Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Amidan là bộ phận có chức năng vô cùng quan trọng trong hệ hô hấp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết amidan là gì và vai trò, nhiệm của bộ phận này với sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và chỉ ra các bệnh thường gặp ở amidan để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Amidan là "tấm lá chắn" giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây bệnh
Amidan là “tấm lá chắn” giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây bệnh

Amidan là gì?

Amidan (tonsils) hay còn được gọi là tuyến hạnh nhân. Đây là tổ chức bao gồm những tế bào lympho – một trong các loại tế bào bạch cầu lưu thông trong các mạch máu của con người. Các tế nào này có vai trò nhận diện và chống lại sự tấn công của các vi khuẩn bên ngoài. 

Amidan đồng thời cũng là nơi tạo ra các kháng thể IgG. Loại kháng thể này có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh tật và chiếm tới 75% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh. Chúng chủ yếu nằm ở sữa mẹ và dịch mô tại hệ hô hấp, tiêu hóa.

Cấu tạo của amidan

Để hiểu rõ amidan là gì, bạn cần nắm rõ các phần cấu tạo nên bộ phận này. Cấu trúc của amidan bình thường bao gồm:

  • Amidan vòm (VA): Hình vòng cung và nằm ở phía vòm họng, thường có liên kết với mũi, họng.
  • Amidan vòi: Gồm 2 phần nằm ở bên trái và phải, có vị trí quanh lỗ vòi tai.
  • Amidan khẩu cái: Nằm ở 2 bên trái, phải của ngã ba hầu họng.
  • Amidan lưỡi: Nằm ở đáy lưỡi.

Các bộ phận của amidan được hình thành và sắp xếp tạo thành vòng kín tại cửa hầu gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldeyer). Vòng bạch huyết quanh hầu sẽ phát triển đầy đủ cho tới khi trẻ chào đời và hoàn thiện dần trong những năm tiếp theo. Khi trẻ được 3 – 7 tuổi, các khối amidan này sẽ phát triển mạnh mẽ nhất sau đó thu dần kích thước.

Cấu trúc của vòng Waldeyer

Vòng Waldeyer bao gồm 6 khối amidan tạo thành. Vị trí của nó nằm ở điểm giao nhau giữa đường hô hấp và nạp thức ăn. Chính vì vậy, bộ phận này có vai trò như “tấm màng lọc”, giúp tìm kiếm, loại bỏ các vi khuẩn gây hại có trong tai, mũi, họng.

Các khối amidan phân bố quanh vòm họng tạo thành vòng bạch huyết
Các khối amidan phân bố quanh vòm họng tạo thành vòng bạch huyết

Cụ thể như sau:

Amidan vòm (VA)

  • Bộ phận này nằm ở phía trên lưỡi gà, thuộc thành phía sau của vòm mũi họng. 
  • Vì có cấu tạo gần mũi và họng nên bộ phận này có chức năng nhận diện, loại bỏ vi khuẩn khi không khí đi qua mũi trước khi để nó tới phổi. 
  • VA có khả năng tạo ra nhiều kháng thể tập trung vùng mũi họng nên khi bị viêm nhiễm do suy giảm chức năng miễn dịch, có thể gây ra hiện tượng: khó thở, sưng VA, tắc mũi, chảy dịch, viêm xoang, viêm xoang trán, viêm xoang hàm.
  • Ở trẻ sơ sinh, VA sẽ phát triển dần dần từ tháng thứ 3 tới tháng thứ 7 của thai kỳ. Sau đó đó sẽ lớn dần khi trẻ ở 6 – 7 tuổi và giảm kích thước ở giai đoạn dậy thì.

Amidan khẩu cái

  • Khi tìm hiểu amidan là gì? Người bệnh thường lầm tưởng amidan chỉ là hai khối amidan khẩu cái vì đây là bộ phận dễ nhận diện nhất được phân bố tại 2 bên hầu họng. 
  • Amidan khẩu cái được đánh giá là tổ chức lympho lớn nhất trong số các bộ phận cấu tạo nên Amidan và gồm những khối màu hồng, được trang bị lớp vỏ phân cách với các bộ phận khác trong vòm họng.
  • Kích thước của hai khối amidan này thường không cố định, amidan to hơn khi bị viêm nhiễm.

Amidan vòi

  • Amidan vòi thường ít phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố ngoại lai từ bên ngoài. 
  • Là bộ phận có ít tế bào lympho nhất. 
  • Chức năng của amidan vòi cũng không quan trọng như các amidan còn lại. 
  • Với vị trí nằm ở hai bên quanh vòi tai nên bộ phận này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các bệnh về tai.

Amidan lưỡi

Amidan lưỡi gồm 6 – 10 tế bào lympho liên kết lại tạo ở dưới đáy lưỡi. Bộ phận này và VA có liên kết chặt chẽ với nhau nên khi một trong hai bộ phận bị viêm nhiễm có thể kéo theo ảnh hưởng xấu tới chức năng của amidan còn lại.

Chức năng chính của amidan

Ngoài việc tìm hiểu cấu tạo của amidan là gì, người bệnh cần nắm rõ chức năng, của bộ phận này. Amidan có vai trò quan trọng giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới hệ hô hấp. Trong đó tác dụng của amidan cụ thể là:

  • Sản sinh ra kháng thể IgG tiêu diệt các yếu tố ngoại lai, vi khuẩn, virus, khói bụi gây hại. Khi phát hiện vi khuẩn lạ xâm nhập qua mũi, các amidan vòm họng sẽ đóng vai trò là “hàng rào đầu tiên”, tăng cường gấp đôi lượng IgG đến các bộ phận khác của amidan cho đến khi các nguy cơ này được ngăn chặn hoàn toàn.
  • Amidan bao gồm các tế bào lympho B, Lympho T giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm phổi…
  • Ngăn chặn bệnh tái phát nhờ khả năng tự phục hồi cao, giúp người bệnh có khả năng chống lại sự tấn công từ bên ngoài.

Một số bệnh viêm amidan thường gặp

Viêm amidan là tình trạng phổ biến xảy ra chủ yếu ở những đối tượng có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ có hệ hô hấp chưa hoàn thiện, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Khi các vi khuẩn tấn công ồ ạt sẽ khiến amidan làm việc quá sức dẫn tới sưng viêm, đỏ tấy. 

Viêm amidan để lâu có thể dẫn tới viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan để lâu có thể dẫn tới viêm amidan hốc mủ

Ngoài ra, với bề mặt có nhiều khe, hốc tạo điều kiện lý tưởng để xác vi khuẩn, xác bạch cầu đọng lại. Lâu ngày sẽ khiến hình thành mủ trắng và mùi hôi tại khoang miệng. Một số dạng viêm amidan thường gặp như:

  • Viêm amidan cấp tính: Tình trạng vi khuẩn tấn công bất ngờ khiến các tế bào kháng thể chưa kịp thích ứng. Tuy nhiên các dấu hiệu do viêm amidan cấp tính gây ra thường không kéo dài và có thể tự khỏi nếu sức đề kháng tốt, không cần dùng thuốc.
  • Viêm amidan mãn tính: Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và gia tăng mức độ biểu hiện bệnh. Viêm amidan mãn tính có thể đeo bám tới nhiều năm và kéo theo nhiều nguy cơ biến chứng như áp xe amidan, suy giảm thính lực, nguy cơ sốt thấp khớp, viêm cơ tim và suy thận…
  • Viêm amidan hốc mủ: Bệnh viêm amidan hốc mủ có thể diễn ra ở 1 hoặc cả 2 bên amidan khẩu cái. Các hốc amidan có hình thành mủ trắng, bã đậu có mùi hôi và tái phát nhiều lần khiến người bệnh mất tự tin.

Có nên cắt amidan không?

Ngoài câu hỏi amidan là gì? Viêm amidan có nên cắt không là thắc mắc chung của rất nhiều bạn đọc đặc biệt là các phụ huynh có trẻ nhỏ mắc viêm amidan. Theo đó, người bệnh hoàn toàn có thể cắt nếu gặp phải các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mắc viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sinh hoạt và đời sống.
  • Amidan bị tổn thương trong thời gian dài, mất khả năng sản sinh ra kháng thể và không thể thực hiện chức năng bảo vệ hệ hô hấp.
  • Amidan quá phát khiến hạt hạnh nhân sưng to làm hẹp vòm họng, gây khó khăn cho việc nhai nuốt và hô hấp.
  • Viêm amidan sưng to nghi ngờ u ác tính, cần loại bỏ sớm.
  • Cắt amidan cho trẻ em chỉ được diễn ra đối với trẻ trên 4 tuổi.
Cắt amidan chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất định
Cắt amidan chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất định

Sau khi cắt amidan, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ kiêng khem, dùng thuốc đúng liệu trình. Trong vòng 10 ngày đầu có thể xuất hiện các cơn đau và biểu hiện chảy máu. 

Tác hại của việc cắt amidan

Quá trình phẫu thuật cắt amidan diễn ra đòi hỏi được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao với cơ sở vật chất hiện đại. Ngoài ra, cắt amidan có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. 

  • Quá trình phẫu thuật diễn ra không đảm bảo gây nhiễm trùng, mất máu, sốc phản vệ…
  • Phương pháp phẫu thuật không phù hợp như sử dụng dao điện đơn hoặc lưỡng cực có thể gây bỏng môi, lưỡi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
  • Khi amidan bị loại bỏ, lớp hàng rào bảo vệ hệ hô hấp cũng bị mất đi. Từ đó người bệnh sau khi cắt có thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hơn.
  • Cắt amidan ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng tới tâm lý, hoang mang và lo sợ sau khi hồi phục.
  • Sau khi cắt amidan có nguy cơ thay đổi giọng nói tạm thời, do khí không bị hạn chế bởi amidan nữa và đi thoát ra mũi.

Cách phòng ngừa các bệnh viêm amidan

Để phòng tránh và tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị viêm amidan, độc giả có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học.

  • Bổ sung chất xơ, vitamin C và kẽm trong bữa ăn thông qua các loại rau củ, rau lá xanh và hoa quả.
  • Hạn chế lạm dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê…
  • Khi bị viêm amidan nên ưu tiên ăn các món ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Người bệnh nên bổ sung nhiều rau và chất xơ
Người bệnh nên bổ sung nhiều rau và chất xơ
  • Không nên ăn quá nhiều các món ăn nhiều gia vị cay nóng, vị mặn dễ kích ứng họng.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho cổ họng.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ như khẩu trang, khăn, mũ khi đi ra ngoài đường hoặc tới nơi công cộng.
  • Luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa tác nhân có hại xâm nhập. 

Amidan là bộ phận quan trọng giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài. Mong rằng qua bài viết này, độc giả đã được trang bị những kiến thức cần thiết về cơ quan này từ đó chủ động phòng ngừa sẽ giúp các bạn bảo vệ, tránh các bệnh viêm amidan hiệu quả nhất. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày khiến cha mẹ lo lắng, bất an. Hiểu được bản chất của hiện tượng sốt do viêm amidan và những phương pháp hạ sốt hiệu quả là “chìa khóa” giúp cha mẹ điều trị bệnh của con trẻ tốt hơn. Nguyên nhân gây sốt khi trẻ bị sốt viêm amidan? Amidan là cơ...

Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cắt amidan xong có được đánh răng không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Trường hợp, người bệnh không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vi rút gây hại. Ngược lại, người bệnh đánh răng, vệ sinh không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và tình trạng bệnh nghiêm...

Theo các bác sĩ chuyên khoa không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành cắt amidan. Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ đưa ra những chỉ định cắt bỏ amidan cho phù hợp.

Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
  • Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
  • Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
  • Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan