Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Có nên cắt amidan hay không là thắc mắc phổ biến của đa số mọi người khi gặp các chứng bệnh liên quan đến amidan. Cắt amidan là phương pháp điều trị các triệu chứng đau tức, sưng đau, ngứa họng,… Tuy nhiên, cách chữa này cũng có những ảnh hưởng và nguy cơ nhất định mà không phải ai cũng biết.

Có nên cắt amidan không?
Có nên cắt amidan không?

Có nên cắt amidan không? Cắt amidan có ảnh hưởng như thế nào?

Nhiều bệnh nhân khi có các biểu hiện viêm amidan đều nghĩ đến việc thực hiện các thủ thuật cắt bỏ, để loại bỏ bệnh hoàn toàn. Theo các bác sĩ chuyên khoa không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành cắt amidan. Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ đưa ra những chỉ định cắt bỏ amidan cho phù hợp.

Amidan là các tế bào lympho trong cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh đường hô hấp xâm nhập. Do đó, cắt amidan chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết, không điều trị được bằng các phương pháp thông thường. Ngược lại, trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh nên đi khám sớm để có hướng xử lý kịp thời. Phương pháp điều trị bằng cách cắt amidan có những lợi ích và tác hại nhất định, cụ thể như sau:

Lợi ích khi cắt amidan

Viêm amidan nói chung gây nhiều triệu chứng khó chịu, nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đôi khi, người bệnh không có đáp ứng tích cực với các phương pháp điều trị bằng thuốc, bệnh tái phát liên tục, tình trạng viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Khi đó bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa, loại bỏ phần amidan viêm nhiễm và chữa dứt điểm hoàn toàn.

Cắt amidan giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh
Cắt amidan giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh

Sau khi cắt amidan, người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng sau:

Giảm thiểu viêm amidan tái phát:

Viêm amidan cấp tính là tình trạng amidan bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus, gây ra các triệu chứng như đau họng, sốt, khó nuốt và sưng hạch bạch huyết cổ. Mặc dù viêm amidan cấp tính thường tự khỏi sau 1-2 tuần, nhưng một số bệnh nhân có thể bị viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm.

Theo các nghiên cứu y khoa, cắt amidan được chỉ định hiệu quả trong trường hợp viêm amidan tái phát. Cụ thể:

  • Trẻ em bị viêm amidan ít nhất 5-7 lần/năm.
  • Người lớn bị viêm amidan tái phát ít nhất 4-5 lần/năm.

Bằng cách loại bỏ amidan, phẫu thuật giúp ngăn ngừa các đợt viêm nhiễm tái phát sau này, giảm thiểu đáng kể việc sử dụng thuốc kháng sinh và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Cải thiện đường thở và chất lượng giấc ngủ:

  • Amidan nằm ở vị trí hẹp của đường thở trên. Khi amidan viêm hoặc quá phát (to lên), chúng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở, dẫn đến các triệu chứng như ngáy ngủ và nặng hơn là ngưng thở tạm thời khi ngủ.
  • Ngưng thở tạm thời khi ngủ (ngủ ngật) là hiện tượng đường thở phía trên bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn trong thời gian ngắn, dẫn đến giảm oxy máu và gián đoạn giấc ngủ. Ngủ ngật thường xuyên không chỉ gây buồn ngủ vào ban ngày mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và tai biến mạch máu não.
  • Cắt amidan giúp loại bỏ hoặc giảm kích thước amidan, cải thiện đường thở trên, giảm thiểu tình trạng ngáy ngủ và ngưng thở tạm thời khi ngủ. Do đó, phẫu thuật mang lại giấc ngủ sâu và ngon hơn cho bệnh nhân, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Giảm nguy cơ biến chứng:

Viêm amidan mạn tính không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm xoang: Amidan nằm gần các xoang mũi nên viêm amidan mạn tính có thể lan sang các xoang, gây viêm xoang.
  • Viêm tai giữa: Viêm amidan cũng có thể liên quan (liên quan – lien quan) đến viêm tai giữa, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Thấp tim cấp: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm của viêm amidan. Thấp tim cấp là tình trạng viêm cấp tính của các mô bao quanh tim, khớp và da do phản ứng miễn dịch của cơ thể với các nhiễm trùng, trong đó có viêm amidan.

Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm nhiễm amidan, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm nêu trên, đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bệnh nhân.

Tác hại tiềm ẩn khi thực hiện cắt amidan

Tuy nhiên, thủ thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định mà không phải ai cũng biết. Thực tế, cắt amidan chỉ là thủ thuật đơn giản, kéo dài khoảng 45-60 phút. Thủ thuật này cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh sau phẫu thuật nếu người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn hồi phục của bác sĩ. 

Người bệnh cần chú ý tới một số biến chứng khó lường sau đây:

Xuất huyết khi phẫu thuật

Thủ thuật cắt amidan tuy đơn giản nhưng cũng cần thực hiện bởi những người có chuyên môn y tế nhất định. Nếu không cẩn thận trong quá trình tiến hành phẫu thuật, cắt nhầm vào các mạch máu ở cổ có thể gây xuất huyết.

Với tình trạng xuất huyết, nếu không được cầm máu kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Không những vậy, vết cắt này còn ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của người bệnh. Nếu chăm sóc sau phẫu thuật không tốt, không kiêng khem có thể gây chảy máu liên tục và nguy hiểm đến tính mạng

Kích ứng với thuốc

Đây thực chất là tình trạng sốc phản vệ với thuốc, đặc biệt là các loại thuốc gây mê dùng trước quá trình phẫu thuật. Người bệnh xuất hiện tình trạng sốc phản vệ, hôn mê do thuốc. Thực tế, nguyên nhân của tình trạng này là do người bệnh gặp kích ứng với các thành phần của thuốc sinh ra phản ứng sốc phản vệ.

Do đó, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để thực hiện thủ thuật đảm bảo an toàn. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành thủ thuật ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

Thủ thuật này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường cần lưu ý
Thủ thuật này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường cần lưu ý

Nhiễm trùng 

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Đây cũng là một trong những tác hại thường gặp nhất ở người bệnh khi thực hiện các thủ thuật y tế. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này có thể do:

  • Dụng cụ phẫu thuật không được vệ sinh vô trùng cẩn thận trước và sau quá trình phẫu thuật
  • Người bệnh không giữ gìn, kiêng khem sau phẫu thuật, đặc biệt tại vị trí phẫu thuật

Nguy hiểm đến tính mạng

Trong quá tình phẫu thuật, người bệnh có thể bị hôn mê (do ảnh hưởng của thuốc gây mê). Ngoài ra, cũng cũng thể do một số nguyên nhân khác: sai sót trong phẫu thuật, xuất huyết quá nhiều,…Tuy tỷ lệ người tử vong do thủ thuật cắt amidan không nhiều nhưng đây cũng là một tình trạng cần lưu ý.

Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại. 

Khi nào người bệnh được chỉ định cắt amidan?

Có nên cắt amidan không? Phương pháp này thường chỉ định cho đối tượng bệnh nhân nào? Có thể khẳng định rằng, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng phải cắt bỏ amidan. 

Một số trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày tích cực điều trị và giữ gìn, không cần can thiệp ngoại khoa. Do đó, để có hướng xử lý phù hợp, người bệnh nên đi thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế chuyên khoa. 

Thủ thuật cắt amidan thường được chỉ định cho các trường hợp:

  • Người bệnh bị viêm amidan mãn tính (kéo dài nhiều năm không khỏi) và thường xuyên có biểu hiện nuốt nghẹn, mất ngủ, hay sốt,…
  • Có dấu hiệu xuất hiện biến chứng liên quan đến tim, thận, khớp
  • Amidan sưng to gây khó thở và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh
  • Có nhiều vi khuẩn ở amidan khiến hơi thở có mùi hôi đặc trưng
  • Amidan sưng to và lệch một bên
  • Trường hợp người bệnh đã điều trị bằng các phương pháp nội khoa khác nhưng không có hiệu quả
  • Có biến chứng viêm hạch vùng cổ do viêm amidan dai dẳng
  • Có nguy cơ ung thư

Chỉ định cắt amidan chỉ áp dụng với đối tượng trẻ nhỏ trên 5 tuổi. Thủ thuật cắt bỏ amidan là thủ thuật y tế đơn giản nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nhất định. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám từ khi có những dấu hiệu khởi phát để việc điều trị hiệu quả hơn.

Lưu ý gì sau khi cắt amidan?

Nếu được chỉ định cắt amidan để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần lưu ý vài điều sau đây khi thực hiện thủ thuật:

  • Hạn chế nói chuyện, cười đùa sau khi cắt amidan, nên để cổ họng nghỉ ngơi tối đa để nhanh hồi phục
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế làm việc hoặc vận động quá sức ngay sau khi tiến hành thủ thuật
  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung thay thế bằng nước hoa quả hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Không uống nước lạnh hoặc thức ăn lạnh, thức ăn khô cứng
  • Không hút thuốc hoặc dùng các đồ uống có cồn như rượu bia,….sau khi thực hiện thủ thuật cắt amidan
Thực hiện chế độ chăm sóc phù hợp sau khi cắt amidan giúp hồi phục nhanh chóng
Thực hiện chế độ chăm sóc phù hợp sau khi cắt amidan giúp hồi phục nhanh chóng
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, hạn chế khạc nhổ mạnh tránh gây tổn thương cổ họng
  • Giữ tinh thần lạc quan, tâm lý vui vẻ để quá trình hồi phục nhanh hơn
  • Theo dõi và tiến hành tái khám sau khoảng thời gian mà bác sĩ quy định
  • Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào tại vị trí thực hiện thủ thuật hoặc trên cơ thể, người bệnh nên đi kiểm tra ngay để có hướng xử lý kịp thời

Bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp câu hỏi “Có nên cắt amidan không?”. Tùy thuộc mức độ và các biểu hiện đi kèm, người bệnh mới cần áp dụng đến biện pháp cắt amidan trị bệnh. Với bệnh lý này, tốt nhất người bệnh nên đi khám từ sớm để được xử lý bằng các phương pháp nội khoa nhẹ nhàng.Trong trường hợp phải thực hiện thủ thuật cắt amidan, người bệnh cần chú ý tới các biện pháp hồi phục, ngăn ngừa biến chứng phẫu thuật.

Đừng bỏ lỡ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Theo các bác sĩ chuyên khoa không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành cắt amidan. Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ đưa ra những chỉ định cắt bỏ amidan cho phù hợp.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày khiến cha mẹ lo lắng, bất an. Hiểu được bản chất của hiện tượng sốt do viêm amidan và những phương pháp hạ sốt hiệu quả là “chìa khóa” giúp cha mẹ điều trị bệnh của con trẻ tốt hơn. Nguyên nhân gây sốt khi trẻ bị sốt viêm amidan? Amidan là cơ...

Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Cắt amidan xong có được đánh răng không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Trường hợp, người bệnh không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vi rút gây hại. Ngược lại, người bệnh đánh răng, vệ sinh không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và tình trạng bệnh nghiêm...
Viêm amidan có lây không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, chứng bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí là viêm khớp, viêm cầu thận. Vì thế, việc tìm hiểu nguy cơ lây lan của bệnh là rất cần thiết. Viêm amidan có lây không?...

Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
  • Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.
Chữa viêm amidan bằng diện chẩn được nhiều người bệnh sử dụng. Với ưu điểm điều trị bệnh không dùng thuốc, không bị tác dụng phụ do thuốc Tây. Thông thường phương pháp này sử dụng cho người lớn tuổi, điều trị bệnh tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát.  Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có hiệu quả không?...

Cắt amidan có thể gây đau hoặc không, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật.

  • Phương pháp truyền thống: Gây đau trong 2-3 ngày sau phẫu thuật và có thể chảy máu trong và sau phẫu thuật.
  • Phương pháp hiện đại: Không gây đau đớn, chỉ có cảm giác đau râm ran sau vài tiếng phẫu thuật.

Thời gian hết đau cũng tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật:

  • Phương pháp truyền thống:Đau âm ỉ 1-2 ngày sau phẫu thuật.
  • Phương pháp hiện đại: Đau kéo dài khoảng 3-4 tiếng sau phẫu thuật.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan