Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như thế nào để nhanh khỏi bệnh? Các bạn hãy theo dõi dưới đây để tìm lời giải đáp chi tiết.

Viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi?

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng niêm mạc tai giữa bị viêm, kèm theo hiện tượng ứ dịch mà không bị thủng màng nhĩ. Dịch viêm có thể ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo lại.

Viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi
Viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi

Bệnh viêm tai giữa ứ dịch thường liên quan đến viêm đường hô hấp trên và có thể tự khỏi sau 10 – 20 ngày hoặc đã điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị sai có thể dẫn tới những biến chứng khôn lường như bội nhiễm, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa mạn tính,…

Để xác định viêm tai giữa bao lâu thì khỏi là rất khó vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Sức đề kháng của người bệnh: Đối với những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, đầy đủ; vệ sinh cá nhân sạch sẽ sẽ là điều kiện giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện.
  • Mức độ của bệnh: Đối với người bệnh ở thể nhẹ chỉ cần kê kháng sinh về điều trị. Tuy nhiên, đối với thể nặng thì cần phải vào viện điều trị với những phương pháp cao hơn.
  • Nguyên nhân dẫn tới viêm tai giữa ứ dịch: Khi tìm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ định hướng được phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Điều trị viêm tai giữa ứ dịch như thế nào?

Viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi có thể thấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phương pháp điều trị đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy viêm tai giữa ứ dịch cần được phát hiện sớm và xác định đúng phác đồ trị bệnh. Sau đây là những cách trị bệnh được đánh giá cao.

Điều trị viêm tai giữa ứ dịch bằng thuốc Tây y

Mục đích của điều trị viêm tai giữa ứ dịch là ngăn chặn sự phát triển của bệnh, giúp hồi phục thính giác và ngăn ngừa sự tái phát có thể gây ra viêm tai giữa mạn tính. Để điều trị tốt viêm tai giữa ứ dịch cần xác định đúng nguyên nhân, điều trị nội khoa kết hợp tại chỗ và toàn thân. Khi bệnh tiến triển nặng mới chuyển sang điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

  • Thuốc Corticoid (thuốc kháng viêm): Với tình trạng viêm tai giữa nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng Corticoid với liều 5 mg/ kg/ ngày trong vòng 3 – 5 ngày.
  • Thuốc kháng sinh đường uống (Ampicillin, Cephalosporin,..): Với liệu trình điều trị từ 7 – 10 ngày. Nếu như người bệnh dị ứng với Penicillin hay bất kỳ dòng kháng sinh nào cần thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc Tây điều trị bệnh viêm tai giữa
Thuốc Tây điều trị bệnh viêm tai giữa
  • Thuốc kháng Histamin: Trong trường hợp người bệnh dị ứng hoặc có những phản ứng quá mẫn với thuốc kháng sinh, sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng.
  • Thuốc chống phù nề và tiêu dịch viêm (Rhinathiol, Mucomyst,…): Thuốc có tác dụng chống phù nề và làm lỏng dịch viêm, giúp giảm tình trạng viêm tắc và nhanh đẩy dịch ra ngoài. Tuy nhiên, những loại thuốc này chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi nên cần thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc co mạch (Coldi B, Otrivin,…): Đây là thuốc dạng dung dịch dùng tại chỗ giúp thông thoáng đường thở.
  • Nghiệm pháp Valsalva: Dùng tay bịt mũi, mím môi rồi phồng 2 má lên giúp thông vòi nhĩ.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa được đưa vào điều trị khi người bệnh không đáp ứng với phác đồ trị viêm tai giữa bằng thuốc, bệnh có khả năng biến chứng nặng. Một vài thủ thuật được sử dụng như:

Cách 1: Chích rạch để dẫn lưu dịch viêm ra ngoài

  • Sát khuẩn ống tai bằng dung dịch sát khuẩn. 
  • Tay trái cầm ống soi tai để xác định màng nhĩ. Tay phải cầm dao chích rạch một đường 2 – 3 mm ở ¼ sau dưới màng nhĩ dọc theo đường rìa, giữa cán bùa và khung nhĩ. 
  • Sau đó, hút và lau sạch dịch viêm chảy ra. 
  • Tiếp đến đặt một tente có thấm dung dịch kháng sinh vào ống tai. Sau 24h rút tente ra, nếu dịch viêm tiếp tục chảy ra thì đặt tiếp một tente khác.

Cách 2: Nạo cắt VA để tránh viêm đường hô hấp trên gây ra viêm tai giữa ứ dịch

Hiện nay, nạo VA bằng dao plasma được đánh giá là ưu việt hơn cả vì thời gian phẫu thuật nhanh, người bệnh gần như không chảy máu, ít đau và phục hồi nhanh.

Cách 3: Đặt ống thông khí thông qua màng nhĩ

Đây là phương pháp đặt một ống thông giữa tai giữa và tai ngoài qua lỗ trích rạch ở màng nhĩ. Phẫu thuật chỉ mất khoảng 10 phút và người bệnh có thể trở về nhà sau 30 phút theo dõi tại viện. 

Đặt ống thông màng nhĩ nhằm cải thiện bệnh viêm tai giữa
Đặt ống thông màng nhĩ nhằm cải thiện bệnh viêm tai giữa

Điều trị viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi bằng thuốc Đông y?

Theo Đông y thì viêm tai giữa ứ dịch là do cơ thể phong nhiệt, phong hàn. Do đó, bài thuốc tập trung chủ yếu tới thông kinh, giải độc giúp lưu thông khí huyết. 

Bài thuốc 1

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • Cam thảo
  • Quy đầu
  • Sinh địa
  • Chi tử
  • Ý dĩ
  • Trạch tả
  • Long đờm thảo
  • Sài hồ
  • Mộc thông
  • Thương truật
  • Ngưu bang.

Cách thực hiện:

  • Trong các vị thuốc trên, những thảo dược nào cần làm sạch thì tiến hành rửa cho thật sạch.
  • Cho các thảo dược vào ấm, sắc cùng với 1,5 lít nước. Sắc cho đến khi còn khoảng 3 bát nước thì tắt bếp.
  • Gạn lấy phần nước thuốc, chia ra làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • Cam thảo
  • Đương quy
  • Xa tiền tử
  • Long đờm thảo
  • Hoàng cầm
  • Sinh địa
  • Mộc thông

Cách thực hiện:

  • Tiến hành làm sạch các thảo dược (nếu cần).
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi cùng 2 lít nước. Sau đó, sắc cho đến khi còn 1 lít nước thì tắt bếp.
  • Gạn nước thuốc và uống làm 3 lần trong ngày.

Ưu điểm của thuốc Đông y trị viêm xoang là không có tác dụng phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi và đối tượng. Đặc biệt, đông y trị bệnh tận căn nguyên gốc rễ. Vì thế, mang đến hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát. Mặt khác, còn đảm bảo tăng cường sức đề kháng cho người bệnh bởi các dưỡng chất dồi dào có trong các thảo dược thiên nhiên.

Chữa viêm tai giữa bằng đông y
Chữa viêm tai giữa bằng đông y

Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc đông y cần điều trị lâu dài. Bên cạnh đó, người bệnh phải đi thăm khám để các lương y kiểm tra. Trên cơ sở này, mới kê các bài thuốc sao cho phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh.

Cách chăm sóc viêm tai giữa ứ dịch tại nhà

Để bệnh nhanh khỏi, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ chăm sóc cũng góp một phần rất lớn. Do đó, các bạn cần lưu ý những vấn đề chăm sóc sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế những đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chứa nhiều đường, muối…
  • Vệ sinh cá nhân và vùng tai – mũi – họng sạch sẽ, thường xuyên và nhẹ nhàng.
  • Không nhét các vật nhỏ vào tai nhằm tránh bị kẹt, gây tổn thương tai giữa và màng nhĩ.
  • Khi lấy ráy tai, cần làm nhẹ nhàng bằng những dụng cụ chuyên dụng, tăm bông mềm. Chỉ vệ sinh tai bên ngoài, không chọc sâu vào bên trong.
  • Không để nước khi tắm, gội đầu vào tai nhằm hạn chế sự viêm nhiễm. Tốt nhất, bạn nên sử dụng dụng cụ để bịt tai mỗi khi tắm gội, bơi lội.
  • Tạo môi trường sống trong lành, ít khói bụi. Chú ý vệ sinh sạch sẽ không gian sống hàng ngày.
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc trong quá trình điều trị để nhanh khỏi bệnh. Khi có bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi, cũng như các phương pháp điều trị và chăm sóc người khi bị bệnh. Hy vọng những chia sẻ sẽ thật sự hữu ích và giúp bạn sớm thoát khỏi căn bệnh này.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...
Viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không là thắc mắc của nhiều người? Bởi thực tế tai – mũi – họng là những cơ quan thông đến nhau. Do đó, khi một trong những cơ quan này bị tổn thương thì 2 cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng. Để biết có nên rửa mũi khi bị...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Viêm tai giữa khám ở đâu rất nhiều người quan tâm vì nếu không chữa sớm sẽ bị mãn tính. Vậy có những địa chỉ khám viêm tai giữa ở đâu tốt? Dưới đây là những nơi uy tín nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chữa bệnh này. [caption id="attachment_17515" align="aligncenter" width="730"] Điều trị viêm tai giữa...
Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai giữa, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng khó chịu như đau tai, sưng tấy, nghe kém hay chảy dịch tai. Và vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất lúc này đó là “viêm tai giữa có chữa khỏi được không?” Hãy theo...

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan