Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng là một trong những vấn đề về đường hô hấp thường gặp, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho, nuốt nghẹn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Vậy viêm họng nên ăn gì để giảm viêm, giảm đau họng và đẩy nhanh lành bệnh?

Viêm họng nên ăn gì? – TOP 5 thực phẩm tốt nhất

Viêm họng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Có rất nhiều các loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị viêm họng. Bổ sung nhóm thực phẩm này hàng ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời thực phẩm còn có công dụng giảm viêm, đau, rát họng.

Một số loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị viêm, đau họng phải kể đến như:

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tái tạo niêm mạc họng. Ăn nhóm thực phẩm này hàng ngày, còn giúp làm giảm nhanh các triệu chứng viêm họng. Do đó, người bị viêm họng cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn. Các loại thực phẩm giàu vitamin c thường gặp là:

  • Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi giàu vitamin C – chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng sức đề kháng, giảm viêm.
  • Rau xanh đậm: Rau xanh đậm chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa khác, hỗ trợ phục hồi niêm mạc họng.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gián tiếp tăng cường hệ miễn dịch.

Để các loại thực phẩm giàu vitamin C phát huy tối đa công dụng, người bệnh nên:

  • Chế biến rau, củ quả, dưới dạng luộc, hạn chế tối đa chiên xào dùng nhiều dầu mỡ, ớt cay
  • Trái cây có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước để uống hàng ngày
Viêm họng nên ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C
Viêm họng nên ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C

Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Kẽm là chất rất quan trọng không thể thiếu trong cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm còn có công dụng chống lại virus gây viêm họng. Bổ sung kẽm hàng ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, viêm họng.

Các loại thực phẩm giàu kẽm nên ăn khi bị viêm họng là:

  • Các loại rau, củ: Củ cải trắng, rau chân vịt, nấm, các loại hạt, nước cốt dừa,…
  • Hải sản: Tôm, nghêu, ốc, cua, sò,…

Chú ý: Khi bổ sung kẽm bằng hải sản, người bệnh cần lựa chọn kỹ lưỡng. Đối với những người có biểu hiện dị ứng thì cần kiêng hải sản để tránh bệnh chuyển biến xấu.

Viêm họng nên sử dụng nhiều mật ong

Mật ong có Glucosidase chứa chất kháng sinh giúp kháng khuẩn cao. Khi sử dụng mật ong giúp dưỡng ẩm cổ họng, nên làm dịu các cơn ho một cách nhanh chóng.

Chính vì vậy khi bị đau, viêm họng, người bệnh thường sử dụng mật ong để điều trị. Người bệnh có thể sử dụng mật ong điều trị viêm họng bằng các cách sau:

  • Sử dụng trong chế biến một số món ăn
  • Pha nước chanh và 1 muỗng mật ong trong nước ấm, dùng uống vào mỗi buổi sáng
  • Trộn mật ong với giấm táo theo tỉ lệ bằng nhau.
  • Cách 2 giờ, ngậm 1 thìa mật ong trộn giấm táo sẽ mang lại hiệu quả giảm viêm cao

Thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt

Khi viêm, cổ họng bị ngứa, sưng, đau, rát khiến người bệnh khó chịu. Những triệu chứng này khiến việc nuốt thức ăn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy người bệnh cần ăn các món ăn mềm, dễ nuốt, tốt nhất là ở dạng lỏng:

  • Cháo, súp: Các món ăn dạng lỏng như cháo, súp được nấu nhừ dễ dàng nuốt trôi, cung cấp năng lượng và nước cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể linh hoạt chế biến các loại cháo, súp từ thịt gà, thịt heo, rau xanh, hải sản tùy theo sở thích.
  • Yến mạch: Yến mạch giàu chất xơ, beta-glucan giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại viêm nhiễm. Bên cạnh đó, yến mạch có kết cấu mềm mịn, dễ nuốt, thích hợp dùng cho người bị viêm họng.
  • Trứng hấp/chín mềm: Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, giúp sửa chữa các tổn thương ở niêm mạc họng. Lưu ý chỉ nên ăn trứng hấp hoặc luộc chín mềm, tránh ăn trứng ốp la hay rán nhiều dầu mỡ.
  • Các món nghiền: Khoai tây nghiền, bí đỏ nghiền, chuối nghiền là những lựa chọn tuyệt vời cho người viêm họng. Bên cạnh độ mềm mịn, các loại thực phẩm này còn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bệnh.
Cháo, súp, canh,... là các món nên ăn khi viêm họng
Cháo, súp, canh,… là các món nên ăn khi viêm họng

Các món ăn này vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể, vừa tránh gây thêm tổn thương cho họng.

Bổ sung đủ nước hàng ngày

Nước khoáng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày khiến cơ thể khỏe mạnh hơn và phòng tránh được bệnh tật.

Viêm họng khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây đau, rát. Uống nước giúp cho cổ họng không bị khô, mềm và bảo vệ niêm mạc khỏi tổn thương. Mỗi ngày người bệnh cần bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, tùy theo cơ địa và thời tiết.

Thực phẩm có tính chất kháng viêm

Một số thực phẩm có khả năng kháng viêm tự nhiên, hỗ trợ giảm đau rát họng:

  • Gừng: Gừng có đặc tính chống viêm, giảm đau, có thể dùng để chế biến trà gừng mật ong hoặc thêm vào các món ăn.
  • Nghệ: Curcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Có thể dùng bột nghệ pha với sữa ấm hoặc mật ong.
  • Hành, tỏi: Allicin trong hành, tỏi có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên, lưu ý sử dụng với liều lượng vừa phải do chúng có thể gây kích ứng niêm mạc họng khi đang viêm.

Viêm họng kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Để tình trạng bệnh nhanh khỏi, người bệnh ngoài quan tâm viêm họng nên ăn gì, cũng cần chú ý viêm họng không nên ăn gì. Khi họng bị viêm, cần kiêng các thực phẩm làm gia tăng tình trạng viêm, đau họng như:

Đồ ăn cay nóng

Sử dụng thường xuyên, đặc biệt khi bị viêm họng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe. Các loại thực phẩm này có thể gây bỏng miệng, nóng rát cổ họng, ảnh hưởng đến niêm mạc trong cổ họng. Từ đó khiến họng bị khô, đóng vảy, tình trạng viêm tăng và dẫn đến viêm họng mãn tính. Vì vậy để việc điều trị viêm họng tốt nhất, người bệnh không nên ăn đồ cay nóng.

Viêm họng không nên ăn đồ ăn cay nóng
Viêm họng không nên ăn đồ ăn cay nóng

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối

Thức ăn nhiều dầu mỡ gây cảm giác khó tiêu, tăng tiết dịch acid dạ dày, trào ngược acid có thể gây kích ứng niêm mạc họng, làm nặng thêm tình trạng đau rát. Thịt mỡ và đồ ăn nhanh nhiều chất béo bão hòa không có lợi cho quá trình hồi phục của niêm mạc họng. Bên cạnh đó muối mặn làm gia tăng tình trạng đau do vết thương hở trong họng.

Cần kiêng ăn các đồ lạnh

Đồ uống, thực phẩm lạnh như nước ngọt, kem, đá… ảnh hưởng rất lớn đến niêm mạc cổ họng. Đồ lạnh sử dụng lâu ngày dễ khiến vi khuẩn phát triển gây ra bệnh. Đồ lạnh còn làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ, gây ra bỏng lạnh, dẫn đến đau, rát họng.

Khi bị viêm họng bạn cần tránh sử dụng những đồ ăn này. Thay vào đó bạn nên uống nhiều nước ấm để bảo vệ cổ họng.

Các chất kích thích

Không chỉ khi bị viêm họng mà khi mắc bất cứ một loại bệnh gì bạn cũng cần phải từ bỏ các chất kích thích. Một số chất kích thích mọi người hay sử dụng: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

Các chất này khiến họng bị bỏng, rát niêm mạc họng, tăng thêm tình trạng tổn thương cho cổ họng. Không chỉ vậy, các chất kích thích còn khiến vi khuẩn trong họng phát triển, làm gia tăng tình trạng bệnh.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề viêm họng nên ăn gì, kiêng gì. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng hợp lý chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị bệnh. Vì thế, bên cạnh ăn uống đúng cách, người bệnh cần kết hợp dùng thuốc để tiêu diệt bệnh tận gốc, từ đó phục hồi sức khỏe toàn diện.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan