Viêm tai giữa kiêng ăn gì để nhanh khỏi? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Để loại bỏ tận gốc viêm tai giữa đòi hỏi người bệnh cần đảm bảo duy trì tốt chế độ kiêng khem song song với việc sử dụng thuốc đúng liệu trình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm thấy câu trả lời thỏa đáng nhất.
Viêm tai giữa kiêng ăn gì để khỏi bệnh nhanh nhất?
Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng không mong muốn như thủng hoặc xơ hóa màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, áp xe, viêm màng não hoặc viêm tai giữa cấp.
Tuy nhiên đến nay, căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu mọi người chủ động kết hợp giữa việc dùng thuốc và dinh dưỡng cho người bệnh hợp lý. Để có kết quả điều trị viêm tai giữa tốt nhất, bạn có thể tham khảo danh sách các thực phẩm nên kiêng dưới đây.
Món ăn cay nóng, nhiều gia vị
Sử dụng đồ ăn quá đậm vị hoặc quá cay có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày và tích tự khí nóng, gây bốc hỏa và sưng viêm ở tai. Người bệnh có tiền sử mắc bệnh tai – mũi – họng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi dùng các món này. Không chỉ vậy, người bệnh cũng nên hạn chế các món ăn có tính nóng, dễ gây nhiệt.
Các đồ ăn nhiều đường
Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Kẹo, bánh kem, bánh quy, mứt… là các món ăn ưa thích của nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi bé bị viêm tai giữa mẹ kiêng cho ăn các đồ ngọt, nhiều đường. Lượng đường có thể dẫn tới tăng đường huyết trong máu dẫn tới ù tai, ức chế hệ miễn dịch khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Khoai tây chiên, gà chiên… và các món thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ có thể làm gia tăng biểu hiện sưng viêm, đau đớn. Dạ dày và gan thận sẽ hoạt động kém hiệu quả, suy giảm miễn dịch. Giảm thiểu lượng dầu mỡ sử dụng và thay thế bằng các loại dầu thực vật là điều mà bạn nên làm.
Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Đồ ăn dạng cứng khó nuốt
Viêm tai giữa thường đi kèm với bệnh viêm họng, viêm amidan. Chính bởi vậy việc sử dụng các món ăn khó nuốt, dạng thô có thể cọ xát gây tổn thương họng, gián tiếp làm bệnh viêm tai giữa trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi nhai các món ăn này đòi hỏi lực hàm hoạt động liên tục, dẫn tới đau tai, khó chịu. Viêm tai giữa cấp có thể chuyển sang mãn tính.
Nhóm thực phẩm gây dị ứng
Viêm tai giữa có phải kiêng ăn trứng không, kiêng sữa không là câu hỏi của rất nhiều người. Khi mắc bệnh, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng kích ứng cho như sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng, hải sản… Không chỉ vậy, các chất có trong thực phẩm này có thể kích thích cổ họng, ho nhiều, gây đau nhức ở tai và khiến bệnh nặng hơn. Các mẹ có con mắc viêm tai giữa nên thay thế bằng các sản phẩm sữa hạt hoặc nước trái cây…
Các món từ gạo nếp
Đối với bệnh viêm tai giữa việc sử dụng đồ nếp là điều tối kỵ. Người bệnh nên kiêng hoàn toàn các món ăn như bánh nếp, xôi, bánh khúc, bánh bao, nếp cẩm…Không chỉ khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, các món ăn này có kích thích tạo mủ, bít tai và gây suy giảm thính lực.
Đồ uống lạnh và các chất kích thích
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đá lạnh trong quá trình điều trị viêm tai giữa sẽ làm tình trạng sưng viêm tiến triển nghiêm trọng, dẫn tới ù tai, giảm thính lực và gia tăng nguy cơ biến chứng.
Viêm tai giữa nên ăn gì và lời khuyên giúp phòng, điều trị bệnh hiệu quả
Bên cạnh chế độ kiêng khem, người bệnh có thể tham khảo danh sách thực phẩm nên ăn cùng lời khuyên dưới đây để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa biến chứng viêm tai giữa.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như gan bò, cà rốt, cà tím tốt cho mắt và thính lực. Đồng thời củng cố lớp niêm mạch bảo vệ loa tai.
- Tăng cường chất xơ, rau lá xanh giúp hạn chế triệu chứng ù tai, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như rau cải, súp lơ, xà lách…
- Thay thế các dầu ăn từ động vật bằng dầu thực vật khi xào nấu không chỉ tốt cho tim mạch mà còn giàu vitamin D, E ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm tai giữa.
- Sử dụng thực phẩm giàu chất kẽm để vết thương mau lành, hình thành tế bào mới.
- Vệ sinh tai đúng cách, hạn chế nước vào tai. Khi ngủ nên nghiêng về bên tai chứa nước để dịch ra tự nhiên.
- Chườm khăn mặt ấm lên vùng tai bị đau hoặc chườm lạnh để giảm sưng.
- Hạn chế sử dụng vật nhọn hoặc dùng lực ngoáy sâu làm tổn thương đến màng nhĩ.
- Giữ vệ sinh tổng thể tai – mũi – họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý định kì 3 – 4 trong tuần.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ khi đi ra ngoài như mũ, áo choàng, khẩu trang, chụp tai…
- Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trở nặng, cần lập tức tới khám tại các cơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc có thể tìm thấy đáp án cho câu hỏi viêm tai giữa kiêng ăn gì. Và hiểu thêm về tầm quan trọng của chế độ kiêng khem tới sức khỏe của người bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!