hạn chế quá trình tổng hợp protein ở khuẩn gây bệnh.
- Thuốc Polydexa: Bao gồm những hoạt chất như Polymycine B sulfate, Neomycin sulfate, Metasulfobenzoate, Sexamethasone. Polydexa phù hợp với những người vừa trích rạch màng nhĩ hoặc mắc viêm tai giữa cấp tính xung huyết. Tuy vậy, với những người bị nhiễm trùng màng nhĩ thì tuyệt đối không dùng Polydexa.
Thuốc có tác dụng làm sạch: Có khả năng loại bỏ vảy bong, mủ ứ đọng và dịch tiết trong hốc tai. Một số loại thuốc có thể kể đến như natri clorid 0.8% hoặc oxy già,… liều dùng và cách dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa mãn tính
Khi bước vào giai đoạn viêm tai giữa mãn tính, bác sĩ sẽ dùng đến kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm cho người bệnh nhằm kìm hãm và tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Từ đó đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng và tăng khả năng phục hồi thính lực. Những nhóm kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn đó là:
- Nhóm thuốc macrolid: Một số loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như Roxithromycin, Spiramycin, Azithromycin,… Nhóm macrolid thường được sử dụng khi vi khuẩn kháng lại Penicillin.
- Nhóm quinolon: Nhóm thuốc này tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế quá trình sinh sôi của hại khuẩn. Quinolon thường được dùng cho những người bị nhiễm khuẩn nặng.
- Nhóm thuốc beta – lactam: Làm suy giảm quá trình nhân đôi của các hại khuẩn nhờ khả năng ức chế tổng hợp mucopeptid của màng tế bào. Trong đó, Ampicillin hoặc Cephalosporin thế hệ II, III là những loại thuốc thường được sử dụng. Tuy vậy, với những người mẫn cảm với penicillin và nhiễm virus nhóm herpes thì không sử dụng nhóm kháng sinh này.
- Nhóm aminoglycoside: Những loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như Kanamycin và Gentamycin. Tuy vậy, aminoglycoside chỉ phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Vệ sinh tai chuẩn y khoa hỗ trợ trị bệnh
Vệ sinh tai không chỉ đơn thuần là loại bỏ ráy tai và bụi bẩn, mà còn là một quy trình y tế đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Dưới đây là quy trình vệ sinh tai chuẩn y khoa dành cho bệnh nhân viêm tai giữa mãn tính:
-
Chuẩn bị:
- Bông gòn y tế vô trùng.
- Nước muối sinh lý 0.9% hoặc dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng được bác sĩ chỉ định.
- Khăn sạch.
-
Làm sạch vành tai:
- Nhúng bông gòn vào nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh tai.
- Nhẹ nhàng lau sạch vành tai và vùng da xung quanh ống tai ngoài.
-
Làm sạch ống tai ngoài:
- Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh tai vào ống tai.
- Nghiêng đầu sang một bên để dung dịch chảy vào tai, giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây.
- Nghiêng đầu sang bên kia để dung dịch chảy ra ngoài.
- Lau khô vành tai bằng khăn sạch.
-
Lưu ý quan trọng:
- Không sử dụng tăm bông hoặc vật sắc nhọn để ngoáy tai. Vì có thể gây tổn thương ống tai và màng nhĩ.
- Nếu cảm thấy đau, ù tai, chảy máu hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Hãy ngừng vệ sinh tai và đến khám bác sĩ ngay lập tức.
- Tần suất vệ sinh tai nên được bác sĩ tư vấn cụ thể. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ tiết ráy tai của từng bệnh nhân.
Lời khuyên:
- Trước khi thực hiện vệ sinh tai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và lựa chọn dung dịch vệ sinh tai phù hợp.
- Vệ sinh tai nên được thực hiện thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ sẽ mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị viêm tai giữa mãn tính.
Những lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh viêm tai giữa mãn tính
Sử dụng thuốc trị viêm tai giữa mãn tính có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để thuốc có thể phát huy hiệu quả tốt nhất:
- Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ, về liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Nếu tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
- Khi hết thuốc, người bệnh cần tái khám để bác sĩ nắm tình trạng bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị tiếp theo. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống, tránh tình trạng lờn thuốc.
- Sử dụng thuốc Tây đi kèm với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó khi thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ, thăm khám.
- Những đối tượng có cơ địa mẫn cảm như người lớn tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú nếu muốn dùng thuốc thì cần tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ. Tuyệt đối không tùy ý sử dụng thuốc, nếu không người bệnh sẽ phải chịu những hậu quả khôn lường.
- Khi dùng thuốc điều trị viêm tai giữa mãn tính, người bệnh cần kết hợp các phương pháp hỗ trợ đẩy lùi bệnh viêm tai giữa khác như: ăn ngủ nghỉ khoa học, vệ sinh tai mũi họng đúng cách, tạo thói quen rèn luyện thể dụng thể thao thường xuyên,…
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại thuốc chữa viêm tai giữa mãn tính thường gặp. Với những thông tin này, có lẽ bạn đọc đã hiểu thêm về các loại thuốc thường dùng khi chữa viêm tai giữa mãn tính. Đừng quên thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ để sớm có được sức khỏe tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!