Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi không là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ có con nhỏ quan tâm. Nếu phụ huynh không chú ý đến vấn đề này thì rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy nên, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về rửa mũi cho bé bị viêm tai giữa là điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nên làm. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin thật hữu ích về vấn đề trên để các cha mẹ có thể tự tin bảo vệ con yêu của mình!

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi không?

Viêm tai giữa là bệnh lý thường xuyên xảy ra với mọi đối tượng và đặc biệt là trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa là do vi khuẩn xâm nhập, phát triển trong tai khiến tai bị viêm, sưng và đau nhức. 

Tai bị viêm gây ra cho người bệnh vô số những tác động tiêu cực như sốt, ù tai, buồn nôn, giảm khả năng nghe,…Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Viêm tai giữa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí làm mất hẳn khả năng nghe. 

Ở mức độ nặng, bệnh nhân viêm tai giữa sẽ xuất hiện dịch vàng chảy ra từ trong tai
Ở mức độ nặng, bệnh nhân viêm tai giữa sẽ xuất hiện dịch vàng chảy ra từ trong tai

Như chúng ta đã biết, tai – mũi – họng là ba bộ phận thông với nhau và có mối quan hệ rất mật thiết. Vì vậy, việc bất kỳ bộ phận nào bị tổn thương cũng có thể khiến các bộ phận còn lại bị ảnh hưởng theo.

Có rất nhiều phụ huynh có thói quen vệ sinh mũi cho con bằng dung dịch nước muối loãng hàng ngày. Việc rửa mũi thường xuyên giúp mũi của bé được sạch sẽ, khỏe mạnh hơn, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về mũi do vi khuẩn xâm nhập. Đây sẽ là một việc làm tốt với các trẻ không có hiện tượng bị viêm tai giữa. Vậy với trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi không? Câu trả lời là có tuy nhiên hành động này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đến sức khoẻ của bé nếu mẹ vệ sinh không đúng cách.

Cụ thể, do lúc này mũi trẻ bị ngạt do dịch nhầy nên khi nước mũi chảy vào mũi không thể thoát ra theo bên mũi còn lại được. Nước muối không thoát ra được hiển nhiên sẽ chạy thẳng vào tai bé, mỗi trường tai khi bị viêm tai giữa vốn đã nhạy cảm giờ đây gặp nước lại càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Do đó, nếu vệ sinh mũi cho trẻ khi bị viêm tai giữa như thế này không những không mang lại tác dụng làm sạch mũi mà còn khiến tình trạng viêm tai giữa càng trở nên nặng hơn. 

Việc rửa mũi khi trẻ đang bị viêm tai giữa quả thực là vấn đề mà các bậc phụ huynh không nên lơ là. Cách vệ sinh như thông thường không còn phù hợp nữa thì đâu mới là cách rửa mũi đúng khi tai bé bị viêm? 

Khi nào nên rửa mũi cho trẻ bị viêm tai giữa?

Nếu con đang bị viêm tai giữa thì cha mẹ nên chú ý không nên lạm dụng việc vệ sinh mũi cho bé, thậm chí nên giảm tần suất rửa mũi so với bình thường. Cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ bị viêm tai giữa thường xuyên nếu nhận thấy bé có các dấu hiệu như viêm mũi, nghẹt mũi do dịch không thể thoát ra ngoài,… Việc vệ sinh mũi sẽ giúp bé cảm thấy đỡ khó chịu hơn. 

Trẻ sơ sinh do thành mũi còn mỏng, cha mẹ nếu muốn phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ, đặc biệt là trẻ bị viêm tai giữa thì chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé là được. Nước muối sinh lý khá dịu nhẹ và an toàn, gần như không gây tổn thương cho mũi nên cha mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé.

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi? - Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý  
Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi? – Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Ngoài những thông tin ở trên thì cha mẹ cũng nên tìm hiểu rửa mũi cho trẻ bị viêm tai giữa như thế nào là đúng. Các bé bị viêm tai giữa nếu cha mẹ vẫn tiếp tục cách vệ sinh mũi như thông thường thì rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ bị viêm tai giữa đúng cách?

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi không? Câu trả lời là có, cha mẹ vẫn nên rửa mũi cho bé để đảm bảo mũi trẻ luôn được sạch, hạn chế bệnh tật. Dưới đây là một số lời khuyên từ phía bác sĩ về việc rửa mũi sao cho đúng cách, tránh gây ra các bệnh về tai mũi họng mà các cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé yêu của mình: 

Sử dụng dung dịch để rửa mũi cho bé

Chuẩn bị:

  • Dung dịch rửa mũi

Cha mẹ có thể sử dụng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý 0,9%. Các loại dung dịch này đều khá phổ biến và dễ tìm, phụ huynh có thể tìm mua ở bất kỳ cửa hàng thuốc Tây trên toàn quốc, giá thành cũng khá rẻ. 

Nếu không mua nước muối sinh lý bán sẵn thì cha mẹ có thể tự pha nước muối loãng theo tỷ lệ chuẩn để vệ sinh cho bé. Tuy nhiên nước muối tự pha sẽ khó đạt được tỷ lệ chuẩn và thời gian sử dụng cũng sẽ không được lâu bằng nước muối sinh lý 0.9%. 

Việc rửa mũi cho trẻ bằng các loại dung dịch này giúp loại bỏ chất nhầy ở mũi, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Nhờ vậy mũi bé được sạch sẽ, khô thoáng hơn, không còn khó chịu mà thường xuyên quấy khóc. Bên cạnh đó, đây đều là các dung dịch lành tính, an toàn với trẻ nhỏ nên cha mẹ có thể yên tâm sử dụng cho con.

  • Dụng cụ rửa mũi

Cha mẹ chuẩn bị sẵn một ống tiêm tròn hoặc một bình neti, được bán ở hầu hết các hiệu thuốc Tây. Cha mẹ chú ý vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trước khi sử dụng để rửa mũi cho bé.

Đối với trẻ nhỏ, nếu rửa mũi không đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Đối với trẻ nhỏ, nếu rửa mũi không đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Thực hiện:

Bước 1: Trước khi vệ sinh mũi cho trẻ, phụ huynh vệ sinh tay của mình với xà phòng để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn.

Bước 2: Rửa qua các dụng cụ đã chuẩn bị với nước nóng. Nên cho bé đứng cạnh bồn rửa mặt hoặc bồn tắm, có gương soi để tiện quan sát bé.

Bước 3: Cho đầu ống tiêm hoặc bình neti đã chứa dung dịch vào mũi trái của bé, đồng thời để đầu trẻ nghiêm tầm 45 độ và bắt đầu bóp dụng cụ để nước muối chảy vào trong mũi. Cha mẹ chú ý giữ trán bé cao hơn cằm và không để trẻ há miệng hay hít vào khi đang rửa mũi.

Bước 4: Sau khi cảm nhận thấy dung dịch dịch đã chảy qua khoang xoang và sang tới mũi bên phải thì rút dụng cụ ra, giữ trẻ ở nguyên tư thế trên khoảng 5 – 10 giây.

Bước 5: Cúi đầu bé để đầu chạm ngực để nước muối thừa sẽ chảy ra ngoài. Sau đó cha mẹ lau lại mũi cho trẻ bằng khăn sạch.

Khi thực hiện phương pháp này, cha mẹ không nên hướng dẫn bé xì mũi vì sẽ rất dễ gây áp lực lên cho ống tai. Nếu như nước có bị chảy xuống họng thì nên bảo bé nhổ ra ngoài chứ không nên nuốt vào bên trong.

Lặp lại cách làm trên từ 3-4 lần để đảm bảo cho mũi được rửa sạch sẽ.

Ngoài việc áp dụng đúng và đủ các bước trên, cha mẹ cần tìm hiểu thêm về một số lưu ý khi rửa mũi cho trẻ bị viêm tai để tránh dẫn đến những hậu quả không mong muốn. 

Những lưu ý khi rửa mũi cho bé bị viêm tai giữa

Sau đây là một số những lưu ý dành cho các bậc phụ huynh khi muốn rửa mũi cho con nếu bé đang bị viêm tai giữa: 

  • Với một số lần đầu tiên do chưa quen nên có thể bé sẽ cảm thấy hơi đau rát. Cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này vì các loại dung dịch đều có tác dụng sát khuẩn nên đây là hiện tượng hết sức bình thường. Phụ huynh nên động viên bé để bé không cảm thấy sợ hãi khi rửa mũi.
  • Nên rửa mũi cho bé nhẹ nhàng, đặc biệt là khi đưa các dụng cụ vệ sinh vào trong mũi của bé. Vì hầu hết các bộ phận của trẻ nhỏ đều rất nhạy cảm, nếu cha mẹ mạnh tay rất có thể gây ra tổn thương cho bé.
  • Chỉ nên sử dụng đúng liều lượng được chỉ định, không nên lạm dụng vì sẽ làm mất độ cân bằng pH của mũi, ảnh hưởng đến tai đang bị viêm.
  • Không nên hút đờm, dãi cho bé quá nhiều lần/ ngày, chỉ cần 1-2 lần là đủ. nếu hút quá nhiều sẽ làm cho thành mũi bé bị mỏng đi, từ đó dễ dẫn đến các tổn thương.
  • Cha mẹ chú ý giữ ấm, trang bị khẩu trang cho bé khi cho bé ra ngoài.
Đeo khẩu trang kháng khuẩn là cách đơn giản phòng các bệnh liên quan đến tai mũi họng
Đeo khẩu trang kháng khuẩn là cách đơn giản phòng các bệnh liên quan đến tai mũi họng
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi.
  • Nếu nhận thấy trẻ có bất kỳ hiện tượng lạ nào thì nên dừng ngay việc thực phận các cách trên và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được nghe tư vấn .
  • Sau khi thực hiện rửa mũi cho bé xong cha mẹ cần chú ý vệ sinh lại tất cả các dụng cụ và bảo quản đúng cách.
  • Cha mẹ nên cho bé đi khám tai mũi họng định kỳ 6 tháng/ lần để có thể chủ động nắm bắt được tình trạng sức khỏe của trẻ và kịp thời có những biện pháp phòng tránh, điều trị bệnh

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi không qua bài viết này chắc hẳn các bậc cha mẹ đã có câu trả lời. Giờ đây phụ huynh hẳn đã có thể tự tin rửa mũi cho con mình ngay cả khi bé đang bị viêm viêm tai giữa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm tai giữa có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm tai giữa là sốt cao. Vậy viêm tai giữa sốt mấy ngày và những triệu chứng khác của bệnh là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay qua các thông...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Câu trả lời là có. Viêm nhiễm xảy ra bên trong tai, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu bệnh để lâu ngày sẽ diễn biến phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến các biến chứng dưới đây:

  • Khiến trẻ chậm phát triển
  • Thính lực của trẻ bị suy giảm
  • Viêm tai giữa có thể dẫn đến thủng màng nhĩ
  • Gây viêm tai xương chũm
  • Gây ra các bệnh về mũi họng

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của viêm tai giữa hãy đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời

 

 

Viêm tai giữa khám ở đâu rất nhiều người quan tâm vì nếu không chữa sớm sẽ bị mãn tính. Vậy có những địa chỉ khám viêm tai giữa ở đâu tốt? Dưới đây là những nơi uy tín nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chữa bệnh này. [caption id="attachment_17515" align="aligncenter" width="730"] Điều trị viêm tai giữa...
Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người bệnh, nhất là đối với cha mẹ có con nhỏ mắc bệnh này. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chứng viêm tai giữa ứ dịch mọi người cần sớm phát hiện, tìm cách điều trị dứt điểm. Bệnh viêm tai giữa ứ mủ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan