Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

“Viêm amidan có gây sốt không? Có cần đi khám không?”. Thực tế, sốt là biểu hiện thường thấy của bất kỳ bệnh lý viêm nhiễm nào. Tuy nhiên, với viêm amidan, biểu hiện sốt có gì đặc biệt? Có phải biểu hiện đặc trưng không? Làm thế nào để xử lý tình trạng này? Mọi câu trả lời đều được giải đáp trong bài viết sau đây.

Viêm amidan có gây sốt không? Thường sốt mấy ngày?

Amidan là các tế bào lympho, hạch bạch huyết phía sau hầu họng. Viêm amidan là tình trạng bệnh lý gây ra bởi các tác nhân từ môi trường ngoài. Nhờ có các yếu tố nguy cơ thuận lợi mà chúng có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm. 

Câu hỏi đặt ra là: “Viêm amidan có gây sốt không?”. Thực tế, ĐA SỐ CÁC TRƯỜNG HỢP VIÊM AMIDAN ĐỀU GÂY SỐT nhưng mức độ sốt còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của người mắc.

Viêm amidan có gây sốt không?
Viêm amidan có gây sốt không?

Sốt là biểu hiện thông thường khi cơ thể gặp sự tấn công từ các tác nhân ngoài môi trường. Thân nhiệt tăng là sự phản ứng của cơ thể nhằm chống lại sự lây lan và gây bệnh virus, vi khuẩn.

Cụ thể, tùy thuộc vào dạng bệnh mà xác định được mức độ sốt của người bệnh:

  • Viêm amidan cấp tính: Cơn sốt xuất hiện đột ngột, người bệnh thường sốt cao (có thể lên đến 38-39 độ C). Đi kèm với cơn sốt, người bệnh có biểu hiện rét run người, mê mệt, mất hết sức lực thậm chí co giật nếu sốt quá cao và không xử lý kịp thời
  • Viêm amidan mãn tính: Biểu hiện sốt không đặc trưng với bệnh lý này. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc không sốt. Đôi khi, người bệnh chỉ cảm thấy hơi nóng người, đặc biệt về chiều tối, cơn sốt không rõ ràng

Việc xác định cụ thể thời gian gây sốt ở trẻ rất khó vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như: sức đề kháng, mức độ bệnh, cách chăm sóc và phương pháp điều trị áp dụng,….

Tuy nhiên, theo thống kê, các trường hợp viêm amidan gây sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày. Nếu có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh sẽ cắt sốt sau khoảng 3-4 ngày.

Một số trường hợp, cơn sốt có thể dai dẳng 7-10 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chung của người bệnh.

Viêm amidan gây sốt có cần đi bệnh viện không?

Vậy, viêm amidan có gây sốt không và khi nào cần đi bệnh viện? Qua phân tích bên trên, có thể khẳng định, viêm amidan CÓ THỂ GÂY SỐT nhưng mức độ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

Mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ cần được đặc biệt quan tâm khi có các biểu hiện của bệnh. Khi có bất kỳ biểu hiện khác thường nào về sức khỏe, người bệnh đều nên đi thăm khám để có chẩn đoán chính xác nhất.

Nên đi khám khi các biểu hiện viêm amidan diễn tiến nghiêm trọng, sốt cao kéo dài
Nên đi khám khi các biểu hiện viêm amidan diễn tiến nghiêm trọng, sốt cao kéo dài

Với viêm amidan, bệnh có thể chữa trị dứt điểm nếu tiến hành điều trị theo đúng phác đồ từ sớm. Nếu có sốt đi kèm với các biểu hiện sau, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Sốt cao kéo dài (trên 38,5 độ), cơn sốt tái đi tái lại nhiều lần, dai dẳng từ 3-4 ngày
  • Người bệnh bị sưng đau vòm họng nặng nề, khó thở, khó nuốt, bị nghẹn khi nuốt
  • Đã dùng các biện pháp hạ sốt nhưng không có hiệu quả
  • Nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ C (cần đưa đến bệnh viện ngay phòng ngừa biểu hiện co giật)
  • Suy nhược cơ thể, người bệnh mệt mỏi và mất hết sức lực, trẻ nhỏ quấy khóc, bỏ ăn

Cần làm gì để xử lý ngay tình trạng sốt do viêm amidan?

Vấn đề “Viêm amidan có gây sốt không?” đã có lời giải đáp nhưng điều cần thiết là phải có biện pháp xử lý tình trạng sốt. Sốt cao, sốt thường xuyên sẽ gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt với trẻ nhỏ, sốt nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.

Do đó khi người bệnh có biểu hiện sốt cao, sốt kéo dài, cần lưu ý:

  • Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp nhiệt độ cơ thể lên đến 38,5 độ C. Đọc kỹ và tham khảo hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ hoặc dược sĩ tại nơi cung cấp thuốc. Lưu ý khoảng cách giữa hai lần dùng hạ sốt, tránh quá liều.
  • Chườm khăn mát cho người bệnh hỗ trợ hạ nhiệt cơ thể: Chườm khăn lên trán; dùng khăn ẩm mát lau khắp người.
  • Uống nhiều nước, nên dùng lượng nước nhiều hơn bình thường. Ngoài nước khoáng, người bệnh nên uống thêm các loại nước quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Điều trị dứt điểm các biểu hiện viêm amidan để bệnh nhanh khỏi 
Điều trị dứt điểm các biểu hiện viêm amidan để bệnh nhanh khỏi
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái để cơ thể tản nhiệt, hạ sốt nhanh chóng.
  • Đi khám và điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan để cắt cơn sốt tận gốc.
  • Không lạm dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà với mức độ viêm amidan nặng, gây sốt cao kéo dài tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.
  • Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Khi bị sốt, dành tối đa thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động quá sức trong thời gian này.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý, tránh khạc nhổ mạnh gây kích ứng cổ họng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các nhóm thực phẩm cần thiết cho sức đề kháng.
  • Hạn chế ăn thức ăn khô cứng, nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ khi bị viêm amidan.
  • Có thể nằm phòng điều hòa nhưng cần điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Không để quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

Bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc: “Viêm amidan có gây sốt không?”. Biểu hiện sốt còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người. Do đó, để chẩn đoán chính xác và có biện pháp xử lý đúng cách, người bệnh nên đi thăm khám ngay khi có các biểu hiện viêm amidan tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn.

Đừng bỏ lỡ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm amidan có lây không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, chứng bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí là viêm khớp, viêm cầu thận. Vì thế, việc tìm hiểu nguy cơ lây lan của bệnh là rất cần thiết. Viêm amidan có lây không?...
Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày khiến cha mẹ lo lắng, bất an. Hiểu được bản chất của hiện tượng sốt do viêm amidan và những phương pháp hạ sốt hiệu quả là “chìa khóa” giúp cha mẹ điều trị bệnh của con trẻ tốt hơn. Nguyên nhân gây sốt khi trẻ bị sốt viêm amidan? Amidan là cơ...
Chữa viêm amidan bằng diện chẩn được nhiều người bệnh sử dụng. Với ưu điểm điều trị bệnh không dùng thuốc, không bị tác dụng phụ do thuốc Tây. Thông thường phương pháp này sử dụng cho người lớn tuổi, điều trị bệnh tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát.  Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có hiệu quả không?...

Amidan (tonsils) hay còn được gọi là tuyến hạnh nhân. Đây là tổ chức bao gồm những tế bào lympho - một trong các loại tế bào bạch cầu lưu thông trong các mạch máu của con người. Các tế nào này có vai trò nhận diện và chống lại sự tấn công của các vi khuẩn bên ngoài. Amidan đồng thời cũng là nơi tạo ra các kháng thể IgG. Loại kháng thể này có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh tật và chiếm tới 75% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh.

Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
  • Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
  • Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
  • Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...

Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Giá cắt amidan thường dao động từ 5 đến 15 triệu đồng, phụ thuộc vào cơ sở y tế và phương pháp phẫu thuật được lựa chọn. Bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để biết thông tin chi tiết và chính xác nhất.

Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan