Cắt amidan là tiểu phẫu điều trị triệu chứng đau, sưng tại cổ họng, được chỉ định khi tình trạng viêm amidan kéo dài và quá phát. Vậy cắt amidan có đau không? Bao lâu thì hết đau? Tạp chí Đông y sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới.
Các phương pháp cắt amidan hiện nay
Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển, người bệnh tiến hành cắt amidan bằng phương pháp phổ biến như:
- Sử dụng dao mổ và siêu âm
Đây là phương pháp truyền thống, ít gây chảy máu, thực hiện tiểu phẫu nhanh chóng. Tuy nhiên, biện pháp này thực hiện nhiệt độ cắt đốt cao để phá hủy vùng viêm amidan nên người bệnh có thể bị bỏng, đau khi mổ. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao thực hiện phẫu thuật.
- Áp áp lạnh
Phương pháp này dùng nitơ làm lạnh, đóng băng khu vực bị viêm amidan, từ đó tế bào bị viêm này vỡ ra. Đây là phương pháp truyền thống có thể để lại sẹo sau khi phẫu thuật và nhiều biến chứng nên không được sử dụng phổ biến.
- Bóc tách bằng dao
Đây là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn, bởi thời gian phẫu thuật nhanh, không ảnh hưởng đến tế bào xung quanh và biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh bị mất máu trong quá trình mổ, nên bạn cần cân nhắc và tham vấn y khoa trước khi thực hiện phương pháp này.
- Điều trị sluder
Toàn bộ phần mô tế bào bị viêm amidan được loại bỏ qua cửa sổ dụng cụ. Theo chuyên gia khuyến cáo, nên sử dụng phương pháp này với bệnh nhân có khối khối amidan lớn, có chân cuống.
So với phương pháp khác, phương pháp điều trị bằng sluder cắt triệt để vùng bị viêm amidan mà không ảnh hưởng đến vùng mô xung quanh, thời gian thực hiện nhanh, an toàn, chi phí thấp.
Tuy nhiên khi lựa chọn phương pháp này người bệnh cần thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và tay nghề chuyên môn cao
- Coblator cắt amidan
Phương pháp sử dụng trường plasma tạo ra từ các thiết bị sóng điện từ có tần số cao phá hủy tế bào amidan. Phương này với ưu điểm xác định chuẩn xác vùng bệnh bằng kính soi điện tử, không ảnh hưởng đến mô xung quanh, độ an toàn cao.
Ngoài ra, thời gian phẫu thuật nhanh, hạn chế tình trạng chảy máu, ít gây đau, thời gian phục hồi nhanh ít xâm lấn. Chính vì vậy, được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên sử dụng Coblator chi phí điều trị cao và không phải người bệnh nào cũng có thể thực hiện được.
- Cắt amidan bằng laser
Phương pháp sử dụng bước sóng của ánh sáng laser phá hủy và loại bỏ tế amidan viêm. Cắt amidan bằng laser thực hiện đơn giản, ít gây đau và chảy máu. Tuy nhiên, người bệnh có nguy cơ để lại sẹo cao và có thể nhiễm trùng sau khi phẫu thuật.
Như vậy, người bệnh cần cân nhắc ưu nhược điểm để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Cắt amidan có đau không? Bao lâu thì hết đau?
Amidan là nằm giữa 2 bên vòm họng, đóng vai trò như một lớp màng lọc ngăn chặn vi khuẩn tấn công đường hô hấp và lọc không khí trước khi được đưa đến phổi. Tình trạng người bệnh viêm amidan kéo dài, nghiêm trọng, amidan sưng to gây khó thở sẽ được bác sĩ xem xét và chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt amidan.
Vậy, sau khi cắt amidan có đau không? – Theo khuyến cáo của chuyên gia, cắt amidan là cuộc tiểu phẫu thực hiện khoảng 15-30 phút. Tình trạng người bệnh có bị đau không còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị.
Với phương pháp phẫu thuật truyền thống (dùng dao mổ, tia laser, dao điện,…) gây đau, cơn đau kéo dài 2-3 ngày sau đó. Nhiều trường hợp người bệnh chảy máu trong và sau khi phẫu thuật.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của khoa học hiện đại với nhiều phương pháp phẫu thuật bằng máy laser hay coblator không gây đau đớn và ám ảnh tâm lý cho người bệnh. Cuộc tiểu phẫu tiến tiến hành trong thời gian ngắn, vết thương hồi phục nhanh và không để lại biến chứng.
Thông thường, bệnh nhân chỉ cảm nhận đau râm ran sau khoảng vài tiếng thực hiện tiểu phẫu. Đây là phương pháp được được chuyên gia khuyến cáo sử dụng hiện nay.
Vậy cắt amidan bao lâu thì hết đau? Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh được gây mê nên không có cảm giác đau. Sau phẫu thuật tùy thuộc vào phương pháp điều trị cơn đau kéo dài nhanh hay chóng.
- Cắt amidan truyền thống: Cơn đau âm ỉ ở vòm họng trong khoảng 1-2 ngày sau phẫu thuật
- Cắt amidan bằng phương pháp hiện đại: Cơn đau kéo dài khoảng 3-4 tiếng sau phẫu thuật
Người bệnh phẫu thuật khoảng 3 ngày vết cắt hết sưng phù, khoảng 7 ngày vết thương từ từ lành lại. Thời gian phục hồi bệnh kéo dài khoảng 1-2 tuần. Với trường hợp người bệnh bị đau kéo dài, sốt cao, mất nước, cơ thể mệt mỏi, giọng nói thay đổi nên đi thăm khám bác lại, tránh biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Biện pháp chăm sóc người bệnh khi cắt amidan
Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi đối tượng cả người lớn và trẻ em. Sau phẫu thuật cắt amidan để vết thương hồi phục nhanh chóng và biến chứng nghiêm trọng người bệnh cần chế độ chăm sóc khoa học.
Đối với trẻ em
- Trẻ có thể bị choáng do thuốc mê còn tác dụng, nên cho bé ngủ nghỉ ngơi, chế độ ăn dinh dưỡng đồ ăn mềm, lỏng dễ nuốt. Cho trẻ ăn bình thường từ từ và không còn nôn sau mổ.
- Không cho bé ăn thức ăn cứng, hạn chế uống sữa và vệ sinh vùng miệng cận thận, sạch sẽ
- Trẻ em trên 3 tuổi có thể đánh răng và súc miệng, nhưng không súc họng tránh tổn thương đến vết mổ
- Không sử được xì mũi, chỉ nên thấm nước mũi và không dùng tay che miệng khi hắt hơi. Tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn trên tay xâm nhập gây biến chứng nguy hiểm.
- Trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật, không nên đưa bé đến nơi đông người. Khi ra ngoài cần biện pháp che chắn.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho bé tránh tác dụng phụ không mong muốn và vết mổ nghiêm trọng hơn
- Hạn chế bé hò hét gây tổn thương amidan
- Giữ môi trường thông thoáng, tránh mạt bụi, hoá chất độc hại hay chất gây dị ứng
- Khi có biến chứng bất thường nào mẹ cần đưa bé đi thăm khám đẻ điều trị, tránh nhiễm trùng vết thương.
Đối với người lớn
- Không hò hét, nói chuyện nhẹ nhàng sau trong khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật
- Khi đánh răng không khạc cổ họng
- Hạn chế đi lại bằng máy bay hoặc di chuyển trên đường gồ ghề
- Không luyện tập thể dục thể thao vận động quá mạnh
- Uống nước thường xuyên, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể và tránh đau họng. Bạn có thể bổ sung nước uống chứa nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Họng dễ tổn thương sau khi cắt amidan, người bệnh nên ăn thức ăn mềm cháo, súp tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
- Không nên ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nên bổ sung thực phẩm tốt cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn khác và chất kích thích tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian hồi phục lâu
- Nên súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn và hạn chế viêm nhiễm
- Khi đi ra ngoài cần biện pháp che chắn, tránh tiếp xúc mạt bụi, hóa chất độc hại
Cắt amidan có đau không phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Với phương pháp điều trị công nghệ hiện đại cơn đau ngắn, không kéo dài. Ngược lại phương pháp truyền thống cơn đau kéo dài 1-2 ngày. Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật, kiêng khem phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!