Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh với các triệu chứng điển hình như đau nhức tai, giảm thính giác… Vậy viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị hiệu quả? Đây là những băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Do đó, nếu muốn giải đáp những câu hỏi này, quý phụ huynh hãy theo dõi thông tin dưới đây.

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói:

  • Thay đổi hành vi: Trẻ trở nên quấy khóc nhiều hơn bình thường, khó dỗ dành, đặc biệt là khi nằm xuống hoặc bú mẹ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ không ngon giấc, thức giấc thường xuyên, giật mình khóc thét.
  • Kéo, dụi tai: Trẻ liên tục đưa tay lên kéo, dụi tai hoặc nghiêng đầu về phía tai bị đau.
  • Sốt: Thường sốt cao trên 38 độ C, kèm theo các triệu chứng khác như nôn trớ, tiêu chảy.
  • Chảy dịch tai: Có thể thấy dịch mủ chảy ra từ tai, có màu vàng hoặc trắng đục, đôi khi kèm theo máu.

Trẻ nhỏ đã biết nói:

  • Kêu đau tai: Trẻ phàn nàn đau tai, có thể chỉ rõ tai nào bị đau.
  • Giảm thính lực: Trẻ không phản ứng với âm thanh như bình thường, hoặc phải gọi to hơn mới nghe thấy.
  • Mất thăng bằng: Trẻ đi đứng loạng choạng, dễ ngã, do ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm đến tai trong.
  • Các triệu chứng khác: Kèm theo các triệu chứng như sốt, sổ mũi, ho, đau họng.

Trẻ lớn:

  • Đau tai dữ dội: Cơn đau thường tăng lên khi nằm xuống hoặc di chuyển đầu.
  • Ù tai, nghe kém: Trẻ có thể cảm thấy ù tai, nghe tiếng vang vọng hoặc giảm thính lực.
  • Chóng mặt, buồn nôn: Do ảnh hưởng của viêm nhiễm đến hệ thống tiền đình.
  • Sốt cao: Kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng như mệt mỏi, chán ăn.

Lưu ý:

  • Các triệu chứng trên có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau.
  • Không phải trẻ nào bị VTG cũng có đầy đủ các dấu hiệu trên.
  • Một số trẻ có thể không có biểu hiện rõ ràng, chỉ thấy quấy khóc, bú kém.

Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Viêm nhiễm xảy ra bên trong tai, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu bệnh để lâu ngày sẽ diễn biến phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến các biến chứng dưới đây:

Khiến trẻ chậm phát triển

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ có các triệu chứng điển hình là đau nhức trong tai. Thậm chí, cơn đau dữ dội còn khiến trẻ bị sốt cao, mất nước, tiêu chảy, chán ăn… Những điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như còi xương, suy dinh dưỡng, chậm nói.

Thính lực của trẻ bị suy giảm

Viêm tai giữa khiến cho lượng dịch mủ trong tai của trẻ ngày càng nhiều. Chính vì thế, thính lực của trẻ bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý âm thanh.

Viêm tai giữa khiến trẻ bị suy giảm thính lực
Viêm tai giữa khiến trẻ bị suy giảm thính lực

Viêm tai giữa có thể dẫn đến thủng màng nhĩ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không đã trở thành một câu khẳng định. Bởi căn bệnh này có thể dẫn đến thủng màng nhĩ – biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể khiến trẻ bị điếc.

Lý do là vì khi bị viêm tai giữa, lượng nước nhầy có lẫn mủ tích tụ trong tai ngày càng nhiều. Vì thế, sẽ đè nén lên màng nhĩ và không thể thoát ra bên ngoài. Kết hợp với đó là lượng mủ từ các ổ mủ bên trong tai tự rách ra càng gia tăng mức độ đau tai. Nếu kéo dài sẽ khiến màng nhĩ bị thủng.

Gây viêm tai xương chũm

Viêm tai giữa ở trẻ còn gia tăng nguy cơ gây viêm tai xương chũm. Biến chứng này sẽ khiến cả thái dương và bên trong hộp sọ bị viêm nhiễm. Từ đó, gây ra những biến chứng nội sọ với các bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cao như áp xe não, viêm màng não.

Gây ra các bệnh về mũi họng

Ba cơ quan là tai – mũi – họng thông với nhau. Vì thế, khi một cơ quan bị tổn thương thì những cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Do đó, khi viêm nhiễm xảy ra ở bên trong tai mà không được điều trị sớm sẽ nhanh chóng tấn công đến mũi và họng. Bởi vậy, trẻ bị viêm tai giữa thường kéo theo các bệnh lý khác như viêm mũi, viêm VA, viêm họng, viêm Amidan…

Viêm tai giữa ở trẻ gây biến chứng viêm họng, viêm VA
Viêm tai giữa ở trẻ gây biến chứng viêm họng, viêm VA

Những biến chứng khác

Khi trẻ bị viêm tai giữa trong thời gian dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Có thể kể đến như dây thần kinh mặt bị liệt, tĩnh mạch bên bị viêm tắc – những biến chứng này sẽ khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng rối loạn ngôn ngữ, gây ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện, giao tiếp của trẻ.

Như vậy, trẻ em bị viêm tai giữa có nguy hiểm không đã được giải đáp trên đây. Căn bệnh này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn khiến tinh thần, tâm lý, sức khỏe thể chất của trẻ.

Cha mẹ nên làm gì khi bị trẻ bị viêm tai giữa?

Cha mẹ không nên chủ quan và hãy đưa con đi khám ngay khi thấy con có các dấu hiệu sau:

  • Quấy khóc.
  • Kéo, dụi vành tai.
  • Nôn ói,tiêu chảy.
  • Phản ứng chậm với âm thanh.
  • Chán ăn.
  • Đau đầu, đau tai.
Cho con đi thăm khám khi có dấu hiệu viêm tai giữa
Cho con đi thăm khám khi có dấu hiệu viêm tai giữa

Ngoài việc tuân thủ đúng hướng dẫn chữa bệnh của bác sĩ, cha mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để hỗ trợ giảm các triệu chứng cho con. Đồng thời, góp phần gia tăng hiệu quả chữa viêm tai giữa ở trẻ:

  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Thậm chí, còn khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Với những trẻ còn đang bú mẹ thì nên cho bú nhiều hơn. Bởi sữa mẹ có sức đề kháng và làm mát hiệu quả. Vì thế, bé bú nhiều sữa mẹ vừa giúp hạ sốt nhanh vừa chống chọi, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
  • Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ nên tăng cường cho con sử dụng nước, nhất là các nước ép hoa quả nhằm gia tăng vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Từ đó, cải thiện sức đề kháng và phòng chống bệnh tốt hơn.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách lấy ráy tai cho trẻ hàng ngày đúng chuẩn. Cần lấy dịch mủ ra bên ngoài, làm sạch tai để ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Chú ý giữ gìn môi trường sống luôn khô thoáng, sạch sẽ, mát mẻ. Tránh không để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, ô nhiễm môi trường…
  • Cho trẻ đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để xác định diễn biến của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh phương án điều trị sao cho phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.

Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Những vấn đề này đã được giải đáp trên đây. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức vàng. Để phát hiện sớm viêm tai giữa ở con nhằm điều trị kịp thời, hiệu quả cao nhất.

ĐỪNG BỎ LỠ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...
Viêm tai giữa khám ở đâu rất nhiều người quan tâm vì nếu không chữa sớm sẽ bị mãn tính. Vậy có những địa chỉ khám viêm tai giữa ở đâu tốt? Dưới đây là những nơi uy tín nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chữa bệnh này. [caption id="attachment_17515" align="aligncenter" width="730"] Điều trị viêm tai giữa...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...
Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi không là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ có con nhỏ quan tâm. Nếu phụ huynh không chú ý đến vấn đề này thì rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy nên, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về rửa mũi cho bé bị...
Viêm tai giữa có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm tai giữa là sốt cao. Vậy viêm tai giữa sốt mấy ngày và những triệu chứng khác của bệnh là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay qua các thông...

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan