“Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không?” Vấn đề lo lắng của đa số bệnh nhân khi được chỉ định điều trị. Vậy thực tế phương pháp này có an toàn không? Việc cắt bỏ amidan có để lại di chứng gì hay không? Mọi thông tin chi tiết sẽ được cung cấp đầy đủ trong bài viết sau đây.
Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?
Viêm amidan mãn tính là mức độ diễn tiến nghiêm trọng hơn của bệnh lý đường hô hấp, viêm nhiễm amidan. Ở giai đoạn mãn tính, các biểu hiện không thể hiện rõ rệt nhưng ở mức độ nặng hơn. Người bệnh không ho dữ dội nhưng tiếng ho nặng và có thể kèm theo dấu hiệu buồn nôn, khó chịu,…. khi ho, ăn uống và nói chuyện.
Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải chỉ định cắt amidan để điều trị kịp thời và dứt điểm.
Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không?” Cắt amidan không nguy hiểm, tỷ lệ thành công cao và thời gian hồi phục cũng nhanh chóng.
Do đó, người bệnh cũng không cần quá lo lắng nếu được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Vấn đề viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Không phải trường hợp nào cũng cần điều trị bằng các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Thủ thuật y tế cắt bỏ amidan được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
- Viêm amidan mãn tính nhiều năm, có thể kéo dài đến 5-6 năm với các triệu chứng diễn tiến nặng hơn, đau nhức dữ dội và tái phát liên tục
- Viêm amidan tái phát và xuất hiện thêm hạch ở cổ, cần cắt bỏ amidan ngay tránh diễn tiến thành dạng ung thư
- Tình trạng viêm amidan có xuất hiện biến chứng áp xe quanh amidan
- Viêm amidan kéo dài kèm theo hội chứng ngưng thở khi ngủ và gây bít tắc đường thở khiến người bệnh hô hấp khó khăn
- Người bệnh có biến chứng liên quan đến các cơ quan lân cận như viêm tai giữa, viêm xoang,….
Để được chẩn đoán và chỉ định điều trị đúng cách, người bệnh nên đi khám và nghe tư vấn từ phía bác sĩ chuyên khoa. Nếu được chỉ định cắt bỏ amidan, người bệnh cần tiến hành một số xét nghiệm thông thường: Xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, thận,… để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình phẫu thuật.
Tuyệt đối không áp dụng thủ thuật cắt amidan cho các trường hợp sau đây: Người có vấn đề về tim mạch, huyết áp, người có các bệnh về máu (đặc biệt là rối loạn đông máu). Đối tượng người bệnh trên 45 tuổi cũng cần lưu ý nếu được chỉ định áp dụng can thiệp ngoại khoa.
Cắt viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Có khỏi hẳn không?
Với vấn đề “Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không?”, người bệnh đã có câu trả lời. Thực tế, việc có cần cắt amidan hay không còn phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của người bệnh. Do đó, người bệnh cần đi khám tại cơ sở y tế để được tư vấn và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, phương pháp cắt amidan cũng được cải tiến và ứng dụng tương đối hiệu quả. Thời gian thực hiện tương đối nhanh và quá trình hậu phẫu cũng nhanh chóng (người bệnh chỉ phải nghỉ ngơi vài tiếng tại chỗ là có thể ra viện).
Cắt viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? – Thực chất đây không phải là thủ thuật quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu lựa chọn cơ sở phẫu thuật không uy tín, bác sĩ thực hiện kỹ thuật không tốt, quá trình chăm sóc không đảm bảo người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng: Có thể gây ra do dụng cụ phẫu thuật chưa được làm sạch trước khi tiến hành. Ngoài ra, biến chứng này xảy ra cũng có thể do sự chăm sóc hậu phẫu của người bệnh không đảm bảo
- Xuất huyết trong phẫu thuật: Có thể do sai sót trong quá trình thực hiện, bác sĩ tác động đến cả mạch máu ở các mô lành xung quanh gây xuất huyết. Khi đó, biểu hiện chảy máu liên tục sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc tiểu phẫu. Nếu tình trạng xuất huyết xuất hiện sau 24 giờ có thể do quá trình chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo
- Kích ứng, sốc phản vệ với thuốc dùng trong phẫu thuật: Một số ít người bệnh gặp các vấn đề với các nhóm thuốc dùng trước, trong và sau quá trình phẫu thuật. Đặc biệt là với thuốc gây mê dễ xảy ra tình trạng sốc phản vệ, nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần lo lắng do tỷ lệ gặp các biến chứng trong phẫu thuật cắt bỏ amidan không nhiều. Đa số các trường hợp rủi ro xảy ra đều do thiếu an toàn trong quá trình thực hiện, cơ sở vật chất của cơ sở y tế không đảm bảo.
Thời gian thực hiện một ca tiểu phẫu cắt bỏ amidan chỉ khoảng 45 phút và người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ từ 4-6 tiếng để vết mổ ổn định hoàn toàn. Cách điều trị này có thể trị dứt điểm các biểu hiện khó chịu và biến chứng khó lường do viêm amidan gây ra.
Lưu ý khi chăm sóc sau cắt amidan giai đoạn mãn tính
Quá trình hậu phẫu cũng rất quan trọng trong việc hồi phục ở người bệnh. Do đó, cần lưu ý thực hiện đầy đủ việc chăm sóc theo hướng dẫn như sau:
- Dành tối thiểu 1 tuần đầu tiên nghỉ ngơi để sức khỏe hồi phục hoàn toàn
- Hạn chế vận động mạnh, hò hét lớn tiếng gây đau họng và ảnh hưởng đến vết mổ
- Bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày (tối thiểu 2 lít nước), không để cổ bị khô. Có thể uống nước khoáng, nước hoa quả, nước canh, nước rau củ,…..
- Súc miệng và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Sử dụng nước muối sinh lý và hạn chế khạc nhổ mạnh, tránh kích ứng vết mổ
- Nếu ngồi phòng có máy lạnh, cần có biện pháp giữ ấm vùng cổ họng và không để nhiệt độ quá thấp
- Hạn chế đến những nơi có ô nhiễm (ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm hóa chất,…)
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng và hoàn thiện hệ thống miễn dịch
- Nếu được chỉ định dùng thuốc sau quá trình phẫu thuật, cần tuân thủ và dùng đúng theo đơn. Không tự ý bỏ hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh, đặc biệt là nhóm thực phẩm loãng, mềm, dễ nuốt
- Hạn chế đồ ăn lạnh, uống nước đá trong thời gian này, kể cả sau khi hồi phục hoàn toàn
- Tránh xa đồ uống có cồn, đồ uống có gas và các chất kích thích khác sau khi thực hiện thủ thuật
- Cần đến bệnh viện ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở cổ họng hoặc có tình trạng chảy máu theo đường nước bọt
- Tiến hành tái khám theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Bài viết trên đã giải đáp giúp người bệnh thắc mắc “Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?”. Để có hướng dẫn điều trị phù hợp với mức độ viêm amidan, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo an toàn và đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cũng rất cần thiết để thực hiện thành công ca phẫu thuật.
Đừng bỏ lở:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!