Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng có bị lây không? là thắc mắc của rất nhiều người về tình trạng bệnh lý hô hấp phổ biến này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây các biểu hiện tác động trực tiếp đến sức khỏe người mắc. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bệnh lý này và con đường lây lan trong bài viết sau đây

Viêm họng có bị lây không? Bác sĩ giải đáp

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đường hô hấp với các biểu hiện đặc trưng như: Đau họng, nóng rát cổ họng, khó thở, ho khan, ho có đờm, nghẹn họng,… Bệnh này gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn cả ở những người có hệ miễn dịch suy yếu (ví dụ như trẻ nhỏ, người già, người mắc nhiều bệnh lý nền khác,…)

“Viêm họng có bị lây không?” Có thể lây lan khi nguyên nhân gây ra bởi virus, vi khuẩn
“Viêm họng có bị lây không?” Có thể lây lan khi nguyên nhân gây ra bởi virus, vi khuẩn

Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu do các tác nhân xâm nhập qua đường hô hấp. Vậy, viêm họng có bị lây không? Viêm họng không phải bệnh truyền nhiễm nhưng hoàn toàn CÓ THỂ LÂY LAN từ người qua người.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp viêm họng đều có thể lây nhiễm. Viêm họng chỉ lây lan khi tác nhân xâm nhập là các virus, vi khuẩn đường hô hấp. Tiếp xúc ở cự ly gần với người bệnh sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm và gây bệnh ở người khỏe mạnh

Một số trường hợp khác như viêm họng do dị ứng, trào ngược dạ dày hoặc do tác động từ môi trường khói bụi. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm những trường hợp này không hề lây lan khi tiếp xúc gần.

Bệnh viêm họng không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không điều trị sớm. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám ngay từ giai đoạn đầu, khi biểu hiện của bệnh còn nhẹ. Không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định phù hợp ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra

Con đường lây lan của bệnh viêm họng

Tiếp xúc trực tiếp

Khả năng lây bệnh tăng cao khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần. Cụ thể, virus, vi khuẩn đường hô hấp phát tán từ người bệnh ra môi trường không khí theo các cách sau:

  • Nói chuyện với người bệnh ở cự ly gần mà không mang khẩu trang.
  • Bắt tay với người bệnh và không vệ sinh sau quá trình tiếp xúc. Đưa tay lên mắt, mũi, miệng và khiến tác nhân gây bệnh xâm nhập.
  • Tiếp xúc với dịch nhầy của người bệnh khi ho hắt hơi, khạc nhổ ra môi trường và khiến virus, vi khuẩn lẫn trong không khí.
Tiếp xúc với người mắc bệnh tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm họng
Tiếp xúc với người mắc bệnh tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm họng

Tiếp xúc gián tiếp

  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh (khăn mặt, bàn chải,….).
  • Dùng chung bát đũa, cốc chén với người bệnh khi chưa rửa sạch sẽ.

Tuy nhiên, không phải bất kể ai tiếp xúc cũng có thể bị lây nhiễm. Với những người có sức đề kháng tốt thì tỷ lệ lây nhiễm sẽ ít hơn. Do đó, cần chú trọng quan tâm và phòng ngừa với các đối tượng hệ miễn dịch suy giảm như: Trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai, người mắc nhiều bệnh lý nền,….

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng

  • Tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh: Hạn chế tiếp xúc cự ly gần với người bệnh. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người có biểu hiện bệnh lý hô hấp.
  • Giữ vệ sinh thân thể: Thường xuyên vệ sinh tay chân bằng xà phòng để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Đồng thời, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng để hạn chế virus, vi khuẩn xâm nhập theo đường hô hấp.
  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp thường gặp. Đồng thời, người bệnh nên tự ý thức hạn chế các nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đồ ăn nhiều gia vị cay nóng,… Hạn chế uống nước đá lạnh trong thời gian kéo dài.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật hiệu quả
  • Luyện tập thể thao hàng ngày: Luyện tập thể thao là một cách nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh chú ý lựa chọn bộ môn thể thao vừa sức và duy trì luyện tập đều đặn hàng ngày. Nâng cao sức khỏe là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa các chứng bệnh hô hấp thông thường.
  • Mang khẩu trang khi ra đến nơi công cộng: Tự bảo vệ bản thân khỏi sự lây nhiễm bên ngoài bằng cách mang khẩu trang an toàn khi đến nơi đông người. Đồng thời, nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm hóa chất, cần chủ động mang mặc đồ bảo hộ phù hợp bảo vệ đường hô hấp.

Bài viết trên đã giải đáp vấn đề “Bệnh viêm họng có bị lây không?”. Để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm, người bệnh cần chủ động đi khám và điều trị từ giai đoạn khởi phát. Đồng thời, có ý thức bảo vệ mọi người xung quanh bằng các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc thích hợp khác

Click đọc ngay: 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

KHÔNG NÊN uống nước đá khi bị viêm họng. Nước đá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng do:

  • Vi khuẩn trong nước đá phát triển khiến bệnh trầm trọng.
  • Suy giảm sức đề kháng do cơ thể phải huy động năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ.
  • Tăng tiết dịch nhầy gây suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các triệu chứng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi,...

Viêm họng CÓ THỂ LÂY LAN qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường lây qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng ở niêm mạc họng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho khan, ngứa họng, khản giọng,... Hiện nay, hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm họng mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...
  • Viêm họng do virus: Thường gây sốt nhẹ hoặc vừa, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong một số trường hợp, sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Sốt thường cao hơn và kéo dài hơn so với viêm họng do virus. Thời gian sốt có thể kéo dài 3-5 ngày, thậm chí lên đến 7 ngày nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời.
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...

Để giảm đau và ngứa rát do viêm họng, bạn nên bổ sung các loại đồ uống có tính kháng viêm và giúp làm dịu cổ họng. Một số loại thức uống hỗ trợ điều trị viêm họng như nước vỏ bưởi tươi, trà gừng, nước mật ong, trà Cúc La Mã, nước chanh tươi, nước lá tía tô, sữa nghệ ấm...

Viêm họng cấp ở trẻ em thường sốt 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-7 ngày nếu không điều trị. Sốt trên 10 ngày là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám ngay.

Cha mẹ có thể điều trị bệnh bằng mẹo dân gian (tỏi, húng chanh, lá hẹ, gừng), thuốc Tây y (kháng sinh, hạ sốt, siro ho) hoặc Đông y (bài thuốc kim ngân, liên kiều...). Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan