Viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không là thắc mắc của nhiều người? Bởi thực tế tai – mũi – họng là những cơ quan thông đến nhau. Do đó, khi một trong những cơ quan này bị tổn thương thì 2 cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng. Để biết có nên rửa mũi khi bị viêm tai giữa hay không? Các bạn hãy cùng theo dõi dưới đây để giải đáp rõ hơn về vấn đề này.
Viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không?
Viêm tai giữa khiến người bệnh khó chịu vì bị sưng đau. Chính vì thế, người bệnh thường có cảm giác ù tai, thính lực suy giảm, thậm chí nếu đau quá còn gây sốt, mệt mỏi…
Do tai – mũi có thông với nhau nên nhiều người cho rằng khi bị viêm tai giữa nên rửa mũi để vệ sinh cho tai, cũng như giúp lỗ mũi thông thoáng, giảm tắc nghẽn. Tuy nhiên, việc rửa mũi cần phải thực hiện đúng cách mới phát huy tác dụng và hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên vệ sinh mũi thật nhẹ nhàng chứ không dùng xi lanh để rửa mũi. Do tốc độ xịt mũi bằng xi lanh thường mạnh nên rất dễ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương. Áp lực quá mạnh có thể khiến lượng dịch ở mũi bị đẩy lên tai. Vì thế, nhiều trường hợp rửa mũi không đúng cách có thể dẫn đến viêm tai giữa.
Bên cạnh đó, khi bị viêm tai giữa thì bên mũi tương ứng cũng bị nghẹt bởi dịch nhầy. Lúc này, nếu dùng xi lanh xịt vào mũi thì nước muối sẽ vào một bên và không thể ra bên kia do bị nghẹt. Nước muối không thoát được sẽ chảy vào bên tai, từ đó làm gia tăng các triệu chứng của viêm tai giữa.
Trong nhiều trường hợp, việc dùng xi lanh rửa mũi khi đang bị viêm tai giữa còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như méo mặt, liệt dây thần kinh số 7, viêm xương chũm… Đặc biệt, những biến chứng này càng gia tăng ở trẻ em nếu cha mẹ rửa mũi không đúng cách.
Cách rửa mũi đúng chuẩn khi bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa có nên rửa mũi nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách. Có như vậy mới phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh và đảm bảo an toàn. Vì thế, nếu bị viêm tai giữa, chúng ta có thể vệ sinh mũi bằng cách như sau:
- Bước 1: Khi thực hiện nhỏ mũi, người hơi thẳng để đảm bảo nước muối rửa mũi sẽ không chảy về tai.
- Bước 2: Nhỏ vào mỗi bên mũi 2 – 3 giọt nước muối sinh lý. Sau đó bóp nhẹ nhàng hai bên cánh mũi để giúp các dịch nhầy được làm loãng tốt hơn.
- Bước 3: Tiến hành lấy rỉ mũi và dịch nhầy, nước mũi ra ngoài bằng bấc sâu kèn.
- Bước 4: Làm sạch mũi lần nữa bằng cách nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi 1 – 2 giọt nước muối sinh lý.
Lưu ý: Trong trường hợp nếu vẫn muốn rửa mũi bằng xi lanh, các bạn cần sử dụng thuốc co mạch và nhỏ vào mũi trước. Bởi loại thuốc này sẽ giúp lỗ mũi thông thoáng nên khi rửa mũi sẽ tránh không để nước chảy vào tai, gây tình trạng viêm tai giữa trầm trọng hơn.
Những lưu ý vệ sinh mũi khi bị viêm tai giữa
Vệ sinh mũi khi bị viêm tai giữa cần phải cẩn trọng để tránh làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy tuân thủ đúng những lưu ý sau đây:
- Nước muối phải đảm bảo nồng độ vừa phải. Tốt nhất nên sử dụng dung dịch muối Nacl 09%.
- Hãy làm ấm dung dịch trước khi xịt, không nên dùng nước quá lạnh.
- Thực hiện thao tác rửa mũi cần đảm bảo người hơi thẳng, không nghiêng quá để tránh nước chảy vào tai.
- Mỗi ngày chỉ nên thực hiện việc rửa mũi 1 – 2 lần. Tuyệt đối không nên rửa quá nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, càng gia tăng bệnh viêm tai giữa và cả viêm mũi.
- Đối với trẻ nhỏ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần tham khảo bác sĩ để được tư vấn cách rửa, vệ sinh mũi đúng chuẩn. Tuyệt đối không tự ý thực hiện tránh gây nguy hiểm cho bé.
Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã giải đáp được thắc mắc viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không rồi chứ? Việc vệ sinh mũi là cần thiết để giảm nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, chúng ta cần làm nhẹ nhàng, đúng cách để đảm bảo hiệu quả mà an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!