Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm amidan có lây không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, chứng bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí là viêm khớp, viêm cầu thận. Vì thế, việc tìm hiểu nguy cơ lây lan của bệnh là rất cần thiết.

Viêm amidan có lây không? – Chuyên gia tư vấn

Amidan nằm dưới niêm mạc ở hai bên thành họng gồm 2 tổ chức bạch huyết hay lympho. Amidan được coi là tấm lá chắn bảo vệ cơ thể ngăn ngừa vi khuẩn virus có hại và tiết ra kháng thể chống lại tác nhân gây hại.

Tình trạng viêm amidan là khi vi khuẩn virus gây hại tấn công quá mức amidan không xử lý kịp thời hoạt động quá mức, chức năng bị suy giảm dẫn đến sưng đỏ, xuất hiện hốc mủ trắng.

Trường hợp amidan sưng to gây khó thở, rối loạn đường thở, kéo dài tiềm ẩn biến chứng nghiêm trọng: áp xe, viêm phổi, viêm amidan, thậm chí ung thư phổi, ung thư vòm họng,… Viêm amidan là bệnh về đường hô hấp phổ biến, khiến nhiều người bệnh thắc mắc: Viêm amidan có lây không?

Viêm amidan có lây không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay
Viêm amidan có lây không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay

Theo chuyên gia tai mũi họng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm amidan: virus cúm, Adenoviruses, Enteroviruses; vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ; tiền sử bệnh đường hô hấp; sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,…

Do đó, bệnh KHÔNG LÂY TRUYỀN cho người khác dù tiếp xúc gần hay sinh hoạt chung. Tuy nhiên, bệnh có tính di truyền: khoảng 60% tỷ lệ mắc amidan liên quan yếu tố di truyền và tái phát nhiều lần do tác động của gen trội.

Viêm amidan không lây truyền, nhưng không nên chủ quan. Khi nhận biết dấu hiệu, cần thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nặng khó điều trị và tái phát nhiều lần.

Biện pháp khắc phục viêm amidan hiệu quả

Vấn đề viêm amidan có bị lây không đã được đề cập ở phần bài viết trên. Tuy nhiên, viêm amidan là bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp, bệnh không lây truyền nhưng tái phát nhiều lần và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần biện pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng

Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì? – Theo chuyên gia, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý không chỉ tăng cường sức khỏe, cải thiện miễn dịch còn giúp hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả.

Ngược lại nếu người bệnh không kiêng khem bệnh nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn.

  • Khi bị viêm amidan cần ưu tiên bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe như thực phẩm giàu vitamin C, giàu omega-3, rau xanh, ngũ cốc, trứng, sữa,…
  • Bổ sung thực phẩm chống viêm trong thực đơn như đinh hương, gừng, tỏi, nghệ,…
  • Không sử dụng đồ ăn khô cứng, nhằm giảm áp lực vùng amidan bị viêm
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
  • Bổ sung thức ăn dưới dạng lỏng giảm khô miệng và tình trạng bệnh
Không sử dụng đồ ăn nhiều dâu mỡ, cay nóng
Không sử dụng đồ ăn nhiều dâu mỡ, cay nóng

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn virus gây hại
  • Súc miệng súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh, giúp sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn có hại
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp làm dịu cổ họng. Ngoài ra bạn bổ sung nước ép trái cây giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật
  • Khi ra ngoài cần biện pháp che chắn không, hạn chế tiếp xúc với bụi, hóa chất độc hại
  • Đi thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
  • Bạn cần xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để biết rõ về tình trạng sức khỏe và phát hiện bệnh kịp thời
  • Nhận biết dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp tránh biến chứng nghiêm trọng. Với trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng, amidan sưng to cần phẫu thuật cắt amidan
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc kết hợp biện pháp Tây y và Đông y khi chưa có sự tham vấn y khoa
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh

Cách phòng ngừa bị viêm amidan

Để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp và phòng ngừa viêm amidan, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa chủ động là vô cùng quan trọng.

  1. Tăng cường sức đề kháng:

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, kẽm và các chất chống oxy hóa.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Tăng cường hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng, stress giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại vi khuẩn gây bệnh.
  1. Vệ sinh răng miệng và đường hô hấp tai-mũi-miệng

  • Đánh răng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Vệ sinh mũi họng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hàng ngày.
  • Rửa tay thường xuyên: Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng.
  1. Tránh các yếu tố nguy cơ

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Nếu có người thân bị viêm amidan, cần đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần.
  • Tránh môi trường ô nhiễm: Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc: Khói thuốc là tác nhân gây kích ứng và làm suy yếu hệ miễn dịch đường hô hấp.
Nếu có người thân bị viêm amidan, cần đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần
Nếu có người thân bị viêm amidan, cần đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần
  1. Khám sức khỏe định kỳ

  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng: Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu…
  • Khám tai mũi họng định kỳ: Giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
  1. Tiêm phòng

  • Tiêm phòng cúm: Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả viêm amidan.
  • Tiêm phòng phế cầu: Đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm amidan do phế cầu khuẩn.

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên không chỉ giúp bạn tránh xa viêm amidan mà còn bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của mình và người thân để tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Bài viết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc viêm “Viêm amidan có lây không?”. Bệnh không lây truyền nhưng tình trạng bệnh kéo dài biến chứng nguy hiểm và tái phát nhiều lần. Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu và điều trị kịp thời.

Đừng bỏ lỡ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Chữa viêm amidan bằng diện chẩn được nhiều người bệnh sử dụng. Với ưu điểm điều trị bệnh không dùng thuốc, không bị tác dụng phụ do thuốc Tây. Thông thường phương pháp này sử dụng cho người lớn tuổi, điều trị bệnh tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát.  Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có hiệu quả không?...

Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Viêm amidan có lây không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, chứng bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí là viêm khớp, viêm cầu thận. Vì thế, việc tìm hiểu nguy cơ lây lan của bệnh là rất cần thiết. Viêm amidan có lây không?...

Giá cắt amidan thường dao động từ 5 đến 15 triệu đồng, phụ thuộc vào cơ sở y tế và phương pháp phẫu thuật được lựa chọn. Bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để biết thông tin chi tiết và chính xác nhất.

Theo các bác sĩ chuyên khoa không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành cắt amidan. Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ đưa ra những chỉ định cắt bỏ amidan cho phù hợp.

Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Thông thường, thời gian phục hồi trung bình sau khi cắt amidan dao động từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, khả năng hồi phục sau quá trình phẫu thuật của mỗi người bệnh đều khác nhau. Cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan