“Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?”. Viêm amidan thể mãn tính có biểu hiện nghiêm trọng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng. Người bệnh nên chủ động nhận biết tình trạng bệnh và đi khám để có cách điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này và cách điều trị hiệu quả trong bài viết sau đây.
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Viêm amidan là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp, xảy ra do các tác nhân xâm nhập từ môi trường ngoài và gây bệnh. Khi mắc bệnh này, người bệnh có các biểu hiện đặc trưng như sưng đau cổ họng, nghẹn họng, khó nuốt, muốn ho,…
Ở giai đoạn cấp tính, việc điều trị đơn giản và nhanh chóng hơn (người bệnh có thể không cần dùng đến thuốc). Tuy nhiên, viêm amidan là dạng bệnh rất dễ diễn tiến sang dạng mãn tính, kéo dài dai dẳng. Vậy viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Dạng bệnh mãn tính thường có các biểu hiện diễn tiến phức tạp hơn dạng bệnh cấp tính do ổ nhiễm khuẩn phát triển và lan rộng.
Khi đó, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tại họng mà còn có thể lan sang các vùng lân cận và gây viêm nhiễm.
Cụ thể, dạng viêm amidan mãn tính tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- Áp xe quanh amidan: Xuất hiện khi bệnh lý viêm amidan có xuất hiện hốc mủ, chảy dịch mủ. Người bệnh mệt mỏi, sốt cao, hơi thở hôi đặc trưng (do dịch mủ) và cần điều trị để ngăn ngừa ổ mủ bị vỡ và lây lan. Biến chứng này dai dẳng có thể gây nhiễm khuẩn huyết và tổn thương động mạch cảnh.
- Viêm mô tế bào amidan: Biến chứng này xảy ra do sự tấn công của các tác nhân gây bệnh vào tận bên trong các mô tế bào của amidan. Triệu chứng của bệnh là tình trạng đau họng nặng, khít hàm và khó cử động hàm. Do tế bào đã ăn sâu vào thành họng nên bệnh này rất dễ diễn tiến thành dạng ung thư vòm họng
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến amidan sưng to, gây bít tắc đường thở. Biến chứng này khiến người bệnh bị ngừng thở tạm thời khi ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến trí não và gây suy giảm trí nhớ
- Bệnh lý về tim, khớp: Các bệnh lý tai mũi họng nói chung rất dễ lây lan và gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, đặc biệt là tim, thận. Người bệnh có thể mắc chứng sốt thấp khớp (đau nhức khớp, sốt cao, tức ngực, rối loạn nhịp tim,…)
- Viêm cầu thận: Thận cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm amidan mãn tính. Điển hình là chứng bệnh viêm cầu thận ở dạng cấp tính. Người bệnh bị sốt nhẹ, đau vùng thận, biến đổi màu nước tiểu, buồn nôn,….Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây suy thận và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Viêm amidan mãn tính có chữa được không?
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào? Các chuyên gia y tế nhận định rằng, tuy đây là dạng bệnh mãn tính nhưng vẫn có thể khắc phục và điều trị dứt điểm. Người bệnh cần đi thăm khám và nhận sự tư vấn điều trị từ các bác sĩ có chuyên môn.
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp người bệnh chữa trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm amidan.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Phương pháp sử dụng thuốc Tây y vẫn được chỉ định phổ biến cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng. Phác đồ điều trị bằng Tây y luôn kết hợp các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân với các nhóm thuốc điều trị triệu chứng để bệnh dứt điểm hoàn toàn.
Trong trường hợp viêm amidan mãn tính ở người lớn, để điều trị dứt điểm, bác sĩ thường phải kê liều cao hơn (nhưng vẫn phù hợp với độ tuổi và cân nặng của người bệnh). Cụ thể, một số nhóm thuốc thường được kê cho người bệnh như sau:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định trong trường hợp tác nhân chính gây bệnh là virus, vi khuẩn (đây là nguyên nhân chủ yếu). Dựa vào loại tác nhân ở cơ thể mỗi người mà bác sĩ sẽ kê dạng kháng sinh với phổ diệt khuẩn phù hợp. Đảm bảo dùng theo liều và thời gian đã được chỉ định để không gây hiện tượng “nhờn thuốc”
- Thuốc kháng viêm: Chỉ định kèm theo, có thể dùng dưới dạng uống hoặc dạng tiêm. Thông thường người bệnh dùng dưới dạng uống, chỉ định dạng tiêm trong trường hợp viêm nhiễm nặng hoặc người bệnh không thể uống thuốc
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Viêm amidan thường kèm theo biểu hiện sốt cao (đặc biệt khi có tình trạng mang mủ). Sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp với lứa tuổi (chỉ dùng khi cơn sốt lên đến 38,5 độ). Lưu ý khoảng thời gian giữa hai lần dùng thuốc, tránh dùng quá liều
- Thuốc giảm ho, long đờm: Hỗ trợ cải thiện các biểu hiện khó chịu ở người bệnh, giảm ho và giúp đưa dịch nhầy ra khỏi cổ họng dễ dàng hơn.
- Thuốc giảm phù nề: Giảm tình trạng sưng đau, nóng đỏ, giúp người bệnh cải thiện tình trạng khó nuốt, nghẹn họng và sinh hoạt bình thường.
- Nước muối sinh lý: Người bệnh có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng hàng ngày. Có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về cách vệ sinh để không làm tổn thương vùng amidan bị viêm nhiễm
Mẹo dân gian chữa viêm amidan mãn tính
“Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Làm cách nào để cải thiện triệu chứng?”. Thực tế, với các trường hợp bệnh nhẹ, ở giai đoạn mới khởi phát, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian để điều trị.
- Bài thuốc trị viêm amidan với rau diếp cá: Người bệnh chuẩn bị một nắm rau diếp cá và một lượng nước vo gạo sạch vừa đủ. Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 15 – 20 phút với lửa nhỏ liu riu rồi tắt bếp. Chắt lấy nước để uống và chia làm 2 lần/ngày.
- Mẹo điều trị với tỏi: Người bệnh có thể sử dụng 2-3 tép tỏi tươi mỗi ngày hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Ngâm tỏi trong mật ong tối thiểu 1 tuần. Mỗi lần dùng từ 1-2 thìa nước cốt, có thể ăn cả tỏi để nâng cao hiệu quả
- Điều trị viêm amidan với mật ong: Người bệnh có thể ngậm trực tiếp mật ong nguyên chất 2-3 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có thể pha mật ong với nước ấm, uống vào buổi sáng (vừa tốt cho cổ họng vừa tốt cho tiêu hóa)
Không lạm dụng bài thuốc dân gian cho các trường hợp viêm amidan mãn tính xuất hiện biến chứng hoặc không hiệu quả. Lưu ý không dùng các bài thuốc có mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tránh ngộ độc
Bài thuốc Đông y hiệu quả điều trị viêm amidan mãn tính
Bên cạnh việc điều trị bằng Tây y, người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp chữa trị bằng Đông y. Phương pháp này điều trị cần nhiều thời gian hơn nhưng tương đối lành tính, có thể sử dụng trong thời gian dài.
Với những bài thuốc này, người bệnh nên đi khám tại các trung tâm Đông y để được bắt mạch và gia giảm các thành phần trong bài thuốc một cách phù hợp. Một trong những bài thuốc ứng dụng phổ biến cho chứng bệnh này phải kể đến:
Bài thuốc số 1: Bao gồm các vị thuốc sinh địa, bối mẫu, thiên hoa phấn, huyền sâm, cam thảo, bạc hà, bạch thược, mạch môn. Đun sôi đến còn khoảng ½ lượng nước, chắt lấy nước thuốc uống hàng ngày. Duy trì tối thiểu thời gian điều trị từ 3-4 tuần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất
Bài thuốc số 2: Bao gồm các vị thuốc địa cốt bì, thiên hoa phấn, hoài sơn, sơn thù du, phục linh, trạch tả, ngưu tất, sinh địa, xạ can, đan bì. Sắc thuốc đến khi cạn còn khoảng ½ lượng nước, dùng mỗi ngày 1 thang liên tục trong 3-4 tuần để đạt hiệu quả điều trị tốt.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý đến một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Người bệnh cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt trong thời gian sử dụng thuốc
- Đi khám tại các cơ sở y tế ngay từ khi có các biểu hiện của bệnh viêm amidan để điều trị kịp thời
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể (tối thiểu 2 lít/ngày). Ngoài nước khoáng, người bệnh có thể dùng thêm nước hoa quả, nước ép rau củ hoặc nước canh
- Súc miệng hàng ngày và vệ sinh răng miệng đúng cách (không chà xát mạnh gây tổn thương vùng viêm nhiễm)
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để điều hòa không khí, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ hơn, cải thiện tình trạng khó thở
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhóm hoa quả, rau củ xanh nâng cao sức đề kháng cho người bệnh
Bài viết trên đã giải đáp giúp người bệnh vấn đề “Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?”. Để chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh nên chủ động đi khám khi có các biểu hiện của bệnh. Không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn muốn biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!