“Cắt amidan bao lâu thì lành?” Vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu khi người bệnh được chỉ định thực hiện thủ thuật y tế này để điều trị viêm amidan. Chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh sẽ giúp người bệnh có cái nhìn rõ nhất về thủ thuật cắt amidan và yên tâm điều trị.
Cắt amidan bao lâu thì lành?
Nhiều người bệnh tỏ ra khá lo lắng khi được chỉ định cắt amidan để điều trị tình trạng viêm nhiễm. Vấn đề được đưa ra là “Cắt amidan bao lâu thì lành?”. Nói chung, đây là một phương pháp hiện đại, an toàn, ít gây tác dụng phụ trong và sau quá trình phẫu thuật.
Thông thường, thời gian phục hồi trung bình sau khi cắt amidan dao động từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, khả năng hồi phục sau quá trình phẫu thuật của mỗi người bệnh đều khác nhau. Cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố:
- Tuổi tác: Tuổi tác đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Trẻ em thường hồi phục nhanh hơn người lớn do cơ thể của trẻ có khả năng tự phục hồi tốt hơn. Người lớn có thể cần thời gian lâu hơn để phục hồi hoàn toàn do sự khác biệt về tốc độ làm lành của cơ thể.
- Tình trạng sức khỏe tổng quát: Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc các vấn đề sức khỏe kèm theo có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Đảm bảo sức khỏe tốt trước và sau phẫu thuật là rất quan trọng.
- Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật: Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phục hồi. Bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vết mổ, chế độ ăn uống và các biện pháp phòng ngừa để tránh biến chứng và rút ngắn thời gian phục hồi.
Một trong những yếu tố tác động khá nhiều đến khả năng hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp thực hiện. Cụ thể là:
Phương pháp cắt truyền thống
Đây là thủ thuật cổ điển nhất, sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng như dao, kéo phẫu thuật để tiến hành. Tuy chi phí ít tốn kém nhưng thời gian thực hiện lâu, gây đau đớn cho người bệnh. Do đó, quá trình hồi phục kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.
Phương pháp này hiện nay ít được sử dụng, chủ yếu dùng ở các bệnh viện tuyến dưới còn thiếu thốn về cơ sở vật chất
Phương pháp cắt bằng laser
Đây cũng được coi là một phương pháp hiện đại được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị tình trạng viêm amidan diễn tiến nặng. Thời gian thực hiện tương đối nhanh, tiểu phẫu chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên, thời gian hồi phục cũng khá lâu và đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kỹ năng, kỹ thuật sử dụng tia laser tốt.
Phương pháp cắt bằng plasma
Dụng cụ sử dụng trong phương pháp này là dao plasma – chuyên dụng trong việc phẫu thuật loại bỏ amidan. Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lưỡi dao và thực hiện tiểu phẫu ở 40-60 độ. Phương pháp này có khả năng hạn chế được tổn thương tới các mô lành xung quanh, vết mổ đẹp, lấy triệt để các ổ viêm nhiễm.
Người bệnh ít phải chịu đau đớn với phương pháp này, thời gian bình phục tương đối nhanh.
Phương pháp cắt bằng máy coblator
Phương pháp loại bỏ amidan hiện đại nhất hiện nay. Vậy, với phương pháp này cắt amidan bao lâu thì lành? Người bệnh chỉ mất khoảng 5-10 phút để thực hiện thủ thuật và nghỉ ngơi từ 1-2 tiếng tại nơi thực hiện. Sau đó, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường và hạn chế được các rủi ro biến chứng khác.
Nói chung, thời gian hồi phục của thủ thuật cắt bỏ amidan còn phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Người bệnh không cần quá lo lắng và chỉ cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về quá trình hậu phẫu.
Nên làm gì sau khi phẫu thuật để bệnh hồi phục nhanh chóng?
Cắt amidan phương pháp được chỉ định trong các trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa. Có thể coi đây là một phương pháp điều trị tương đối an toàn, nhanh chóng và ít để lại biến chứng.
Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng như: xuất huyết, nhiễm trùng, sốc phản vệ do thuốc gây mê,…tương đối nguy hiểm. Khi gặp các biến chứng này, người bệnh cần lưu ý thông báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.
Cắt amidan bao lâu thì lành? Quá trình hồi phục còn phụ thuộc một phần vào chế độ chăm sóc và dinh dưỡng của người bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ chăm sóc và thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Tùy độ tuổi và đối tượng người bệnh mà có chế độ chăm sóc khác nhau. Cụ thể, cần quan tâm tới:
Chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi
Dù áp dụng phương pháp cắt bỏ amidan truyền thống hay hiện đại, người bệnh vẫn cần quan tâm đến chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hậu phẫu. Cụ thể, người bệnh nên lưu ý:
- Vệ sinh họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Nhưng người bệnh hạn chế biểu hiện khạc nhổ quá mạnh gây tổn thương cổ họng
- Không tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện bất thường như đau nhức, sưng tấy mà phải đến bệnh viện kiểm tra ngay
- Hạn chế nói to trong thời gian đầu sau phẫu thuật
- Hạn chế vận động, dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà, cân bằng công việc và các hoạt động giải trí không cần thiết
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật cắt bỏ amidan
- Có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng của cơ thể, nâng cao sức đề kháng
- Đeo khẩu trang bảo vệ khi ra ngoài, đặc biệt là nơi có khói bụi và ô nhiễm nghiêm trọng
- Cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở cổ họng
Người bệnh nên ăn gi, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều tới việc hồi phục của người bệnh. Đặc tính của các nhóm thực phẩm bổ sung vào cơ thể cũng tác động tới tiến độ phục hồi và sức khỏe chung của người bệnh. Trong bữa ăn hàng ngày sau khi thực hiện thủ thuật cắt bỏ amidan, người bệnh cần chú ý:
- Không nên ăn quá nhiều, chia nhỏ các bữa trong ngày, ăn nhiều bữa với lượng thức ăn vừa đủ
- Nên ăn nhóm thực phẩm mềm, lỏng và dễ nuốt
- Uống nhiều nước, không để cổ họng bị khô. Có thể thay đổi các loại nước hoa quả, rau củ ép để tăng khẩu vị cho người bệnh
- Hạn chế cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ uống sữa trong thời gian hậu phẫu
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ ảnh hưởng đến vết mổ
- Hạn chế các nhóm thực phẩm khô cứng như bánh mỳ, bánh quy
- Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian hồi phục bệnh
Bài viết đã giải đáp giúp người bệnh thắc mắc “Cắt amidan bao lâu thì lành?”. Tóm lại, quá trình hồi phục của người bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau. Bản thân người bệnh cần chủ động trong việc chăm sóc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hậu phẫu, giúp sức khỏe nhanh chóng hồi phục hoàn toàn.
Có thể bạn cần biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!