Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng xuất huyết nếu không điều trị kịp thời có thể gây suy nhược cơ thể, thiếu máu, thậm chí là tử vong. Vậy dùng cách nào để điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này? Bí quyết sẽ được chúng tôi bật mí ở bài viết dưới.

Viêm họng xuất huyết là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng xuất huyết (hay xung huyết) là tên gọi khác của bệnh viêm họng cấp. Đây là bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, hoặc xuất hiện cùng các bệnh viêm amidan, phát ban hay cúm sởi.

Khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các hiện tượng xung huyết, phù nề niêm mạc vùng họng do virus (chiếm 60-80% trường hợp) và vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau nhiễm virus).

Viêm họng xuất huyết là bệnh thừng gặp ở mọi lứa tuổi
Viêm họng xuất huyết là bệnh thừng gặp ở mọi lứa tuổi

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm nhiễm các cơ quan xung quanh: Biến chứng đầu tiên của viêm họng xuất huyết là gây viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản,… Các biến chứng này khiến bệnh nhân bị lạc giọng, nghe kém, ngửi kém, nhìn mờ,… Và làm suy giảm chất lượng cuộc sống một cách nghiêm trọng.
  • Thiếu máu và suy nhược cơ thể: Tình trạng xuất huyết (chảy máu) vòm họng khiến bệnh nhân bị mất một lượng máu, dẫn đến tình trạng bị thiếu máu. Từ đó, cơ thể bị suy nhược và dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác.
  • Tử vong: Biến chứng nguy hiểm nhất khi bị viêm họng xuất huyết là: Viêm màng não, ung thư, tăng áp lực nội sọ,… Những biến chứng nguy hiểm này có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây viêm họng xung huyết

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng viêm họng xuất huyết là:

  • “Thủ phạm” nguy hiểm nhất gây viêm họng xung huyết là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes), có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp, viêm họng cấp do nấm Candida,…
  • Viêm họng do virus: Viêm họng có hiện tượng xung huyết là do các loại virus tấn công vào bên trong họng dẫn đến niêm mạc họng xung huyết, đỏ rực, mạch máu nhỏ bị căng giãn quá mức và vỡ ra.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Bệnh xuất hiện do một số loại vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, xoắn khuẩn,… Các loại vi khuẩn này tấn công vào họng khiến niêm mạc họng xung huyết, khi gặp kích thích sẽ vỡ ra khiến bệnh nhân bị xuất huyết vòm họng.
  • Viêm họng do chấn thương: Tai nạn, thực hiện thủ thuật cắt amidan hoặc các thủ thuật khác trong khoang miệng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm họng xuất huyết.
  • Nhiễm bệnh xã hội: Một số bệnh xã hội cũng có thể gây ra tình trạng bệnh như: Mụn rộp sinh dục ở miệng, sùi mào gà ở miệng bên trong miệng xuất hiện các nốt mụn,… khi các nốt mụn này vỡ gây đau rát, chảy máu và tạo dịch mủ,…
  • Ung thư vòm họng: Các triệu chứng xuất huyết vòm họng, nổi hạch cổ, khó nuốt, người mệt mỏi, sút cân,… đây thường là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng, rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là vào giai đoạn chuyển mùa khiến cơ thể người bệnh không kịp thích ứng và có thể dẫn đến viêm họng xuất tiết.
Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh
Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh

Triệu chứng khi bị viêm họng gây xung huyết

Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có các triệu chứng hắt xì hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… đây là những tình trạng này thường bị nhầm lẫn với các  bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường nên không được chú ý.

Khi bệnh nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp là:

  • Thường có biểu hiện nóng rát, vướng víu ở cổ họng, ho không có đờm nhưng có dịch nhầy kèm theo. Bệnh nhân thường bị sốt cao trên 39 độ C, chảy máu mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, khó thở,…
  • Niêm mạc họng có biểu hiện tấy đỏ, trụ sau và trụ trước bị phù nề, hạch dưới hàm sưng tấy rất đau. Bạch cầu ở trong máu tăng cao. Amidan sưng to, nếu viêm họng tái phát thì amidan thường có hốc, có thể có mủ hoặc trắng như bã đậu phủ trên bề mặt.
  • Sưng, đau nhức cổ họng: Do hắt xì nhiều, cổ họng khô rát, dẫn đến tình trạng lúc nào cũng cảm thấy khát nước. Khi nuốt nước bọt, uống nước hay nuốt thức ăn có cảm giác đau nặng hơn. Bệnh kéo dài người bệnh sẽ bị khàn giọng thậm chí bị mất tiếng, bên cạnh đó còn có tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
  • Đỏ vùng niêm mạc họng: Vị trí bị đỏ thường ở màng hầu, trụ trước, trụ sau,… Niêm mạc sưng đỏ khiến cho người bị bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống cũng như giao tiếp.
  • Sốt: Sốt cũng là dấu hiệu quan trọng để nhận biết bệnh viêm họng xuất huyết. Bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng sốt cao lên đến 39 – 40 độ và khiến cho cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
  • Cơ thể suy nhược, chán ăn, nhiều người bệnh còn có tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, stress.

Viêm họng xung huyết cấp tính thường xuất hiện và có thể suy giảm trong 3 – 4 ngày. Bên cạnh đó, bệnh có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính, khi đó bệnh cần thời gian điều trị lâu hơn và dễ gặp biến chứng.

Cách điều trị viêm họng xuất huyết hiệu quả

Viêm họng hạt xung huyết dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm. Từ những nguyên nhân và triệu chứng trên, người bệnh nên phát hiện sớm để bệnh nhanh khỏi hơn.

Có thể điều trị viêm họng xung huyết bằng một số cách sau:

Điều trị bằng Tây y

Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp điều trị khác nhau tùy vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh nhân. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng một trong 2 cách sau:

Điều trị nội khoa

Một số loại thuốc trị viêm họng thường dùng là:

  • Kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng điều trị bệnh là nhóm beta lactam. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với nhóm này có thể sử dụng nhóm Macrolid theo chỉ định của bác sĩ như: Clathromycin, Azithromycin, Erythromycin,…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nhóm thuốc này được sử dụng nhiều là Paracetamol dưới dạng gói bột, viên nén, sủi hỗn dịch hoặc viên đặt hậu môn.
  • Thuốc giảm ho: Tùy thuộc vào triệu chứng ho của bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị khác nhau. Tuy nhiên, cơn ho có thể tự hết sau khi tình trạng viêm nhiễm suy giảm, vì vậy, người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc.
  • Thuốc ngậm: Các loại thuốc ngậm có chứa kháng sinh có khả năng kháng viêm và sát khuẩn cao. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: Oropivalone, Mybacin, Lysopain,…
  • Thuốc xịt họng: Thuốc xịt họng thường được sử dụng như: Locarbiotal, Hexaspray, Eludril,… Trong thuốc các loại thuốc này có chứa kháng sinh, kháng viêm giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên sử dụng các loại thuốc xịt họng này quá 10 ngày.
  • Thuốc súc họng: Các loại thuốc này có tác dụng giảm độ pH ở vùng họng, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả. Một số loại thuốc súc họng thường dùng là: Bicacmin, Givalex, Eludril,… Khi sử dụng, người bệnh chỉ dùng súc họng, không được nuốt. Đơn giản hơn, bạn có thể tự pha nước muối loãng để súc họng.

Sử dụng thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, tuy nhiên dễ để lại các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số trường hợp, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng cách điều trị an toàn hơn.

Điều trị bằng Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh
Điều trị bằng Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh

Can thiệp ngoại khoa

Đây là phương pháp thường dùng trong trường hợp bệnh nặng dùng thuốc không cho hiệu quả tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số phương pháp điều trị ngoại khoa thường dùng là: Đốt điện, áp lạnh, cắt amidan,…

Trường hợp viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng gây apxe, nhiễm khuẩn thành họng, bác sĩ thường chỉ định can thiệp hút dịch mủ và tiêu viêm tại chỗ. Một số trường hợp viêm họng mãn tính gây sưng đau amidan và tái phát liên tục được chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

Can thiệp ngoại khoa giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát do viêm họng. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng biện pháp này nếu không thực sự cần thiết. Nếu không tiến hành phẫu thuật chính xác, đúng cách có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan xung quanh.

Dùng các bài thuốc Đông y

Hiện nay, ngoài phương pháp dùng thuốc Tây y và can thiệp ngoại khoa để chữa viêm họng xuất huyết, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thuốc Đông y. Đây là giải pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng bởi sự an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. 

Thuốc Đông y cũng phù hợp cho cả những đối tượng mẫn cảm như trẻ em, người già, phụ nữ có thai,…. Chữa viêm họng xuất huyết bằng Đông y bệnh nhân còn cải thiện được sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch từ bên trong giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Chữa viêm họng xuất huyết bằng thuốc Đông y
Chữa viêm họng xuất huyết bằng thuốc Đông y

Sử dụng một số mẹo dân gian

Mẹo dân gian sử dụng điều trị bệnh đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơ thể vì vậy đây là biện pháp thường được sử dụng. Một số mẹo chữa bệnh hiệu quả từ dân gian bạn cần biết là:

  • Mật ong: Mật ong có chứa các hoạt chất có khả năng chống virus và kháng khuẩn nên thường được dân gian sử dụng để trị viêm họng xuất huyết. Bạn chỉ cần sử dụng một cốc nước ấm pha mật ong có thể giảm tắc nghẽn hô hấp, long đờm và đau rát họng.
  • Nước cam: Nước cam chứa các vitamin cần thiết giúp tăng cường hệ thống miễn dịch,và có hiệu quả làm giảm viêm họng rất tốt.
  • Ngải cứu: Người bệnh nên chọn những lá ngải cứu non để chữa bệnh. Đem lá ngải cứu rửa sạch rồi nhai 2 – 3 lần/ngày. Nhai thường xuyên, liên tục trong khoảng 5 ngày triệu chứng viêm họng thanh quản biến mất hoàn toàn.
  • Rau diếp cá: Lấy một nắm lá diếp cá, rửa sạch rồi xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Sau đó lọc lấy nước cốt và pha với một ít nước ấm rồi uống từ từ. Mỗi ngày uống nước thuốc 2 lần, liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày là bệnh viêm họng thanh quản thuyên giảm hẳn. Hoặc có thể lấy 50g lá diếp cá cùng với 20g cam thảo đất rửa sạch sắc với nước. Dùng để uống hàng ngày, sau 2 – 3 ngày, cổ họng đỡ đau và các triệu chứng bệnh dần biết mất.
Rau diếp cá chữa viêm họng xuất huyết rất hiệu quả
Rau diếp cá chữa viêm họng xuất huyết rất hiệu quả

Những lưu ý khi điều trị viêm họng xuất huyết

Một số lưu ý khi điều trị viêm họng bị xuất huyết là:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng mỗi ngày, tránh để họng tiếp xúc với các tác nhân gây viêm, dị ứng.
  • Sau khi thức dậy nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng để tiêu diệt các vi khuẩn trong cổ họng.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe cũng như đề kháng cho cơ thể.
  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tối nhất nên sử dụng thức ăn mềm hoặc dạng lỏng để bảo vệ niêm mạc họng.
  • Uống nước đầy đủ hằng ngày cũng là biện pháp giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Nước giúp thanh lọc cơ thể và giảm khô rát họng.
  • Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để phòng tránh bụi bẩn có thể thâm nhập vào cổ họng thông qua đường mũi, miệng.
  • Dọn dẹp thường xuyên và giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô thoáng.
  • Bảo vệ cơ thể khi trời lạnh bằng cách hạn chế ăn thức ăn lạnh, uống nước đá. Nên giữ ấm cho cổ họng cũng như cơ thể bằng khăn choàng cổ, áo khoác,…
  • Trong quá trình điều trị bạn không nên bỏ hoặc dừng thuốc giữa chừng. Dù bệnh có dấu hiệu thuyên giảm cũng nên sử dụng cho hết liệu trình ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại
  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng kháng sinh tùy tiện hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, nguy hiểm sẽ dẫn đến tử vong.
Nên thăm khám trước khi sử dụng các biện pháp điều trị
Nên thăm khám trước khi sử dụng các biện pháp điều trị

Trên đây là một số cách để điều trị và ngăn ngừa tái bệnh viêm họng xuất huyết hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe, người bệnh nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:


Top địa chỉ phòng khám Viêm Họng Xuất Huyết


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan