Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng uống nước đá có nên hay không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh khi đang mắc chứng viêm họng lâu ngày. Đa số chúng ta đều nghĩ rằng uống nước đá, ăn nhiều đồ ăn lạnh sẽ khiến tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng hơn. Thực hư câu chuyện này ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bị viêm họng uống nước đá: Nên hay không?

Nước đá trên thực tế đã chứng minh được nhiều công dụng đối với cơ thể mà chúng ta không thể phủ nhận. Đối với tình trạng sưng đau, những vết thương ngoài da,… nước đá sẽ giúp làm giảm sưng đỏ, cải thiện những cơn đau rát, gây tê tạm thời và mang lại cảm giác dễ chịu cho cơ thể.

Ngoài ra, nước đá có khả năng trì hoãn khả năng di chuyển của mạch máu. khi sử dụng đá lạnh để chườm sẽ khiến các thành mạch máu co lại, giúp máu không lưu thông đến vùng bị thương, sưng tấy,…

Tuy nhiên, khi bị viêm họng chúng ta KHÔNG NÊN UỐNG NƯỚC ĐÁ để cải thiện tình trạng sưng viêm. Vậy tại sao uống nước lạnh lại bị viêm họng?

  • Do quá trình sản xuất nước đá không đảm bảo

Uống nước lạnh không gây viêm họng mà nguyên nhân chính là do trong nước lạnh, kem hay nước đá có chứa vi khuẩn, virus. Đây cũng là đáp án cho việc vì sao uống nước lạnh, bia, ăn kem ngoài quán lại dễ bị viêm họng hơn ở nhà. Nguyên nhân là do nước đá người ta cung cấp không đảm bảo vệ sinh, hoặc có chứa vi khuẩn gây bệnh.

Viêm họng uống nước đá, ăn kem khiến bệnh thêm trầm trọng
Viêm họng uống nước đá, ăn kem khiến bệnh thêm trầm trọng

Chính vì thế mà thường xảy ra hiện tượng, những người uống nước đá hay nước lạnh tại nhà lâu ngày nhưng không hề bị viêm họng. Trong khi nhiều người chỉ cần uống 1 cốc đã cảm thấy cổ họng rát và khó chịu.

Ngoài ra, khi viêm họng ăn kem, đồ ngọt thì chúng ta sẽ bị viêm họng trầm trọng hơn. Lý do bởi khi gặp đường, vi khuẩn sẽ tăng sinh và phát triển mạnh mẽ gây bội nhiễm. Từ đó dẫn đến viêm họng nặng và kéo dài.

  • Do suy giảm sức đề kháng cơ thể

Giải đáp cho tình trạng không nên uống nước lạnh khi bị viêm họng, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Khi bị viêm họng, niêm mạc tại họng bị sưng đỏ và phù nề.

Lúc này cổ họng rất nhạy cảm, vòm họng dễ bị vi khuẩn tấn công vì quá yếu. Việc ăn hay uống những đồ có khả năng gây kích thích như đồ chua, gia vị cay, nóng, lạnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc.

Khi đưa những thực phẩm có nhiệt độ khác nhau vào trong cơ thể, chúng sẽ được điều tiết về mức nhiệt độ ổn định là 37 độ C để phù hợp với nhiệt độ của người. Cơ thể chúng ta sẽ dùng năng lượng để đưa những đồ ăn này về nhiệt độ tương ứng.

Khi bị viêm họng nói riêng hay viêm nhiễm trong cơ thể nói chung, sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Nếu phải huy động năng lượng để làm tăng nhiệt độ của nước đá sẽ khiến cơ thể càng yếu hơn. Đây chính là nguyên nhân vì sao uống nước đá viêm họng.

  • Do tăng tiết dịch nhầy

Việc uống nước đá, nước lạnh còn khiến cho chất nhầy trong cơ thể chúng ta nở ra và dày lên. Những chất nhầy này tồn tại hầu hết trong khoang họng, hô hấp. Gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch và gây ra các triệu chứng như sốt, hắt hơi, chảy nước mũi,…

Vậy viêm họng uống nước đá nên không? Qua các phân tích trên, chúng ta có thể hiểu được rằng, UỐNG NƯỚC ĐÁ CÓ THỂ GÂY VIÊM HỌNG. Vì thế, người bệnh không nên uống nước đá. Nước lạnh, nước đá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh tại vùng họng, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không chỉ vậy, khi uống nước đá còn khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, gây suy nhược cơ thể, giảm nhịp tim,…

Sử dụng nước đá ở mức độ vừa phải để ngăn ngừa tình trạng viêm họng
Sử dụng nước đá ở mức độ vừa phải để ngăn ngừa tình trạng viêm họng

Cần làm gì để nhanh khỏi viêm họng?

Viêm họng là một bệnh lý không quá nghiêm trọng và có thể chữa trị khỏi một cách nhanh chóng. Vì thế ngay khi phát hiện những biểu hiện của chứng viêm họng, chúng ta nên chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám và dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị khác nhau, cũng như phác đồ chữa phù hợp nhất cho bạn. Điều này sẽ giúp điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh, ngăn ngừa viêm họng biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ vùng họng và cải thiện chế độ ăn uống cũng hỗ trợ điều trị và đẩy lùi chứng viêm họng hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng, cổ họng luôn sạch sẽ. Hãy đánh răng và súc miệng với nước muối sinh lý thường xuyên 2 – 3 lần/ ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, sau bữa ăn, trước khi đi ngủ.
  • Ngoài nước muối sinh lý, chúng ta có thể sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh vùng cổ họng. Nước muối sẽ giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn tại cổ họng và những tác nhân gây bệnh khác.
  • Thay vì việc sử dụng nước đá, hãy uống nước ấm mỗi ngày. Nếu có thời gian hãy pha cho mình một cốc mật ong ấm, trà gừng hay trà hoa cúc vào buổi sáng để duy trì sức khỏe cơ thể, đồng thời giúp kháng khuẩn vùng cổ họng.
Uống trà ấm mỗi ngày như trà hoa cúc, trà nhài, trà gừng mật ong thay cho nước đá
Uống trà ấm mỗi ngày như trà hoa cúc, trà nhài, trà gừng mật ong thay cho nước đá
  • Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát. Tránh tiếp xúc với những môi trường bụi bẩn, ô nhiễm. Khi đi ra ngoài đường bạn nhớ đeo khẩu trang để bảo vệ vùng họng của mình khỏi những tác nhân có hại.
  • Người bệnh nên chú ý đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Người bị viêm họng nên bổ sung những dưỡng chất tốt cho sức khỏe, điều này giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể. Những thực phẩm mà bạn đọc nên bổ sung như nhóm đồ ăn giàu Sắt, Đạm, Canxi, Chất xơ, Vitamin, Khoáng chất,…
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ để tăng cường sức khỏe.
  • Khi đang bị viêm họng, không nên sử dụng những vật dụng chung cùng với người khác như cốc uống nước, đũa thìa,… để tránh lây lan vi khuẩn, hạn chế tác nhân xâm nhập bên ngoài vào trong cơ thể.
  • Ngoài việc không uống nước đá, chúng ta cũng cần kiêng những đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, đồ chua,… để bảo vệ cổ họng trong những ngày này.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc viêm họng uống nước đá nên hay không. Chúng ta hãy ghi nhớ những thông tin về bệnh và các lưu ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

Đừng bỏ lỡ;


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Viêm họng CÓ THỂ LÂY LAN qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường lây qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.

Để giảm đau và ngứa rát do viêm họng, bạn nên bổ sung các loại đồ uống có tính kháng viêm và giúp làm dịu cổ họng. Một số loại thức uống hỗ trợ điều trị viêm họng như nước vỏ bưởi tươi, trà gừng, nước mật ong, trà Cúc La Mã, nước chanh tươi, nước lá tía tô, sữa nghệ ấm...

Viêm họng cấp ở trẻ em thường sốt 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-7 ngày nếu không điều trị. Sốt trên 10 ngày là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám ngay.

Cha mẹ có thể điều trị bệnh bằng mẹo dân gian (tỏi, húng chanh, lá hẹ, gừng), thuốc Tây y (kháng sinh, hạ sốt, siro ho) hoặc Đông y (bài thuốc kim ngân, liên kiều...). Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Viêm họng do virus: Thường gây sốt nhẹ hoặc vừa, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong một số trường hợp, sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Sốt thường cao hơn và kéo dài hơn so với viêm họng do virus. Thời gian sốt có thể kéo dài 3-5 ngày, thậm chí lên đến 7 ngày nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời.

Viêm họng cấp có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau, bao gồm:

  • ORS: Bù nước và chất điện giải, đặc biệt khi có sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi viêm họng do vi khuẩn và có sốt, có thể ở dạng uống, tiêm hoặc đặc trị tại chỗ.
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Giảm đau, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc xịt họng: Chứa kháng sinh, kháng viêm và giảm đau tại niêm mạc họng.
  • Viên ngậm: Làm dịu mát, giữ ẩm và giảm đau họng.
  • Thuốc súc họng: Tạo môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn và giảm viêm.
  • Thuốc hỗ trợ ổn định độ pH: Giảm ngứa và rát họng.
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng ở niêm mạc họng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho khan, ngứa họng, khản giọng,... Hiện nay, hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm họng mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan