Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày khiến cha mẹ lo lắng, bất an. Hiểu được bản chất của hiện tượng sốt do viêm amidan và những phương pháp hạ sốt hiệu quả là “chìa khóa” giúp cha mẹ điều trị bệnh của con trẻ tốt hơn.

Nguyên nhân gây sốt khi trẻ bị sốt viêm amidan?

Amidan là cơ quan nằm ở ngay phía sau cổ họng. Nó là một phần của hệ bạch huyết, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Nhiều người cho rằng, amidan là một bộ phận khá vô dụng. Chúng ta có thể cắt bỏ amidan nếu tình trạng viêm nhiễm liên tục xảy ra ở đây.

Hình ảnh amidan bị viêm, sưng
Hình ảnh amidan bị viêm, sưng

Tuy vậy, amidan vẫn có một số tác dụng nhất định, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Amidan giúp ngăn chặn các vật lạ rơi vào phổi. Chúng cũng giúp “lọc” vi khuẩn và virus. Trên hết, chúng tạo ra các tế bào bạch cầu và kháng thể.

Chính vì vậy, chúng còn được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch. Cũng chính vì chức năng đặc biệt này nên amidan thường dễ bị viêm nhiễm và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Theo các chuyên gia nhi khoa hàng đầu, 70 – 80% trường hợp bị viêm amidan ở trẻ nhỏ là do virus gây ra. 15 – 20% còn lại là do vi khuẩn.

Trẻ bị viêm amidan thường thể hiện các triệu chứng:

  • Sưng amidan
  • Amidan bị tấy đỏ
  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Khó ăn

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm amidan. Đây là một phần quan trọng của phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, nhằm loại bỏ các mầm bệnh.

Khi trẻ bị viêm amidan sốt nhẹ, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nên theo dõi thân nhiệt của trẻ một cách kỹ lưỡng và quan sát các triệu chứng khác của trẻ để có hướng điều trị thích hợp.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày thì khỏi?

Ở trẻ nhỏ, sốt thường gặp ở viêm amidan cấp tính. Trong khi đó, viêm amidan mãn tính chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Bên cạnh đó, trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày và khi nào thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh.

Viêm amidan do virus

Như đã nói, 70 – 80% các ca viêm amidan ở trẻ nhỏ là do virus gây ra. Thủ phạm thường gặp là virus cúm, virus cảm lạnh, virus herpes, Epstein-Barr (virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân), virus adeno hoặc virus gây bệnh sởi.

Đôi khi, cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày
Đôi khi, cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ viêm amidan sốt mấy ngày

Trẻ bị viêm amidan do virus thường có biểu hiện

  • Đột ngột sốt cao
  • Sốt có thể kéo dài từ 2 – 6 ngày
  • Sổ mũi, chảy nước mũi
  • Đau họng
  • Ho

Các triệu chứng khó chịu và sốt thường dần dần thuyên giảm trong vài ngày đến 1 tuần, hiếm khi kéo dài hơn, trừ khi trẻ bị viêm amidan mãn tính.

Nếu trẻ bị viêm amidan do virus, cha mẹ không cần dùng thuốc kháng sinh. Cha mẹ hoàn toàn có thể giảm đau, hạ sốt cho con tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên hoặc dùng thuốc không kê đơn.

Trẻ tuy sốt, nhưng không quá mệt mỏi, vẫn có thể sinh hoạt và học tập bình thường. Lúc này không đáng lo.

Viêm amidan do vi khuẩn

Viêm amidan do vi khuẩn ở trẻ chiếm từ 15 – 30% các ca bệnh. Vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây viêm amidan có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng giống như viêm amidan do virus. Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp một số triệu chứng điển hình, như

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Có đốm trắng hoặc mủ trên amidan
  • Hôi miệng
  • Sốt cao, có thể tới 39°C – 40°C
  • Sốt kéo dài hơn 5 ngày hoặc dài hơn
  • Đau tai
Viêm amidan cũng có thể khiến trẻ bị nổi hạch cổ
Viêm amidan cũng có thể khiến trẻ bị nổi hạch cổ

Đối với viêm amidan hốc mủ, thời gian sốt có thể kéo dài tới 10 ngày nếu không được điều trị đúng cách. Bé bị viêm amidan sốt cao ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Trong trường hợp này, trẻ có thể cần phải sử dụng thuốc kháng sinh liều 10 ngày. Trong ngày đầu tiên dùng thuốc, trẻ có thể giảm sốt, thậm chí hết sốt. Thuốc cũng kiềm chế khả năng lây lan viêm amidan từ trẻ bị bệnh sang người khác.

Sau khi dùng thuốc 2 – 3 ngày, các triệu chứng viêm amidan khác có thể thuyên giảm rõ rệt. Tuy vậy, cha mẹ vẫn cần cho trẻ tiếp tục dùng thuốc theo đúng liệu trình mà bác sĩ đưa ra.

Nếu tự ý ngưng dùng thuốc cho trẻ quá sớm, sốt amidan ở trẻ hoặc các triệu chứng khó chịu sẽ quay trở lại, mức độ có thể nặng hơn.

Trẻ em bị sốt viêm amidan khi nào cần đi khám?

Cha mẹ nên biết rằng, thân nhiệt bình thường là 37°C. Sốt được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể vượt quá 38°C. Thân nhiệt của trẻ có thể thay đổi trong suốt cả ngày, có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, mức độ hoạt động và các yếu tố khác… Bởi vậy, đừng hoảng hốt nếu thân nhiệt của trẻ thay đổi.

Với những trẻ bị viêm amidan, sốt dưới 5 ngày, trẻ không có những hành vi bất thường, hoặc chỉ mệt mỏi một chút, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, trong những trường hợp sau, cha mẹ cần cho con đi khám tại cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Sốt kéo dài trên 5 ngày
  • Sốt không giảm khi bạn dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc kháng sinh
  • Trẻ bị viêm amidan sốt cao hơn 40°C
  • Sốt viêm amidan ở trẻ em khiến cơ thể mệt mỏi
  • Khó ăn, khó nuốt
  • Bỏ ăn do đau khi nuốt
  • Trẻ viêm amidan sốt cao thường bị co giật

Đặc biệt, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt cần được đi bệnh viện ngay. Mặc dù viêm amidan ít gặp ở trẻ độ tuổi này, nhưng cha mẹ đừng chủ quan. Sốt có thể là phản ứng duy nhất của trẻ sơ sinh đối với một căn bệnh nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời.

Mất nước nghiêm trọng dẫn tới rối loạn điện giải, khiến trẻ bị co giật - đây là tình trạng cần cấp cứu ngay
Mất nước nghiêm trọng dẫn tới rối loạn điện giải, khiến trẻ bị co giật – đây là tình trạng cần cấp cứu ngay

Trẻ em viêm amidan sốt cao cũng có thể khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, với các dấu hiệu:

  • Khô miệng
  • Ít đi tiểu (không tiểu trong ít nhất 3 tiếng)
  • Sốt amidan ở trẻ em khiến mắt trũng
  • Khóc không ra nước mắt
  • Da khô, nứt nẻ
  • Tập trung kém
  • Bé bị sốt viêm amidan gây táo bón

Đặc biệt, nếu con bạn đang mắc bệnh mãn tính nào đó, có cơ địa dễ nhiễm trùng, như rối loạn miễn, rối loạn máu hoặc trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, bạn nên lưu ý hơn khi trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày không khỏi, kể cả đối với trẻ bị viêm amidan cấp sốt mấy ngày.

Cách hạ sốt cho trẻ khi bị viêm amidan

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt, như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Tuyệt đối KHÔNG cho trẻ dưới 16 tuổi uống thuốc Aspirin. Thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong.

Cha mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp hạ sốt tự nhiên khác, bao gồm:

  • Mặc cho trẻ quần áo rộng và thoải mái.
  • Khuyến khích con uống chất lỏng hơn, đặc biệt là nước lọc.
  • Bé sốt viêm amidan nên cho trẻ tắm nước ấm.
  • Lau mát cho trẻ, đặc biệt ở trán, nách và bẹn.

Để hỗ trợ hạ sốt nhanh cho trẻ, có thể áp dụng thêm các mẹo dân gian như:

  • Trẻ sốt viêm amidan nên hạ sốt bằng cỏ mực: Rửa sạch 1 nắm lá cỏ mực, xay nhuyễn với nước ấm và vài hạt muối ăn. Chắt lấy nước và cho bé uống vài thìa. Giữ lại bã cỏ mực để đắp lên trán, 2 nách, 2 bẹn và lòng bàn chân để hạ sốt.
  • Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm amidan bằng rau diếp cá: Xay nhuyễn một nắm rau diếp cá với nước ấm, bỏ thêm vài hạt muối và lọc lấy nước. Cha mẹ cho trẻ uống vài thìa nước diếp cá mỗi lần, chia thành nhiều lần trong ngày.
  • Hạ sốt bằng chanh ta khi bé viêm amidan sốt cao: Cắt vài lát chanh ta rồi đắp lên lòng bàn chân, cổ tay, xương sống và trán trong 5 phút rồi lau sạch bằng khăn ẩm.
  • Hạ sốt bằng gel lô hội: Dùng gel lô hội tươi nhẹ nhàng thoa lên bàn chân, lòng bàn tay, trán và lưng của bé. Massage nhẹ nhàng có thể giúp làm mát cơ thể và giảm sốt nhanh chóng.
  • Cách hạ sốt khi bị viêm amidan bằng bạc hà: Xay nhuyễn lá bạc hà tươi rồi lọc lấy nước cốt. Cho trẻ uống vài thìa để hạ nhiệt.

Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm amidan

Chăm sóc trẻ trong giai đoạn đang bị viêm amidan cấp tính cần sự chú ý đặc biệt để giảm bớt triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng.

Giảm đau và hạ sốt:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chườm ấm: Áp dụng khăn ấm lên cổ họng giúp giảm đau và sưng.
  • Súc miệng nước muối ấm: Giúp làm sạch khoang miệng và giảm viêm.

Dinh dưỡng:

  • Thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt: Cháo, súp, sữa chua… cung cấp đủ năng lượng mà không gây kích ứng họng.
  • Bổ sung vitamin C: Trái cây họ cam quýt, ổi, dâu tây… giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Uống nhiều nước ấm, bổ sung vitamin: Nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo mộc… giúp làm dịu họng và loãng đờm.
  • Tránh thức ăn cứng, cay, nóng, chua: Gây kích ứng và làm tăng đau họng.
Vitamin C cùng với nước ép trái cây giúp làm dịu họng, loãng đờm và tăng sức đề kháng cho trẻ
Vitamin C cùng với nước ép trái cây giúp làm dịu họng, loãng đờm và tăng sức đề kháng cho trẻ

Vệ sinh:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh mũi họng: Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi họng chuyên dụng.
  • Thường xuyên rửa tay: Giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn.

Nghỉ ngơi:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Hạn chế nói chuyện: Giảm kích ứng và đau họng.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh: Phòng ngừa lây nhiễm các bệnh khác.

Theo dõi và điều trị:

  • Theo dõi sát sao các triệu chứng: Sốt, đau họng, khó nuốt, mệt mỏi…
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định.
  • Tái khám đúng hẹn: Đánh giá tiến triển bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.

Lưu ý quan trọng:

  • Không tự ý sử dụng kháng sinh: Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Đưa trẻ đi khám ngay nếu: Sốt cao không hạ, khó thở, đau họng dữ dội, không ăn uống được…

Chăm sóc đúng cách trong giai đoạn viêm amidan cấp tính sẽ giúp trẻ giảm đau, nhanh chóng hồi phục và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị viêm amidan sẽ có biểu hiện sốt từ 2-6 ngày, đi kèm các triệu chứng đột ngột sốt cao, sổ mũi, chảy nước mũi. Các triệu chứng khó chịu và sốt thường dần dần thuyên giảm trong vài ngày đến 1 tuần, hiếm khi kéo dài hơn, trừ khi trẻ bị viêm amidan mãn tính.

Nếu trẻ bị viêm amidan do virus, cha mẹ không cần dùng thuốc kháng sinh. Cha mẹ hoàn toàn có thể giảm đau, hạ sốt cho con tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên hoặc dùng thuốc không kê đơn.

Cha mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp hạ sốt tự nhiên dưới đây để hạ sốt cho trẻ. Tuyệt đối KHÔNG cho trẻ dưới 16 tuổi uống thuốc Aspirin. Thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong.

Giải pháp tự nhiên loại bỏ viêm amidan an toàn cho trẻ

Không chỉ gây nên tình trạng sốt cao, kéo dài, viêm amidan ở trẻ nhỏ còn có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như áp xe hầu họng, viêm xoang, viêm phế quản – phổi… nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Do vậy, không chỉ tập trung tìm cách hạ sốt, cha mẹ nên sớm điều trị dứt điểm viêm amidan cho trẻ. 

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ gặp phản ứng bất lợi khi dùng thuốc. Do vậy, việc cân nhắc các biện pháp điều trị viêm amidan hợp lý cho trẻ nhỏ là điều rất quan trọng. Để hạn chế tối đa việc gặp phải những tác dụng phụ khi dùng thuốc tây, nhiều phụ huynh hiện nay đã ưu tiên sử dụng thuốc đông y điều trị viêm amidan cho trẻ. Phương pháp này có ưu điểm an toàn hơn, đồng thời có thể dứt điểm hoàn toàn viêm amidan ở trẻ nhỏ.

Bài viết trên đã đề cập đến vấn đề trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày và hướng điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nên nhớ rằng các phương pháp trên chỉ giảm đau, hạ sốt. Chúng không thể điều trị bệnh viêm amidan triệt để. Nếu thấy trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày không khỏi, cha mẹ nên cho trẻ đi khám, xác định nguyên nhân và điều trị hợp lý.

Cha mẹ nên biết:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Chữa viêm amidan bằng diện chẩn được nhiều người bệnh sử dụng. Với ưu điểm điều trị bệnh không dùng thuốc, không bị tác dụng phụ do thuốc Tây. Thông thường phương pháp này sử dụng cho người lớn tuổi, điều trị bệnh tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát.  Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có hiệu quả không?...
“Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?”. Viêm amidan thể mãn tính có biểu hiện nghiêm trọng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng. Người bệnh nên chủ động nhận biết tình trạng bệnh và đi khám để có cách điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này và...

Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
  • Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
  • Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
  • Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...

Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày khiến cha mẹ lo lắng, bất an. Hiểu được bản chất của hiện tượng sốt do viêm amidan và những phương pháp hạ sốt hiệu quả là “chìa khóa” giúp cha mẹ điều trị bệnh của con trẻ tốt hơn. Nguyên nhân gây sốt khi trẻ bị sốt viêm amidan? Amidan là cơ...

Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
  • Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan