Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị viêm họng cấp hiệu quả, trong đó có thuốc Tây y. Vậy, viêm họng cấp uống thuốc gì trong Tây y để bệnh nhanh khỏi nhất? Hãy theo theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Viêm họng cấp uống thuốc gì?

Khi bị viêm họng cấp nên uống thuốc gì? Người bệnh nên sử dụng các loại thuốc an toàn, có công dụng điều trị bệnh nhanh và mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi bị viêm họng cấp, người bệnh có thể uống một số thuốc sau đây:

Điều trị viêm họng cấp tính bằng ORS

Khi bị viêm họng cấp tính, người bệnh thường có triệu chứng sốt cao khoảng 39 – 40 độ C. Ngoài ra, bệnh còn gây đau rát họng, kèm theo tình trạng ho khan, ho có đờm, chảy nước mũi,…

Người bệnh có thể trị bệnh bằng cách sử dụng ORS. Uống dung dịch oresol (ORS) giúp bù nước và chất điện giải do bị sốt. Hoặc có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói dùng cho cả người lớn và trẻ em.

Cách sử dụng ORS chữa viêm họng như sau:

  • Trẻ sơ sinh sử dụng 50ml/lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi sử dụng 100ml/lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi sử dụng 150ml/lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Điều trị viêm họng cấp ở người lớn sử dụng ORS 2 – 3 lần trong ngày với dung tích nhiều hơn.

Chú ý: Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng thuốc mỗi ngày. Sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Viêm họng cấp cơ thể dùng ORS màu cam để trị bệnh
Viêm họng cấp cơ thể dùng ORS màu cam để trị bệnh

Thuốc kháng sinh – Đơn thuốc chữa viêm họng cấp hiệu quả

Nếu viêm họng cấp do vi khuẩn và có biểu hiện kèm theo sốt thì người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh khi sử dụng dễ để lại tác dụng phụ cho cơ thể.

Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Có 3 loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân viêm họng cấp là:

  • Thuốc kháng sinh sử dụng để uống: Loại thuốc kháng sinh đường uống để chữa viêm họng thường sử dụng là: amoxilin, penicillin, roxithromycin,… Nhóm thuốc này có tác dụng hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, không phải loại viêm họng nào cũng có thể dùng kháng sinh, nên người bệnh cần thăm khám bác sĩ trước khi chọn dùng thuốc.
  • Thuốc tiêm kháng sinh: Trường hợp người bệnh bị viêm họng mãn tính thì thuốc tiêm có tác dụng khá tốt. Kháng sinh được tiêm vào tĩnh mạch, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm họng.
  • Thuốc kháng sinh đặc trị tại chỗ: Nhóm thuốc kháng sinh đặc trị tại vị trí viêm thường dùng là thuốc xịt hay thuốc ngậm.

Các loại thuốc này thường có tác dụng tức thời trong việc giảm đau và giảm viêm. Vì vậy, đây là nhóm thuốc không có hiệu quả bằng thuốc tiêm hay thuốc uống.

KHi bị viêm họng cấp do vi khuẩn, nếu sử dụng đúng kháng sinh bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 2 – 3 ngày. Nếu thời gian điều trị lâu không thuyên giảm, người bệnh nên khám lại và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng.

Thuốc kháng sinh dùng cho trường hợp viêm họng cấp do virus có biểu hiện sốt cao
Thuốc kháng sinh dùng cho trường hợp viêm họng cấp do virus có biểu hiện sốt cao

Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng

Các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng là nhóm thuốc không thể bỏ qua khi tìm hiểu viêm họng cấp uống thuốc gì. Đây là loại thuốc chữa viêm họng có tác dụng khá mạnh.

Thành phần thuốc bao gồm các chất giảm đau và các chất kháng viêm. Tác dụng của các loại thuốc này là giúp cắt đứt các cơn đau họng và giảm việc sưng tấy cổ họng. Ngoài ra, thuốc còn giúp loại bỏ một số loại vi khuẩn giúp cho cổ họng không bị viêm và nhanh khỏi bệnh hơn.

Khi bị bệnh, các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng là rất cần thiết để kìm hãm bệnh phát triển nặng. Các loại thuốc thường được chỉ định dùng trong trị viêm họng là: corticoid, histamine,…

Dùng thuốc xịt họng để trị bệnh

Thuốc xịt họng cũng được dùng nhiều trong điều trị viêm họng cấp. Các loại thuốc thường dùng là Hexaspray, locarbiotal, eludril,… Các loại thuốc xịt họng có chứa kháng sinh, kháng viêm, giảm đau tại niêm mạc họng. Thời gian điều trị bằng các loại thuốc này không nên quá 10 ngày.

Sử dụng viên ngậm chữa đau họng

Các loại viên ngậm trị viêm đau họng có tác dụng giúp làm dịu mát, giữ ẩm giúp cho cổ họng ít bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, viên ngậm thường có chứa các chất làm mát và làm tê như tinh dầu bạc hà có tác dụng tốt trong chữa trị ho viêm họng cấp.

Một số loại viên ngậm thường dùng để điều trị viêm họng cấp tính là: Strepsils, Bảo Thanh, dorithricin,… Hay một số thuốc ngậm chứa kháng sinh, kháng viêm và sát khuẩn như mybacin (neomycin), oropivalone, lysopain… Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày nên ngậm 4 – 6 viên và sử dụng trong khoảng 5 – 7 ngày.

Viêm họng cấp uống thuốc gì? Dùng thuốc súc họng

Khi bị viêm họng cấp, người bệnh cũng có thể điều trị bằng thuốc súc họng. Thuốc này có tác dụng giúp họng luôn ở môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn phát triển đồng thời chống viêm và giảm ngứa hiệu quả.

Một số loại thuốc thường dùng súc họng như: bicacmin, eludril, givalex,… Có thể pha những loại thuốc này với nước muối ấm nhạt để súc họng. Lưu ý, khi súc họng phải nhổ bỏ, không được nuốt.

Ngoài ra, bạn có thể súc miệng nước muối loãng hoặc muối sinh lý 9%. Nước muối thường có chứa các chất kháng viêm và chất gây tê cục bộ giúp giảm đau và loại vi khuẩn ra khỏi miệng.

Nên dùng thuốc súc họng thường xuyên để triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng
Nên dùng thuốc súc họng thường xuyên để triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng

Viêm họng cấp uống thuốc gi? Sử dụng thuốc hỗ trợ ổn định độ pH

Các loại thuốc trong nhóm thuốc này có tác dụng dễ giảm ngứa, suy giảm rát như: rhinathiol viên hoặc siro, Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin,…

Hoặc, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc phun như: locatiotal,… Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh có dấu hiệu tái phát nhiều lần kèm sốt cao, người bệnh cần lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả khác.

Khi sử dụng thuốc Tây y chữa viêm họng cấp tính, người bệnh cần ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước. Tuân thủ theo đúng cách sử dụng thuốc, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 đến 7 ngày.

Lưu ý khi điều trị viêm họng cấp tính

Khi bị bệnh viêm họng cấp ngoài việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc đông y có thành phần thảo dược như: Kim ngân, kinh giới, bạc hà, nhọ nồi, huyền sâm, sinh địa, tang bạch bì… Hoặc cũng có thể kết hợp sử dụng phương pháp xoa bóp như:  Xoa huyệt phong trì, huyệt dũng tuyền, huyệt liêm tuyền…
  • Trường hợp người bệnh sốt nhẹ chưa cần thuốc hạ nhiệt thì nên dùng nước ấm để  lau vùng trán, nách, nẹn.
  • Khi tắm người bệnh cần chú ý: Phải tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió và lau khô người trước khi mặc quần áo.
  • Giảm viêm họng bằng phương pháp giữ ấm cổ, ngực, lòng bàn chân trong mùa lạnh hay khi thay đổi thời tiết.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, khoa học để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Người bệnh cần tuân thủ thời gian và phác đồ điều trị bằng thuốc Tây mà bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân không nên tự ngưng thuốc vì khi ngưng sử dụng sẽ gây ra nguy cơ kháng thuốc.
Có thể dùng thêm các mẹo dân gian để bệnh nhanh khỏi hơn
Có thể dùng thêm các mẹo dân gian để bệnh nhanh khỏi hơn

Trên đây là một số thuốc giúp điều trị viêm họng cấp tính hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và vận dụng để điều trị bệnh cũng như giảm lo lắng viêm họng cấp uống thuốc gì. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn thuốc viêm họng cấp cần có chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Viêm họng cấp ở trẻ em thường sốt 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-7 ngày nếu không điều trị. Sốt trên 10 ngày là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám ngay.

Cha mẹ có thể điều trị bệnh bằng mẹo dân gian (tỏi, húng chanh, lá hẹ, gừng), thuốc Tây y (kháng sinh, hạ sốt, siro ho) hoặc Đông y (bài thuốc kim ngân, liên kiều...). Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng ở niêm mạc họng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho khan, ngứa họng, khản giọng,... Hiện nay, hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm họng mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

KHÔNG NÊN uống nước đá khi bị viêm họng. Nước đá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng do:

  • Vi khuẩn trong nước đá phát triển khiến bệnh trầm trọng.
  • Suy giảm sức đề kháng do cơ thể phải huy động năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ.
  • Tăng tiết dịch nhầy gây suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các triệu chứng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi,...

Để giảm đau và ngứa rát do viêm họng, bạn nên bổ sung các loại đồ uống có tính kháng viêm và giúp làm dịu cổ họng. Một số loại thức uống hỗ trợ điều trị viêm họng như nước vỏ bưởi tươi, trà gừng, nước mật ong, trà Cúc La Mã, nước chanh tươi, nước lá tía tô, sữa nghệ ấm...

Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
  • Viêm họng do virus: Thường gây sốt nhẹ hoặc vừa, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong một số trường hợp, sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Sốt thường cao hơn và kéo dài hơn so với viêm họng do virus. Thời gian sốt có thể kéo dài 3-5 ngày, thậm chí lên đến 7 ngày nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời.

Viêm họng cấp có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau, bao gồm:

  • ORS: Bù nước và chất điện giải, đặc biệt khi có sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi viêm họng do vi khuẩn và có sốt, có thể ở dạng uống, tiêm hoặc đặc trị tại chỗ.
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Giảm đau, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc xịt họng: Chứa kháng sinh, kháng viêm và giảm đau tại niêm mạc họng.
  • Viên ngậm: Làm dịu mát, giữ ẩm và giảm đau họng.
  • Thuốc súc họng: Tạo môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn và giảm viêm.
  • Thuốc hỗ trợ ổn định độ pH: Giảm ngứa và rát họng.
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan