Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thuốc chữa viêm họng nào hiệu quả và an toàn nhất khi sử dụng? Đây là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm khi mắc các chứng bệnh hô hấp. Mỗi loại thuốc có một cơ chế hoạt động riêng và tác dụng hiệu quả tùy thuộc từng mức độ bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 11 loại thuốc điều trị viêm họng phổ biến hiện nay.

Các loại thuốc chữa viêm họng bác sĩ khuyên dùng

Viêm họng là chứng bệnh hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy giảm. Việc điều trị nên tiến hành ở giai đoạn mới khởi phát để việc chữa dứt điểm nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Đa số các trường hợp viêm họng gây ra bởi tác nhân virus, vi khuẩn. Do đó, muốn trị dứt điểm, người bệnh cần dùng thuốc kìm hãm và tiêu diệt các nhóm tác nhân chính. Đồng thời, kết hợp với các loại thuốc cải thiện triệu chứng theo liều lượng thích hợp giúp việc điều trị nhanh chóng hơn. 

Dưới đây là 11 loại thuốc chữa viêm họng phổ biến nhất người bệnh có thể tham khảo:

Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc chữa viêm họng cho các tình trạng nhiễm khuẩn tại đường hô hấp (thường hiệu quả với các trường hợp do vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh). Đây là loại thuốc dùng theo đơn kê của bác sĩ cho các tình trạng bệnh như: Viêm amidan, viêm họng, viêm màng não,… và một số tình trạng nhiễm trùng khác

Người bệnh cần đi khám để được chỉ định dùng thuốc theo liều lượng thích hợp. Cụ thể, liều sử dụng được kê như sau:

  • Người có cân nặng trên 40kg: 750g-3g/ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày theo chỉ định cụ thể của bác sĩ
  • Trẻ em nặng dưới 40kg: 20-50mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày theo chỉ định cụ thể của bác sĩ
Kháng sinh Amoxicillin 
Kháng sinh Amoxicillin

Khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Kích ứng ngoài da gây nổi mẩn ngoài da, gây ngứa ngáy, khó chịu
  • Buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy
  • Phù nề cổ họng và mặt
  • Vàng da, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận 
  • Chóng mặt, đau đầu

Penicillin

Đây là nhóm kháng sinh được dùng phổ biến nhất cho các chứng bệnh hô hấp nói chung và bệnh viêm họng nói riêng. Thuốc Penicillin được chỉ định trong điều trị viêm họng thường gồm:

  • Penicillin V: Dạng kháng sinh dùng đường uống
  • Penicillin G: Dạng kháng sinh dùng đường tiêm
Thuốc chữa viêm họng Penicillin
Thuốc chữa viêm họng Penicillin

Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là tác động vào quá trình tổng hợp vỏ tế bào của vi khuẩn. Từ đó, kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh đường hô hấp và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cổ họng. Tùy mức độ nhiễm khuẩn mà bác sĩ có thể chỉ định dạng uống hoặc dạng tiêm cho phù hợp.

Tuy nhiên, kháng sinh Penicillin cũng được liệt kê vào nhóm các loại kháng sinh dễ gây dị ứng nhất. Khi xuất hiện tác dụng phụ do thuốc, người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, đau bụng
  • Người bệnh bị buồn nôn, nôn mửa 
  • Đau nhức đầu
  • Ngứa ngáy ngoài da, phù nề môi, lưỡi (khi biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn)
  • Nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể gặp tình trạng sốc phản vệ với thuốc (khó thở, mất sức lực thậm chí hôn mê, mất ý thức)

Cephalexin

Cephalexin là loại thuốc chữa viêm họng thuộc nhóm Cephalosporin, dùng trong điều trị và phòng ngừa một số tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến hô hấp: Viêm tai giữa, bệnh xương khớp, bệnh da liễu,…

Thuốc chữa viêm họng Cephalexin hiệu quả cho các trường hợp nhiễm khuẩn
Thuốc chữa viêm họng Cephalexin hiệu quả cho các trường hợp nhiễm khuẩn

Có nhiều dạng dùng phù hợp với từng đối tượng người bệnh với mức độ nhiễm trùng khác nhau. Cụ thể như:

  • Dạng thuốc lỏng: Người bệnh cần lưu ý lắc đều chai trước khi sử dụng, để tránh ứ đọng hoạt chất dưới đáy chai. Mỗi lần dùng thuốc cần dùng dụng cụ đong chính xác liều lượng. Dạng thuốc này phù hợp với trẻ nhỏ.
  • Dạng thuốc viên uống: Khi sử dụng lưu ý dùng nước khoáng để uống thuốc, không uống chung với bất kỳ loại nước khác. Ngoài ra, người bệnh không được tự ý bẻ hoặc nghiền thuốc nếu chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng Cephalexin có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da gây khó chịu dữ dội
  • Phù nề mặt, lưỡi, môi và cổ họng
  • Người bệnh khó thở do tình trạng phù nề kéo dài
  • Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn)
  • Đau nhức xương khớp 

Khi thấy các tác dụng phụ có xu hướng nghiêm trọng dần, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh và điều trị hiệu quả.

Ceftriaxone

Thuốc chữa viêm họng Ceftriaxone thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin. Thuốc thường chỉ định dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp trong các trường hợp nhiễm khuẩn, cụ thể như: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết,….

Thuốc Ceftriaxone - kháng sinh điều trị viêm họng hiệu quả
Thuốc Ceftriaxone – kháng sinh điều trị viêm họng hiệu quả

Do đây là thuốc sử dụng dưới dạng tiêm truyền nên người bệnh phải được sử dụng thuốc tại cơ sở y tế dưới sự kiểm soát của người có chuyên môn. Người bệnh cần lưu ý không tự ý sử dụng dạng thuốc này tại nhà tránh tác dụng phụ không mong muốn. Liều lượng cụ thể của thuốc này như sau:

  • Người lớn: Sử dụng từ 1-2g/lần/ngày hoặc có thể tăng lên tối đa 4g/lần/ngày
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Sử dụng từ 20-80mg/lần/ngày

Đây chỉ là mức liều tham khảo do đó người bệnh không nên dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ phía bác sĩ. Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị với thuốc này như sau:

  • Người bệnh gặp một số bệnh lý về máu (rối loạn đông máu, chảy máu,….)
  • Kích ứng và sưng viêm tại vị trí tiêm thuốc
  • Nổi mẩn ngứa và dị ứng ngoài da
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, đau bụng

Paracetamol

Một dạng thuốc chữa viêm họng với tác dụng hạ sốt, giảm đau thông dụng khác phải kể đến Paracetamol. Với nhiều dạng dùng, thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, cụ thể:

  • Dạng viên uống: Liều ở người lớn là không quá 4000mg/ngày và ở trẻ nhỏ là không quá 2000mg/ngày
  • Dạng thuốc lỏng: Thường sử dụng với dụng cụ y tế đong đo liều lượng cụ thể, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng cho chính xác
  • Dạng viên nhai: Với dạng dùng này, người bệnh phải nhai thật kỹ viên thuốc trước khi nuốt để thuốc được tiêu hóa
  • Dạng viên sủi: Dùng trong trường hợp cần giảm đau hoặc hạ sốt nhanh. Hoạt chất hòa tan hoàn toàn vào nước nên sẽ hấp thu nhanh trong cơ thể khi uống
Có thể dùng Paracetamol dưới dạng sủi bọt cho tác dụng nhanh
Có thể dùng Paracetamol dưới dạng sủi bọt cho tác dụng nhanh
  • Dạng viên đặt: Dùng cho đối tượng không thể uống thuốc (chủ yếu ở trẻ nhỏ) với mục đích hạ sốt. Lưu ý bảo quản thuốc ở nhiệt độ lạnh khi chưa sử dụng 
  • Dạng thuốc tiêm: Thường được chỉ định dùng tại cơ sở y tế trong một số trường hợp đặc biệt

Cần lưu ý một số tác dụng phụ sau đây khi dùng thuốc, cụ thể như sau: nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da, sưng mặt, sưng môi và lưỡi, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng gan, dạ dày, dấu hiệu vàng da, nước tiểu thay đổi màu,….

Azithromycin

Thuốc chữa viêm họng Azithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Thuốc nhạy nhất với nhóm vi khuẩn sau: Haemophilus parainfluenzae; Streptococcus pneumonia; Borrelia burgdorferi;….

Thuốc chữa viêm họng Azithromycin
Thuốc chữa viêm họng Azithromycin

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp như: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn đường sinh dục,… Thuốc có 2 dạng phổ biến là: Dạng viên uống và dạng hỗn dịch uống.

Liều lượng thường chỉ định của thuốc trong điều trị viêm họng là:

  • Người lớn: Trong ngày đầu tiên dùng liều 500mg và giảm xuống 250mg trong 4 ngày tiếp theo
  • Trẻ 2-17 tuổi: Dùng thuốc trong 5 ngày với liều lượng 12mg/kg trọng lượng cơ thể
  • Không chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi

Cần lưu ý một vài tác dụng phụ có thể gặp phải sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau bụng, mệt mỏi, cơ thể mất sức lực
  • Ăn không ngon miệng
  • Vàng da, vàng mắt
  • Màu nước tiểu bất thường
  • Với trẻ nhỏ, một số tác dụng phụ thường gặp như nôn trớ, đau bụng khó chịu, cân nặng không tăng

Clarithromycin

Thuốc chữa viêm họng Clarithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn và có thể tiêu diệt vi khuẩn nếu dùng ở liều cao. 

Clarithromycin - kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp
Clarithromycin – kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp

Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nhưng bị dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin. Liều dùng được chỉ định như sau:

  • Liều với người lớn: Dùng với liều 250mg/lần, sử dụng 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày. Có thể nâng liều lên mức 500mg/lần, sử dụng 2 lần/ngày trong vòng 14 ngày liên tục
  • Liều với trẻ em: Với trẻ em trên 12 tuổi có thể áp dụng liều dùng như người lớn. Với trẻ em dưới 12 tuổi nên dùng thuốc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng loại kháng sinh này như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,….
  • Rối loạn chức năng gan
  • Dị ứng ngoài da gây mẩn ngứa, nổi mề đay, 
  • Hội chứng Stevens – Johnson
  • Sốc phản vệ gây khó thở, mất ý thức thậm chí hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng

Thuốc chữa viêm họng Erythromycin

Đây là thuốc chữa viêm họng thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, hoạt động với cơ chế ức chế sự phát triển của các nhóm vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc thường chỉ định cho trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn và không điều trị được các bệnh gây ra bởi virus.

Kháng sinh Erythromycin
Kháng sinh Erythromycin

Cụ thể, người bệnh sử dụng Erythromycin theo liều lượng như sau:

  • Người lớn: 250-500mg (các chứng nhiễm khuẩn nhẹ, trung bình); có thể tăng liều lên 1-4g (các chứng nhiễm khuẩn nặng) 
  • Trẻ em: Tùy theo cân nặng và độ tuổi của trẻ. Tốt nhất nên sử dụng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định

Trong quá trình dùng kháng sinh này, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ sau đây:

  • Buồn nôn, nôn mửa nhiều
  • Đau bụng, chán ăn do rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể bị tiêu chảy
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa toàn thân
  • Khó thở, khó nuốt do phù nề cổ họng, phù lưỡi

Cần lưu ý không dùng nhóm thuốc này cho người bệnh bị rối loạn điện giải, dị ứng thuốc hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch

Ibuprofen

Khi người bệnh bị viêm họng có thể kèm theo biểu hiện sốt cao trong giai đoạn cấp tính (cơn sốt có thể lên đến 39-40 độ). Tình trạng sốt cao kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến phát triển của não bộ (đặc biệt ở trẻ em). Do đó, việc cần thiết là sử dụng thuốc hạ sốt cho trường hợp này khi cơn sốt lên đến 38,5 độ C.

Thuốc hạ sốt, giảm đau Ibuprofen
Thuốc hạ sốt, giảm đau Ibuprofen

Ibuprofen thuốc hạ sốt thường được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em với dạng dùng phù hợp. Có 3 dạng dùng phổ biến hiện nay như sau:

  • Dạng viên uống: Dạng nhũ tương hoặc viên nén với hàm lượng phù hợp
  • Dạng viên đặt: Viên đạn thường dùng với mục đích hạ sốt ở trẻ nhỏ
  • Dạng bôi ngoài da: Điều trị với tác dụng giảm đau các bệnh lý xương khớp

Cũng cần lưu ý đến liều lượng sử dụng thuốc như sau:

  • Người lớn: 200-400mg/lần, hai lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 4-6 tiếng, chỉ sử dụng khi nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C
  • Trẻ em: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Khi dùng thuốc, người bệnh cũng chú ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như sau: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, xuất huyết tiềm ẩn, nổi mề đay gây dị ứng, hen suyễn, khó thở, nhạy cảm với ánh sáng, tăng nguy cơ chảy máu,… Cần cảnh giác với các tác dụng phụ này nếu sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ.

Aspirin

Thuốc chữa viêm họng dạng kháng viêm, giảm đau Aspirin cũng thường được chỉ định cho người bệnh có các bệnh lý hô hấp. Loại thuốc này có thể dùng cho nhiều trường hợp cả các bệnh lý về xương khớp (giảm đau nhẹ đến đau vừa)

Người bệnh cần lưu ý đi thăm khám và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Liều lượng thường được kê như sau:

  • Người lớn: Điều trị với liều 325-650mg theo đường uống hoặc đặt trực tràng, cách nhau tối thiểu 4 tiếng, không quá 4g/ngày
  • Trẻ em từ 2-11 tuổi: 10-15mg/kg cân nặng theo đường uống, hai lần dùng cách nhau tối thiểu 4 tiếng, không quá 4g/ngày
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng liều như người lớn hoặc theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ điều trị 
Thuốc giảm đau, kháng viêm Aspirin 
Thuốc giảm đau, kháng viêm Aspirin

Tuy nhiên, Aspirin còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu (có thể hiểu là chống lại sự đông máu). Do đó, không sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc những người có bệnh lý liên quan đến máu.

Ngoài ra, Aspirin còn có một số tác dụng phụ như sau: Rối loạn tiêu hóa gây khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, khởi phát cơn hen và khiến cơn hen thêm trầm trọng

Dexamethasone – thuốc chữa viêm họng, giảm ho hiệu quả

Khi mắc chứng viêm họng, người bệnh thường có biểu hiện ho dữ dội gây đau họng, cơn ho tăng khi nằm. Triệu chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, gây khó chịu dữ dội. Khi đó, bác sĩ thường kê Dexamethasone – thuốc chữa viêm họng hiệu quả với tác dụng giảm ho.

Thuốc giảm ho Dexamethasone
Thuốc giảm ho Dexamethasone

Thực chất, Dexamethasone là thuốc kháng viêm corticoid, điều trị viêm họng theo cơ chế làm lành ổ viêm loét giúp giảm ho tương đối hiệu quả. Người bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Một số tác dụng phụ có thể gặp như sau:

  • Rối loạn thị lực, người bệnh nhìn kém hơn
  • Yếu cơ, hoạt động kém
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng ngoài da
  • Phù mặt, phù môi hoặc các mắt cá chân
  • Tăng huyết áp
  • Hội chứng Cushing, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, 
  • Co giật

Mặt khác, loại thuốc này còn gây tương tác cản trở nếu dùng cùng những nhóm thuốc không phù hợp. Cụ thể, một số nhóm thuốc có thể gây tương tác với Dexamethasone như sau: Thuốc chống viêm không steroid; Dẫn chất coumarin chống đông máu; Thuốc lợi tiểu quai và một số loại vắc xin khác. Do đó, khi đi khám, người bệnh cần thông tin tới bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng để ngăn ngừa tình trạng tương tác khi dùng cùng một lúc

Thuốc Prospan – thuốc chữa viêm họng an toàn

Với thành phần 100% từ thảo dược, thuốc chữa viêm họng Prospan là sự lựa chọn an toàn cho nhiều người bệnh. Thuốc thường được bào chế dưới dạng siro uống hoặc viên ngậm giảm ho, rất tiện lợi cho việc sử dụng. 

Thành phần chính của loại thuốc này là Cao thường xuân – loại cao có tác dụng làm mát niêm mạc họng, thông mũi, long đờm và chữa các chứng bệnh hô hấp hiệu quả. Cụ thể, hàm lượng từng dạng dùng như sau:

  • Dạng siro lỏng: Hoạt chất cao thường xuân có hàm lượng 70mg/100ml
  • Dạng viên ngậm mềm: Hoạt chất cao thường xuân có hàm lượng 26mg/viên
Thuốc chữa viêm họng Prospan
Thuốc chữa viêm họng Prospan

Liều dùng được kê phụ thuộc theo độ tuổi của người bệnh, cụ thể như sau:

Dạng viên uống:

  • Trẻ em 6-11 tuổi: 1 viên/ngày/lần
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: 1 viên/lần và dùng 3-4 lần/ngày

Dạng siro uống:

  • Trẻ sơ sinh – dưới 6 tuổi: Sử dụng với liều 2,5ml/ngày chia làm 3 lần
  • Trẻ từ 6-10 tuổi: Sử dụng với liều 5ml/ngày chia làm 3 lần
  • Người lớn: Sử dụng với liều 5 – 7,5ml/ngày chia làm 3 lần

Cần lưu ý, thuốc ho Prospan là thuốc uống, không phải thực phẩm chức năng. Nhìn chung, thuốc không gây tác dụng phụ nhưng có thể gây ra một số chứng rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng).

Do đó, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.

An phế khang

Thuốc chữa viêm họng An phế khang là sản phẩm thuốc Đông y bào chế dưới dạng viên ngậm, rất tiện lợi cho việc điều trị của người bệnh. Các thành phần chính trong loại thuốc này như sau: ngũ vị tử, hoàng bá, trần bì, cát cánh, xuyên bối mẫu, cam thảo. 

An phế khang - thuốc chữa viêm họng dạng viên ngậm
An phế khang – thuốc chữa viêm họng dạng viên ngậm

Thuốc này chỉ định cho các trường hợp viêm họng, viêm amidan, ho nhiều, đau rát cổ họng, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi,… Liều lượng cụ thể của loại thuốc này như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng – 4 tuổi: Đi khám và dùng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định
  • Trẻ trên 4 tuổi: Sử dụng 3 viên/lần, ngậm 4 lần/ngày
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Sử dụng 5 viên/lần, ngậm 4 lần/ngày

Người bệnh có thể mua loại thuốc này ở bất kỳ nhà thuốc nào trên cả nước hoặc trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, cần lựa chọn địa điểm mua đảm bảo uy tín và tăng độ an toàn của thuốc khi điều trị.

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm họng

Việc sử dụng thuốc chữa viêm họng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý:

  • Đi khám và dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào tại nhà
  • Dùng đúng theo liều lượng đã được chỉ định, không tự ý đổi thuốc, ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị
  • Trong quá trình điều trị, ngưng thuốc ngay nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào như nôn mửa, mề đay mẩn ngứa, dị ứng ngoài da
  • Chỉ dùng nước lọc khi uống thuốc (trừ khi có chỉ dẫn đặc biệt từ phía bác sĩ điều trị)
  • Không nhai nát viên thuốc trước khi uống (trừ những loại thuốc bào chế dạng viên nhai)
  • Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, tham khảo bác sĩ những nhóm thực phẩm có thể gây tương tác khi dùng thuốc
  • Không hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trong thời gian điều trị viêm họng
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và cân đối thời gian làm việc hợp lý, tránh căng thẳng quá độ khiến việc điều trị không đạt hiệu quả như mong muốn

Dùng các loại thuốc chữa viêm họng là phương pháp được chỉ định phổ biến cho mọi đối tượng mắc chứng bệnh hô hấp. Tuy nhiên, để việc điều trị được dứt điểm và an toàn, người bệnh cần đi khám và tiến hành điều trị phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để việc chữa trị dứt điểm nhanh chóng.

Đừng bỏ lỡ:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan