Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng hạt là bệnh lý về đường hô hấp phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến phức tạp khiến việc điều trị ngày càng khó khăn. Trước vấn đề này, bài viết xin chia sẻ các thông tin xoay quanh viêm họng hạt và cách điều trị bệnh chính xác nhất.

Định nghĩa viêm họng hạt

Viêm họng hạt (viêm họng quá phát lympho) là tình trạng viêm mạn tính ở vùng niêm mạc họng, đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức của các tổ chức lympho nằm dưới niêm mạc, dẫn đến hình thành các hạt lồi có màu đỏ hoặc hồng ở thành sau họng. Bệnh lý này là hệ quả của quá trình viêm nhiễm kéo dài, khiến cho hệ thống bạch huyết ở họng hoạt động quá mức nhằm chống lại tác nhân gây bệnh.

Dựa vào đặc điểm của lympho, viêm họng hạt được phân loại thành:

  • Viêm họng hạt thể xung huyết: Các hạt lympho sưng to, thành họng đỏ rực, gây đau rát và khó chịu, thường gặp trong giai đoạn cấp tính.
  • Viêm họng hạt thể quá phát: Đặc trưng bởi các hạt lympho to, liên kết thành từng mảng nổi gồ trên niêm mạc, dễ xuất huyết. Thể này biểu hiện điển hình của viêm họng hạt mạn tính.
  • Viêm họng thể teo: Hiếm gặp hơn, bề mặt niêm mạc trở nên mỏng, nhợt nhạt, xuất hiện các hạt teo nhỏ.

Ngoài ra, tùy vào vị trí tổn thương, viêm họng hạt có thể được phân loại thành:

  • Viêm họng hạt thành sau: Tình trạng viêm và hạt xuất hiện tập trung ở thành sau của họng.
  • Viêm họng hạt thành bên: Các hạt lympho tăng sinh chủ yếu dọc theo hai cột thành bên của họng.

Triệu chứng viêm họng hạt

Bệnh viêm họng hạt thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 5 ngày. Sau đó người có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác ngứa rát cổ họng, vướng víu: Người bệnh sẽ thấy khó chịu, ngứa họng và vướng víu vì các hạt ở họng sưng to.
  • Đau cổ họng, khó nuốt: Cổ họng bị đau khi nuốt thức ăn, nước bọt. Cảm giác đau chỉ hết khi bệnh được điều trị khỏi.
  • Các hạt trắng ở thành họng: Cổ họng bị sưng tấy, thành cổ họng xuất hiện các hạt lympho. Kích thước hạt càng to thì cổ họng càng ngứa rát, khó chịu.
  • Ho khan, ho có đờm: Niêm mạc họng bị kích thích dẫn đến những cơn ho khan, ho có đờm. Ho liên tục gây khó chịu và ảnh hưởng đến người xung quanh.
  • Nổi hạch sưng đau ở cổ và sốt cao: Sờ nắn ở cổ thấy nổi hạch, sưng và đau. Tình trạng nổi hạch thường xuất hiện cùng với sốt và đau đầu.

Cổ họng thường đau rát kèm ho

Nguyên nhân viêm họng hạt

  • Vi khuẩn, virus, nấm: Virus sẽ tấn công và phá hủy tế bào niêm mạc họng khi gặp được điều kiện thuận lợi, giúp vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm. Lúc này, các lympho sẽ phải hoạt động liên tục và sau thời gian dài dần nở to thành các hạt.
  • Một số bệnh lý về dạ dày: Dịch dạ dày xuất hiện thường xuyên khiến pH của vùng họng giảm. Niêm mạc họng trước đây quen hoạt động trong môi trường kiềm nhẹ nay lại phải hoạt động trong môi trường axit sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh hoạt động.
  • Viêm xoang mãn tính: Có thể gây ra hậu quả là viêm họng hạt, đặc biệt là viêm xoang sau. Dịch tiết ra chảy từ các xoang xuống thành sau họng khiến cho niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy bao phủ, không thể hoạt động. Việc thực hiện các chức năng làm sạch khó khăn, vi khuẩn dễ phát triển thành ổ và khiến cho họng bị viêm thường xuyên. Từ đây viêm họng tái diễn nhiều lần và làm các hạt ở thành sau họng xuất hiện.
  • Biến chứng của viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân là do viêm amidan thực chất cũng là một dạng tổ chức lympho ở thành sau họng.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc bàn chải không phù hợp sẽ khiến khoang miệng bị tổn thương.
  • Ăn đồ quá lạnh hoặc quá cay nóng: Ăn đồ quá lạnh hoặc cay nóng cũng có thể gây tổn thương cho niêm mạc họng. Vi khuẩn và nấm sẽ lập tức tấn công vào vết thương gây viêm nhiễm, viêm họng hạt.

Viêm xoang có thể gây ra viêm họng

Biến chứng viêm họng hạt

  • Áp xe thành họng: Sự tích tụ mủ trong các ổ viêm tạo nên vùng áp xe, gây đau đớn dữ dội, sưng họng, khó nuốt, khó thở trong trường hợp nghiêm trọng.
  • Viêm nhiễm lan rộng đến tổ chức, cơ quan lân cận: Các tác nhân gây viêm (vi khuẩn, virus) có thể lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng, nguy cơ cao hoại tử thanh quản. Viêm nhiễm lan sang mũi, xoang gây viêm mũi xoang, viêm tai giữa.
  • Viêm phổi, viêm phế quản: Sự tích tụ đờm nhầy ở vùng họng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lan xuống đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Đây là biến chứng rất nguy hiểm, xảy ra khi vi khuẩn vượt qua hàng rào niêm mạc, xâm nhập vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng toàn thân với các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt,... Nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
  • Bệnh lý về tim, thấp khớp: Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa viêm họng mạn tính do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A với nguy cơ mắc bệnh thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp,...

Đáng chú ý, ở trẻ nhỏ, viêm họng hạt không được điều trị hoặc điều trị không triệt để còn có thể dẫn đến suy giảm sức đề kháng, làm chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Vì thế, việc chủ động thăm khám bác sĩ tai mũi họng ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ là cần thiết để được chẩn đoán và điều trị, ngăn ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra.

Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán chính xác viêm họng hạt đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hạn chế các biến chứng và nguy cơ tái phát. Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ thực hiện các bước sau để xác định bệnh:

Khai thác tiền sử: Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về:

  • Các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân: Khởi phát, tính chất, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố làm tăng hoặc giảm triệu chứng.
  • Tiền sử bệnh lý: Các bệnh hô hấp trên (viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,...), bệnh đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày - thực quản,... ), hay tiền sử dị ứng.
  • Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá, đặc thù nghề nghiệp, môi trường sống,...

Khám lâm sàng vùng tai mũi họng:

  • Quan sát vùng họng: Niêm mạc họng đỏ, phù nề, có thể có dịch nhầy. Đặc biệt là sự xuất hiện của các nốt hạt màu đỏ hoặc hồng, kích thước đa dạng, phân bố rải rác hoặc tập trung thành đám ở thành sau họng.
  • Sờ nắn hạch cổ: Đánh giá hạch có sưng to, đau hay không.

Nội soi tai mũi họng (nếu cần thiết):

  • Cung cấp hình ảnh trực quan chi tiết của vùng hầu họng, các hạt viêm, mức độ tổn thương.
  • Hỗ trợ phân biệt với các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự như viêm họng do virus, viêm amidan, áp xe thành họng,...
  • Lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh nếu nghi ngờ do nhiễm trùng.

Các xét nghiệm khác: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như công thức máu, X-quang,... để đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của người bệnh hoặc loại trừ các bệnh lý khác.

Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt viêm họng hạt với một số bệnh lý có triệu chứng tương tự như:

  • Viêm họng cấp do virus hoặc vi khuẩn.
  • Viêm amidan mạn tính.
  • Áp xe thành họng
  • Các bệnh lý ác tính vùng hầu họng.

Đối tượng nguy cơ

  • Người có hệ miễn dịch kém: Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch (như HIV, ung thư, đang trong quá trình hóa trị, xạ trị, sử dụng corticoid kéo dài,...).
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính về đường hô hấp trên: Viêm mũi dị ứng kéo dài, viêm xoang mạn tính, viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần. Sự hiện diện của các bệnh lý này dẫn đến tình trạng dịch nhầy, dịch mủ chảy xuống liên tục gây kích thích và viêm nhiễm vùng họng.
  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Dịch dạ dày đi ngược lên họng mang theo acid và enzyme tiêu hóa gây tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm mạn tính và hình thành các hạt.
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá thụ động,... Những yếu tố này gây kích ứng liên tục lên niêm mạc họng.
  • Người lạm dụng giọng nói: Nghề nghiệp như giảng viên, giáo viên, ca sĩ, MC,... có nguy cơ cao do sử dụng giọng nói cường độ cao và liên tục. Điều này dẫn đến tổn thương tạm thời hoặc dai dẳng ở niêm mạc họng.

Khi nào cần gặp bác sĩ

  • Triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài bất thường: Các dấu hiệu như đau họng dữ dội, khó chịu kéo dài quá 1 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, đặc biệt khi các biện pháp chăm sóc tại nhà không đem lại hiệu quả.
  • Ho dai dẳng hoặc ho ra máu: Đây là biểu hiện cảnh báo tổn thương ở mức độ nặng hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Sốt liên tục và sốt cao: Sốt trên 38 độ C kéo dài nhiều ngày nghi ngờ nhiễm trùng nghiêm trọng, cơ thể không tự chống đỡ được.
  • Khó thở, thở khò khè: Tình trạng này cho thấy khả năng có biến chứng tắc nghẽn đường hô hấp, cần được can thiệp y khoa cấp cứu.
  • Khó nuốt hoặc nuốt gây đau đớn: Có thể đường thở bị thu hẹp hoặc diễn tiến viêm họng hạt gây biến chứng.
  • Nổi hạch vùng cổ: Báo hiệu tình trạng viêm nhiễm nặng hơn hoặc do nguyên nhân bệnh lý khác.
  • Sụt cân không chủ đích: Cơ thể mất chất dinh dưỡng do khó nuốt, khó ăn, hoặc liên quan đến những bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng.

Các cách điều trị viêm họng hạt lành tính, hiệu quả

Viêm họng hạt có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm họng hạt được áp dụng phổ biến.

Thuốc Tây chữa viêm họng hạt

Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm họng hạt do vi khuẩn gây ra, điều trị bằng kháng sinh là cần thiết. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm:

  • Penicilin (amoxicillin, ampicillin): Đây là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp viêm họng hạt do vi khuẩn Streptococcus gây ra.
  • Macrolide (azithromycin, clarithromycin): Được sử dụng khi bệnh nhân bị dị ứng với penicilin.
  • Cephalosporin (cefuroxime, cefadroxil): Là một lựa chọn khác cho những trường hợp không thể dùng penicilin hoặc macrolide.

Liệu trình kháng sinh thường kéo dài từ 7-10 ngày, tuy nhiên thời gian này có thể được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Thuốc giảm đau và hạ sốt: Các loại thuốc giảm đau và hạ sốt như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau rát, sốt và khó chịu khi bị viêm họng hạt.

Thuốc giảm ho và long đờm: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ho và long đờm để giúp giảm các triệu chứng ho và đờm khi bị viêm họng hạt. Tuy nhiên, những loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thuốc kháng viêm: Trong trường hợp viêm họng hạt nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm như corticosteroid để giảm viêm và phù nề của hạt họng.

Bạn cần đặc biệt tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liệu trình điều trị và thời gian dùng thuốc để tránh bị nhờn hoặc gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nặng hơn, bệnh nhân cần tái khám để được đánh giá và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

Phẫu thuật, đốt điện, laser

Trong trường hợp điều trị nội khoa (dùng thuốc) không hiệu quả hoặc các hạt viêm phát triển lớn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, các phương pháp phẫu thuật, đốt điện hoặc laser có thể được chỉ định. Các phương pháp điều trị phổ biến nhất, gồm:

Phẫu thuật cắt Amidan:

  • Phẫu thuật cắt amidan được xem xét trong các trường hợp viêm họng hạt kèm theo viêm amidan quá phát hoặc tái phát thường xuyên.
  • Kỹ thuật được lựa chọn sẽ tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ cũng như điều kiện cơ sở y tế, bao gồm mổ cắt amidan truyền thống hoặc sử dụng các kỹ thuật hiện đại hơn như dao siêu âm, Coblation.
  • Đây là một lựa chọn hiệu quả nhưng cần lưu ý các biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra như chảy máu, đau họng, nhiễm trùng...

Đốt điện:

  • Là kỹ thuật sử dụng dòng điện tác động trực tiếp lên các hạt viêm, gây xơ hóa và teo nhỏ hạt.
  • Đây là thủ thuật khá đơn giản, có thể thực hiện ngoại trú, ít xâm lấn.
  • Hiệu quả của đốt điện có thể kém hơn các phương pháp khác và có nguy cơ tái phát, đặc biệt khi chưa giải quyết được nguyên nhân gốc gây viêm họng.

Đốt Laser

  • Sử dụng nguồn năng lượng từ tia laser để đốt các hạt viêm, có ưu điểm hạn chế chảy máu và thúc đẩy hồi phục nhanh.
  • Đây là kỹ thuật được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn, được áp dụng rộng rãi trong điều trị viêm họng.
  • Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi trang bị máy móc hiện đại và chuyên môn của bác sĩ thực hiện.

Việc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cần dựa trên đánh giá toàn diện tình trạng bệnh nhân, bao gồm các yếu tố:

  • Mức độ nặng của viêm họng hạt, tình trạng amidan.
  • Bệnh lý nền đi kèm (nếu có).
  • Điều kiện cơ sở vật chất và chuyên môn của y tế.
  • Mong muốn, khả năng chi trả của người bệnh.

Lưu ý: Các kỹ thuật đốt viêm họng hạt chỉ giải quyết triệu chứng tức thời, vẫn tồn tại nguy cơ tái phát bệnh nếu chưa loại bỏ được các nguyên nhân tiềm ẩn (trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang dị ứng,...). Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ về kỹ thuật điều trị, các rủi ro và biện pháp chăm sóc sau thủ thuật.

Thuốc đông y chữa viêm họng hạt

Trong y học cổ truyền, viêm họng hạt được coi là do sự mất cân bằng của Khí, Hỏa và Thủy trong cơ thể. Người ta tin rằng nguyên nhân sâu xa nhất là do sự suy yếu của chức năng Tỳ Vị, gây nên tình trạng Hỏa Vượng làm tổn thương Phế Âm và Đại Trường Khí. Từ đó, Hỏa tác động lên Huyết làm máu bị trệ lưu thủ và gây viêm nhiễm ở cơ quan họng.

Vì thế, để chữa viêm họng hạt theo nguyên lý đông y, bác sĩ sẽ sử dụng các vị thuốc có tác dụng:

  • Thanh nhiệt giải độc: Các vị thuốc này giúp giải nhiệt, trấn áp Hỏa, giảm đau và ổn định huyết lưu. Kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều, huyền sâm, mạch môn, hạ khô thảo...
  • Sát trùng, khu phong tán hàn: Nhằm tiêu diệt mầm bệnh, giải quyết triệu chứng đau họng và sốt.
  • Tư âm bổ khí: Bổ sung Khí, bổ Âm để tăng cường đề kháng, ngăn chặn tái phát. Mạch môn, bách hợp, sa sâm, thiên môn đông...
  • Ích khí hòa vị: Điều hòa chức năng Tỳ Vị để khôi phục cân bằng nội tạng, đào thải nhờm độc. Đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo...

Các vị thuốc này thường được kết hợp lại thành một thang thuốc đông y dựa trên cơ địa và triệu chứng của từng người bệnh.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tác động trực tiếp lên nguyên nhân gốc rễ, giúp thanh lọc cơ thể, điều hòa khí huyết và tăng cường đề kháng tự nhiên. Từ đó, viêm họng hạt sẽ được đẩy lùi triệt để mà không gây tác dụng phụ hay kháng thuốc như phương pháp Tây y. Đồng thời, sức khỏe tổng thể cũng được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi thang thuốc đông y phải được đơn trị đúng theo từng trường hợp cụ thể mới đem lại hiệu quả tối ưu. Vì thế, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và đơn trị đúng phương pháp. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây nguy hiểm.

Phương pháp chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Các phương thuốc từ mẹo dân gian được chế xuất từ nguyên liệu thiên nhiên đảm bảo sự lành tính và phù hợp với mọi đối tượng.

Dưới đây là một số mẹo phổ biến:

  • Nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm giúp cổ họng giảm đau, chống nhiễm trùng bởi nước muối có khả năng sát khuẩn, diệt vi khuẩn. Người bệnh cần phải vệ sinh khoang miệng sạch trước, sau đó súc miệng bằng nước muối ấm trong khoảng 30 giây.
  • Trà chanh mật ong: Mật ong là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng. Chanh mật ong giúp màng nhầy co lại, nâng cao hiệu quả bảo vệ cổ họng. Pha một tách trà nóng, vắt nửa quả chanh và thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều là có thể sử dụng.
  • Lá tía tô: Lá tía tô không chỉ là gia vị món ăn mà còn điều trị viêm họng hạt hiệu quả. Rửa sạch lá tía tô tươi rồi nghiền lấy nước uống hàng ngày có thể cải thiện bệnh. Ngoài ra có thể nấu cháo tía tô, thêm hành và hạt tiêu để diệt vi khuẩn gây bệnh ở hầu họng.

Tuy mẹo dân gian an toàn và dễ thực hiện nhưng hiệu quả đem lại không cao nếu tình trạng bệnh nặng. Vì vậy chỉ nên áp dụng mẹo dân gian khi tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát.

Mật ong làm dịu cảm giác khó chịu ở họng

Lưu ý khi điều trị viêm họng hạt

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị thì người bệnh cũng cần chủ động, có ý thức trong việc xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, kiêng khem hợp lý.

Sau đây là một số lưu ý mà người bệnh nên làm theo trong quá trình điều trị bệnh để đạt được hiệu quả cao:

  • Vệ sinh răng miệng sau khi ăn và súc miệng nước muối hàng ngày.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang hay mặc đồ bảo hộ khi làm việc tại môi trường độc hại như trong nhà máy, hầm lò, phòng thí nghiệm có hoá chất.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng một số chất kích thích khác.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, có tính axit cao… dễ gây kích ứng hoặc các món ăn cứng, khó ăn khiến vùng họng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.

Tóm lại viêm họng hạt là bệnh hô hấp phức tạp và khá nguy hiểm. Vì vậy ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh thì người bệnh nên nhanh chóng có biện pháp điều trị phù hợp, tránh để tình trạng bệnh thành mãn tính.

Dược liệu chữa bệnh

Sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên cũng là giải pháp được nhiều người áp dụng để chữa viêm họng hạt. Có nhiều cách để tận dụng các dược liệu trên trong hỗ trợ điều trị viêm họng hạt, phổ biến nhất là:

  • Sắc nước uống: Chuẩn bị dược liệu cần dùng, rửa sạch, rồi cho vào nồi đun cùng nước. Để lửa nhỏ cho đến khi nước sắc còn khoảng một nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Ngậm dược liệu tươi: Dược liệu tươi rửa sạch, thái nhỏ cho vào miệng và ngậm, nuốt nước dần.
  • Súc miệng với nước dược liệu: Đun dược liệu với nước, sử dụng nước nguội để súc miệng nhiều lần trong ngày.

Khi sử dụng dược liệu chữa viêm họng hạt, bạn cần lưu ý:

  • Cần chọn dược liệu có nguồn gốc uy tín, đảm bảo sạch sẽ, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu hay hóa chất.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh những tương tác thuốc không có lợi, cũng như đảm bảo rằng các dược liệu phù hợp với cơ địa của bạn.
  • Dược liệu thiên nhiên tuy lành tính nhưng cần có thời gian đủ lâu để mang lại hiệu quả, nên sử dụng kiên trì, kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
  • Nếu triệu chứng bệnh nặng, không nên tự ý dùng dược liệu mà cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Câu hỏi thường gặp

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng ở niêm mạc họng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho khan, ngứa họng, khản giọng,... Hiện nay, hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm họng mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Viêm họng cấp có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau, bao gồm:

  • ORS: Bù nước và chất điện giải, đặc biệt khi có sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi viêm họng do vi khuẩn và có sốt, có thể ở dạng uống, tiêm hoặc đặc trị tại chỗ.
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Giảm đau, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc xịt họng: Chứa kháng sinh, kháng viêm và giảm đau tại niêm mạc họng.
  • Viên ngậm: Làm dịu mát, giữ ẩm và giảm đau họng.
  • Thuốc súc họng: Tạo môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn và giảm viêm.
  • Thuốc hỗ trợ ổn định độ pH: Giảm ngứa và rát họng.
  • Viêm họng do virus: Thường gây sốt nhẹ hoặc vừa, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong một số trường hợp, sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Sốt thường cao hơn và kéo dài hơn so với viêm họng do virus. Thời gian sốt có thể kéo dài 3-5 ngày, thậm chí lên đến 7 ngày nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời.

Để giảm đau và ngứa rát do viêm họng, bạn nên bổ sung các loại đồ uống có tính kháng viêm và giúp làm dịu cổ họng. Một số loại thức uống hỗ trợ điều trị viêm họng như nước vỏ bưởi tươi, trà gừng, nước mật ong, trà Cúc La Mã, nước chanh tươi, nước lá tía tô, sữa nghệ ấm...

Viêm họng CÓ THỂ LÂY LAN qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường lây qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.

Viêm họng cấp ở trẻ em thường sốt 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-7 ngày nếu không điều trị. Sốt trên 10 ngày là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám ngay.

Cha mẹ có thể điều trị bệnh bằng mẹo dân gian (tỏi, húng chanh, lá hẹ, gừng), thuốc Tây y (kháng sinh, hạ sốt, siro ho) hoặc Đông y (bài thuốc kim ngân, liên kiều...). Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

KHÔNG NÊN uống nước đá khi bị viêm họng. Nước đá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng do:

  • Vi khuẩn trong nước đá phát triển khiến bệnh trầm trọng.
  • Suy giảm sức đề kháng do cơ thể phải huy động năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ.
  • Tăng tiết dịch nhầy gây suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các triệu chứng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi,...
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Họng Hạt bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan