Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cắt amidan có bị viêm họng nữa không là câu hỏi thường gặp. Viêm amidan và viêm họng đều là các bệnh lý hô hấp, chúng khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ, biểu hiện rất dễ nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn và giải đáp được liệu rằng sau khi thực hiện thủ thuật cắt amidan, người bệnh còn các biểu hiện của bệnh viêm họng hay không?

Sau cắt amidan có bị viêm họng nữa không?

Sau cắt amidan có bị viêm họng nữa không? Các chuyên gia y tế cho rằng, cắt amidan có cải thiện tình trạng viêm họng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan.

Cụ thể, phải xác định được tình trạng viêm họng của bệnh nhân gây ra bởi viêm amidan hay các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác.

Cắt amidan có bị viêm họng nữa không?
Cắt amidan có bị viêm họng nữa không?

Được biết, viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm hai amidan ở thành họng, phía trước ngã ba đường thở. Đối với viêm họng thông thường, người bệnh bị tổn thương, nhiễm trùng ở các tế bào trong hầu họng.

Biểu hiện của hai tình trạng này cũng gần tương tự nhau, dễ nhầm lẫn. Điển hình như:

  • Với viêm amidan, người bệnh thường chỉ cảm thấy đau chủ yếu tại vị trí hai bên amidan.
  • Với viêm họng, người bệnh bị đau nhức toàn bộ vùng cổ họng. Viêm họng có thể là một biến chứng của bệnh lý viêm amidan hoặc do điều trị amidan không dứt điểm. 

Cắt amidan thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng hoặc gây nhiều khó chịu với các triệu chứng cấp tính ở người bệnh. Nếu viêm họng xuất hiện do viêm amidan thì sau khi cắt bỏ amidan, tình trạng viêm họng sẽ hết hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong trường hợp viêm họng do các nguyên nhân khác, người bệnh cần có phương pháp điều trị kết hợp. Nếu không điều trị dứt điểm, viêm họng có thể diễn tiến thành dạng mãn tính và lan sang các cơ quan tai, mũi, họng xung quanh.

Lưu ý gì sau khi cắt amidan phòng ngừa bệnh tái phát?

Vậy “Cắt amidan có bị viêm họng nữa không?” – Nếu biểu hiện đau họng do viêm amidan gây ra thì biện pháp cắt bỏ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu viêm amidan đã gây biến chứng và lan sang vùng hầu họng, gây ho, đau họng thì quá trình điều trị phải kết hợp thêm một số biện pháp hỗ trợ khác.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau điều trị, người bệnh cần lưu ý một vài điều quan trọng sau:

Theo dõi và kiểm soát sự hồi phục của vết thương

Sau quá trình thực hiện thủ thuật cắt amidan, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và quan sát tình trạng hồi phục vết thương. Người bệnh lưu ý không dùng gối trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Khi nằm, nên ưu tiên tư thế nằm nghiêng một bên hoặc nằm ngửa.

Theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe người bệnh giai đoạn hậu phẫu
Theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe người bệnh giai đoạn hậu phẫu

Kiểm tra tình trạng sức khỏe bằng cách dùng lưỡi đưa nước bọt ra ngoài, thấm vào giấy (đặt khăn giấy dưới khóe miệng). Lưu ý: Không khạc hoặc nuốt nước bọt, để nước bọt thấm vào khăn giấy một cách bình thường nhất. 

Quan sát màu sắc và tình trạng nước bọt, cụ thể như sau:

  • Nước bọt màu trong suốt hoặc có lẫn vài tia máu đỏ sẫm (lượng không nhiều) tức là người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Tia máu ở đây có thể còn sót lại sau quá trình phẫu thuật, một thời gian sau sẽ khỏi hoàn toàn.
  • Nước bọt có màu đỏ tươi hoặc lẫn máu với số lượng lớn, tức là người bệnh đang có dấu hiệu xuất huyết. Khi đó, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và kiểm tra, có hướng xử lý phù hợp.

Người bệnh nên tiến hành kiểm tra tối thiểu trong 7 ngày đầu tiên sau khi cắt amidan, tối đa có thể lên đến 12 ngày.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Sau cắt amidan có bị viêm họng nữa không? Để tình trạng bệnh khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng, người bệnh nên lưu ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt giai đoạn hậu phẫu. Cụ thể có hai mốc thời gian người bệnh cần chú ý: 

Trong 24 giờ đầu tiên khi kết thúc phẫu thuật

Dành toàn bộ thời gian để nghỉ ngơi, tốt nhất là nằm tại phòng chăm sóc hậu phẫu của bệnh viện. Lựa chọn không gian nghỉ ngơi đảm đủ ánh sáng, hạn chế tiếng ồn và thoáng mát.

Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần lưu ý hạn chế vận động, chủ động theo dõi vết thương và thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. 

Tiếp tục theo dõi 10 ngày tiếp sau 

Tùy thuộc vào mức độ của người bệnh và phương pháp phẫu thuật áp dụng, khả năng hồi phục sẽ khác nhau ở mỗi người. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh cần lưu ý:

  • Tiếp tục hạn chế vận động, đi lại, dành thời gian nghỉ ngơi để bình phục hoàn toàn.
  • Hạn chế nói chuyện, nói to hoặc tác động mạnh đến cổ họng.
  • Hạn chế di chuyển xa trong thời gian này.
  • Giữ gìn vệ sinh cổ họng, súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý. Lưu ý trong quá trình súc miệng, không khạc nhổ quá mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến vết mổ.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ 
Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ
  • Nếu gặp tình trạng bong tróc mảng vảy trắng, người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Vì đây là hiện tượng bình thường khi thực hiện thủ thuật cắt amidan, có thể tự hết mà không để lại biến chứng gì.
  • Tái khám theo lịch đã hẹn, có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng cần báo ngay với bác sĩ điều trị.
  • Uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ và đúng chỉ định của bác sĩ (nếu có).

Sau cắt amidan cần kiêng gì, ăn gì

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng một phần tới hiệu quả điều trị cũng như quá trình hồi phục của người bệnh. Vậy, sau khi cắt amidan, người bệnh cần ăn gì và kiêng gì để quá trình hồi phục hiệu quả hơn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong khoảng 1 tuần đầu sau phẫu thuật, cần lưu ý:

  • 4 tiếng đầu sau phẫu thuật: Không ăn uống và dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường.
  • Ngày 1-2: Nên dùng các nhóm thực phẩm mềm, lỏng và dễ nuốt (tránh gây kích ứng vùng cổ họng mới phẫu thuật). Ví dụ như: cháo, bún, súp,….
Sau cắt amidan có bị viêm họng nữa không? Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp
Sau cắt amidan có bị viêm họng nữa không? Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Ngày thứ 3-4: Ăn cơm nhão với nhiều rau củ quả mềm, dễ tiêu hóa (ví dụ như khoai tây, chuối, bí,….).
  • Ngày thứ 5-6: Nên dùng đồ ăn mềm, loãng và dễ nuốt. Ngoài ra, cần bổ sung thêm nước, có thể uống nước khoáng hoặc các loại nước ép hoa củ quả để nâng cao sức đề kháng.
  • Ngày thứ 7: Vết thương bắt đầu lành hẳn, người bệnh có thể ăn uống như bình thường. Vẫn nên tăng cường nhóm thực phẩm như rau củ quả.

Trong thời gian đầu sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn nhiều cùng một lúc. Ngoài ra, mỗi lần ăn nên nhớ ăn chậm, nhai kỹ để tránh kích ứng cổ họng.

Ngoài các nhóm thực phẩm nên ăn, người bệnh cần lưu ý hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn trong thời gian đầu sau phẫu thuật cắt amidan:

  • Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, chế biến sẵn.
  • Không ăn đồ ăn chế biến nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu,…).
  • Hạn chế ăn thịt bò, trứng gà,….do có thể kích ứng lên vùng họng mới tiến hành thủ thuật.
  • Không ăn những món ăn cứng, khô, khó nuốt như bánh quy, bánh mỳ,….
  • Không uống rượu bia, đồ uống có gas hoặc hút thuốc lá, chất kích thích trong thời gian này.

Bài viết trên đây đã giải đáp vấn đề “Sau cắt amidan có bị viêm họng nữa không?”. Trước hết, người bệnh cần xác định rõ ràng biểu hiện viêm họng là do nguyên nhân nào (viêm amidan hay do các bệnh lý hô hấp khác).

Ngoài ra, chú trọng vào quá trình chăm sóc và hồi phục sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh hạn chế được các tình trạng biến chứng và khỏi bệnh hoàn toàn.

Click đọc ngay:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Chữa viêm amidan bằng diện chẩn được nhiều người bệnh sử dụng. Với ưu điểm điều trị bệnh không dùng thuốc, không bị tác dụng phụ do thuốc Tây. Thông thường phương pháp này sử dụng cho người lớn tuổi, điều trị bệnh tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát.  Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có hiệu quả không?...

Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày khiến cha mẹ lo lắng, bất an. Hiểu được bản chất của hiện tượng sốt do viêm amidan và những phương pháp hạ sốt hiệu quả là “chìa khóa” giúp cha mẹ điều trị bệnh của con trẻ tốt hơn. Nguyên nhân gây sốt khi trẻ bị sốt viêm amidan? Amidan là cơ...
“Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?”. Viêm amidan thể mãn tính có biểu hiện nghiêm trọng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng. Người bệnh nên chủ động nhận biết tình trạng bệnh và đi khám để có cách điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này và...

Giá cắt amidan thường dao động từ 5 đến 15 triệu đồng, phụ thuộc vào cơ sở y tế và phương pháp phẫu thuật được lựa chọn. Bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để biết thông tin chi tiết và chính xác nhất.

Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
  • Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.

Cắt amidan là một can thiệp ngoại khoa đơn giản, thường được chỉ định trong trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc gây ra biến chứng nghiêm trọng. Việc quyết định cắt amidan cho người lớn cần dựa vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan