“Cắt amidan có nguy hiểm không?” – Nỗi lo luôn thường trực của nhiều người bệnh khi mắc các chứng viêm nhiễm amidan và được chỉ định cắt bỏ. Chủ động bổ sung thêm kiến thức về phương pháp này sẽ giúp người bệnh hình dung rõ hơn và bớt lo lắng hơn khi điều trị. Cùng các chuyên gia y tế giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau.
Cắt amidan có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp
Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp gây sưng đau ở tổ chức bạch huyết phía sau hầu họng (hay còn gọi là amidan). Với tình trạng này, người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở, phù nề họng, nghẹn họng, khó nuốt,…
Viêm amidan diễn tiến kéo dài rất dễ chuyển sang dạng mãn tính, bệnh tái phát nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng sang các chứng bệnh khác.
Khi chứng viêm nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh hoặc không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa, người bệnh có thể phải thực hiện thủ thuật cắt amidan. Vậy, cắt amidan có nguy hiểm không? Có thể khẳng định, đây là thủ thuật y tế đơn giản, KHÔNG NGUY HIỂM nếu thực hiện ở cơ sở y tế đảm bảo chất lượng và uy tín.
Sau khi cắt bỏ amidan, các triệu chứng khó chịu như khó nuốt, nghẹn ở họng, khó thở,… sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số trường hợp cắt amidan không đúng, thực hiện ở cơ sở không uy tín người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng như:
Nhiễm trùng
Khu vực viêm nhiễm tại amidan luôn là “môi trường” thuận lợi cho vi khuẩn, virus (kể cả khi đã thực hiện phẫu thuật) phát triển gây bệnh. Do đó, tình trạng nhiễm trùng vết mổ hậu phẫu là biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do hai yếu tố như:
- Vệ sinh trước và trong quá trình thực hiện thủ thuật không tốt: Khi các dụng cụ tiến hành phẫu thuật không được xử lý vô trùng tốt, người bệnh sẽ dễ bị nhiễm trùng do các tác nhân bám dính trên thiết bị này.
- Chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo: Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục. Người bệnh không giữ vệ sinh cổ họng, không kiêng khem và ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng
Triệu chứng nhiễm trùng thường là sốt cao; ho, khạc nhổ liên tục ra đờm nhầy xanh vàng; đau nhức tai dữ dội; khó thở. Trường hợp này, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn xử lý ngay tức thì.
Cắt amidan có nguy hiểm không? Nguy cơ xuất huyết khi thực hiện
Theo thống kê, có khoảng 2-3% người bệnh thực hiện thủ thuật cắt amidan gặp tình trạng chảy máu (xuất huyết). Tình trạng xuất huyết có thể xuất hiện ngay trong quá trình thực hiện thủ thuật do thao tác thực hiện của nhân viên y tế hoặc liên quan đến các bệnh lý nền như chứng rối loạn đông máu hoặc do ăn uống không đảm bảo.
Tỷ lệ tử vong do xuất huyết chỉ chiếm khoảng 0,025% do đó người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Xuất huyết hậu phẫu do cắt amidan được chia thành 2 dạng chính:
- Nguyên phát: Xuất hiện trong vòng 24 giờ kể từ lúc kết thúc phẫu thuật. Xuất huyết nguyên phát gây ra chủ yếu do bác sĩ thực hiện cắt nhầm các mạch máu ở gần amidan
- Thứ phát: Xuất hiện sau 24 giờ kể từ khi kết thúc phẫu thuật. Tình trạng này thì chủ yếu do việc chăm sóc hậu phẫu không tốt hoặc chỉ là các vảy bong tróc sau phẫu thuật.
Người bệnh cần bình tĩnh quan sát, không cần quá lo lắng khi nuốt hoặc nhổ ra một ít nước bọt lẫn máu sau phẫu thuật. Nếu máu có màu nâu cà phê thì không cần quá lo lắng. Trong trường hợp máu có màu bất thường, xuất huyết lượng lớn, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ.
Ảnh hưởng của thuốc gây mê
Với vấn đề “Cắt amidan có nguy hiểm không?”, ảnh hưởng của thuốc gây mê cũng là vấn đề người bệnh cần quan tâm. Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh thường được chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ và đặc biệt là thuốc gây mê.
Một số trường hợp, người bệnh có thể phản ứng lại với thuốc gây mê được đưa vào cơ thể (gọi là sốc phản vệ). Biến chứng này tương đối nghiêm trọng, khiến người bệnh hô hấp khó khăn và có thể rơi vào trạng thái hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.
Để hạn chế rủi ro này, người bệnh nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành. Đồng thời, nếu từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần hoạt chất nào, người bệnh cũng nên thông báo với bác sĩ điều trị của mình để có biện pháp điều chỉnh (nếu cần).
Một số ảnh hưởng khác
Ngoài các biến chứng cần lưu ý và trả lời cho vấn đề “Cắt amidan có nguy hiểm không?” bên trên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không điển hình khác. Cụ thể như sau:
- Đau nhức một bên/cả hai bên tai
- Đau nhức đầu
- Sốt nhẹ, thân nhiệt hơi tăng
- Cổ họng có biểu hiện phù nề nhẹ
- Hình thành vảy trắng ở vùng thực hiện thủ thuật cắt bỏ amidan
- Hơi thở có mùi hôi (kéo dài khoảng vài tuần có thể tự hết)
Với những dấu hiệu không đặc trưng này, người bệnh cũng không cần quá lo lắng, tiếp tục theo dõi và thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn xử lý phù hợp.
Lưu ý trong chăm sóc sau khi cắt amidan
“Cắt amidan có nguy hiểm không?”. Có thể khẳng định rằng, cắt amidan không nguy hiểm nếu người bệnh thực hiện đúng các yêu cầu về chăm sóc. Cụ thể, có vài vấn đề cần lưu ý như sau:
Hạn chế vận động sau khi thực hiện cắt bỏ amidan
Tuy cắt bỏ amidan là thủ thuật y tế đơn giản, tiến hành nhanh khoảng 45-60 phút nhưng người bệnh vẫn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Trong những ngày đầu (2-3 ngày), người bệnh nên dành tối đa thời gian để nghỉ ngơi hoàn toàn cho cổ họng hồi phục hẳn.
Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức hoặc vận động mạnh ngay sau khi phẫu thuật. Luôn giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định để giúp quá trình hồi phục sau phẫu thuật nhanh hơn.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng một phần tới sự hồi phục sức khỏe ở người bệnh sau cắt amidan. Trong vòng 2 ngày kể từ khi kết thúc phẫu thuật, người bệnh nên sử dụng nhóm thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Không nên dùng thức ăn khi còn quá nóng, tránh kích ứng cổ họng và ảnh hưởng đến quá trình hậu phẫu.
Khi ăn uống, người bệnh có thể chia thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ, ăn từng miếng nhỏ. Bổ sung thêm nhiều nhóm dinh dưỡng giàu vitamin C, rau xanh, trái cây tươi, củ quả,…vào thực đơn hàng ngày
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tăng lượng protein từ thịt bò, thịt gà,… tăng sức đề kháng và khả năng hồi phục cho cơ thể. Tuyệt đối không ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc đồ ăn khô cứng trong thời gian này. Nhóm thực phẩm lên men, muối chua, chứa nhiều acid cũng cần được hạn chế, tránh kích ứng khu vực mới thực hiện phẫu thuật.
Theo dõi và kiểm soát quá trình hậu phẫu chặt chẽ
Người bệnh cần quan sát chặt chẽ tình trạng hồi phục của vết mổ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý phù hợp.
Vệ sinh cổ họng hàng ngày
Yếu tố vệ sinh cũng liên quan chặt chẽ tới việc hồi phục vết mổ. Người bệnh nên súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý, tối thiểu 2 lần/ngày. Hạn chế nói to, hét thành tiếng sau khi thực hiện thủ thuật cắt amidan. Lưu ý khi súc miệng không khạc nhổ mạnh vì có thể kích ứng đến vùng cổ họng, gây viêm loét trở lại nguy hiểm hơn.
Bài viết trên đã giải quyết giúp người bệnh vấn đề “Cắt amidan có nguy hiểm không và làm thế nào để hồi phục nhanh?”. Để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra do thủ thuật này, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Đồng thời, chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp để ngăn ngừa biến chứng.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!