Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người bệnh, nhất là đối với cha mẹ có con nhỏ mắc bệnh này. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chứng viêm tai giữa ứ dịch mọi người cần sớm phát hiện, tìm cách điều trị dứt điểm.

Bệnh viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không? Có thể khẳng định, viêm tai giữa ứ mủ là căn bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu nó khiến cho người bệnh gặp khó chịu, phiền toái, mất tập trung trong cuộc sống. Về lâu dài, bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thính giác và hệ thần kinh. 

Để minh chứng rõ ràng hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này, hãy đi sâu tìm hiểu thông tin chi tiết về viêm tai giữa ứ mủ.

Không chỉ ở Việt Nam, viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới
Không chỉ ở Việt Nam, viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới

Vào năm 2015, Viện Y tế và chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh Theo đã làm bảng thống kê, trong đó ước tính cứ 5 trẻ em ở độ tuổi khoảng 24 tháng thì có 1 trẻ bị viêm tai giữa ứ mủ. Và cứ 10 trẻ em thì có 8 trẻ bị viêm tai giữa ứ mủ ít nhất 1 lần cho đến khi 10 tuổi. Điều này chứng tỏ, viêm tai giữa ứ mủ là tình trạng thường gặp ở trẻ em.

Y khoa lý giải, viêm tai giữa ứ mủ là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, theo đó sẽ có triệu chứng đi kèm là ứ mủ sau màng nhĩ. Mủ trong tai lúc này có dạng dịch sệt, màu vàng hoặc xanh và có mùi tanh hôi. 

Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi cũng như chia thành 3 thể:

  • Thể viêm tai cấp tính (3 tuần kể từ khi các dấu hiệu bệnh bắt đầu xuất hiện).
  • Thể viêm tai bán cấp (các triệu chứng xuất hiện liên tục trong khoảng 3 tuần đến 3 tháng).
  • Viêm tai mãn tính (dấu hiệu bệnh không suy giảm và kéo dài trên 3 tháng).

Biểu hiện bệnh của viêm tai giữa ở trẻ nhỏ tiến triển âm thầm và rất khó phát hiện. Còn nếu tình trạng này xảy ra ở người trưởng thành thì họ lại thường có tâm lý chủ quan. Vì không thấy chất dịch nên thường cho rằng bệnh có thể tự khỏi, nhưng không phải.

Những biến chứng nguy hiểm

Ở giai đoạn cấp tính, tình trạng viêm tai giữa không thể gây tổn thương thính giác vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu như viêm tai giữa ứ dịch liên quan đến nhiễm trùng tai thường xuyên, mà không được chữa trị sẽ biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác:

  • Bệnh sẽ ngày càng nặng lên và dần chuyển lên giai đoạn bán cấp tính, mãn tính.
  • Bị xơ màng nhĩ.
  • Hình thành u nang trong khoang tai giữa.
  • Tạo thành sẹo màng nhĩ.
  • Các tổn thương tai gây mất thính giác.
  • Trẻ chậm nói hoặc gặp vấn đề rối loạn ngôn ngữ.
Không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn, bệnh lý này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong tương lai
Không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn, bệnh lý này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong tương lai

Song song với tình trạng ứ mủ, thì viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không cũng là câu hỏi của nhiều người? Được biết, viêm tai giữa chảy mủ là biến chứng của tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa. Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm bởi nó đi kèm với thủng màng nhĩ, gây đau nhức và ảnh hưởng đến thính giác, mức độ tư duy và tiếp thu thông tin. 

Như vậy có thể kết luận, các bệnh lý về tai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng hướng sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để có thể chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả?

Cách điều trị viêm tai giữa ứ mủ an toàn

Xét về mặt lý thuyết, viêm tai giữa ứ mủ có thể tự khỏi trong vòng từ 6 – 12 tuần. Tuy nhiên có khoảng 40% số người bệnh có thể bị tái nhiễm hoặc không thể tự khỏi. Khi đó thời gian nhiễm bệnh kéo dài trên 12 tuần tức là đã chuyển sang giai đoạn mãn tính nguy hiểm. Vậy nên người bệnh hoặc cha mẹ có con nhỏ, khi thấy các dấu hiệu của bệnh thì nên chủ động chữa trị. 

Làm theo các mẹo dân gian chữa bệnh

Nhiều người lo ngại các tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh mới chớm, chưa cần dùng thuốc đặc trị thường tìm đến phương pháp này.

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không? - Không còn là nỗi lo nếu được chữa trị bằng các mẹo dân gian
Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không? – Không còn là nỗi lo nếu được chữa trị bằng các mẹo dân gian

Ưu điểm khi áp dụng chữa bệnh bằng mẹo dân gian:

  • Nguyên liệu thường là những cây thuốc quen thuộc, dễ kiếm trong vườn nhà, dễ mua tại các chợ hay nhà thuốc.
  • Phương pháp lành tính, có thể áp dụng lâu dài.
  • Các bước thực hiện không hề cầu kỳ và tiết kiệm thời gian.
  • Người bệnh hoàn toàn chủ động về thời gian và không gian thực hiện tại nhà.
  • Tiết kiệm chi phí.

Riêng đối với bệnh viêm tai giữa ứ mủ, dân gian thường lưu truyền các bài thuốc đến từ các loại dược liệu tự nhiên, cây thuốc trong vườn nhà. Các nguyên liệu được chọn thường là chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng, tiêu viêm,…. Một trong số đó phải kể đến là:

  • Lá cây sống đời.
  • Rau diếp cá.
  • Lá mơ.
  • Phèn chua.
  • Sáp ong.

Đa phần các cây thuốc đều có công thức chung là xay ra và chắt lấy nước cốt. Sau đó nhỏ trực tiếp nước cốt vào tai để chữa bệnh. Còn các nguyên liệu cứng thường được phơi khô, tán nhỏ và dùng phễu thổi vào tai. Nếu kiên trì thực hiện các biện pháp dân gian kể trên, bạn sẽ nhận thấy các biểu hiện khó chịu của bệnh thuyên giảm rõ rệt. 

Bên cạnh các mẹo chữa bệnh, bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc Đông y có bán tại các nhà thuốc. 

Đông y chữa trị tận gốc

Viêm tai giữa ứ mủ là bệnh lý nguy hiểm bởi vậy không chỉ cần chữa trị kịp thời, đúng cách mà quan trọng hơn là tiêu trừ bệnh tận gốc để tránh biến chứng.

Đông y kết tinh trong mình triết lý chữa bệnh sâu xa, đáp ứng đầy đủ các nguyện vọng chữa bệnh “từ gốc đến ngọn”. Theo đó, các bài thuốc Đông y không chỉ hạn chế sự phát triển của bệnh mà về lâu dài còn có khả năng tiêu trừ tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Đông y còn chữa bệnh “toàn thân” tức là bên cạnh chữa, còn có chức năng phòng. Cụ thể, các vị thuốc được kê theo toa, kết hợp với nhau vừa giúp đặc trị bệnh, vừa điều hòa khí huyết, bồi bổ cơ thể. Một khi sức khỏe tổng thể được nâng cao, đề kháng cơ thể mạnh, khả năng miễn dịch được tăng cường thì có thể chống chọi với nhiều loại bệnh tật.

Đối với viêm tai giữa ứ mủ, Đông y cho rằng nguyên nhân của bệnh là do sức khỏe nội tại yếu, cộng với tình trạng ngưng trệ khí huyết, phong độc mà tạo thành. Vậy nên các nguyên liệu được chọn vừa tập trung giải độc vừa đả thông khí huyết, nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong. 

Một số thảo dược quý được lựa chọn để dùng trong các bài thuốc Đông y chữa viêm tai giữa ứ mủ là: Sài hồ, chi tử, đan bì, thổ cầm, hắc sâm, hoa của cây kim ngân, cam thảo, bồ công anh,… Các nguyên liệu này đều rất dễ mua tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín để có nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng.

Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em,… bởi tính an toàn, không gây tác dụng phụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao.

Sử dụng phương pháp Tây y

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không nếu được điều trị bằng phương pháp Tây y? Thực tế là ngày càng có nhiều người lựa chọn thuốc Tây để chữa viêm tai giữa ứ mủ bởi tính tiện lợi và khả năng chữa trị thành công chỉ trong một thời gian ngắn. Đặc biệt y học hiện đại còn hạn chế tối đa khả năng xảy ra biến chứng trong điều trị viêm tai giữa.

Chữa viêm tai giữa bằng thuốc là cách nhanh chóng nhất để khỏi bệnh
Chữa viêm tai giữa bằng thuốc là cách nhanh chóng nhất để khỏi bệnh

Ngay sau khi đến khám tại các cơ sở y tế, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lên đơn thuốc phù hợp. Ở cấp độ cao hơn, nếu bệnh tiến triển nặng, bạn sẽ được chỉ định điều trị kết hợp nội khoa (dùng thuốc) và ngoại khoa (tiến hành phẫu thuật). Cụ thể:

Danh sách các loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng:

  • Thuốc kháng viêm: Sử dụng trong khoảng 3 – 5 ngày giúp cải thiện nhanh các triệu chứng sưng tấy, nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng sinh: Giúp hạn chế sự phát triển, lây lan của bệnh. Thời gian sử dụng thuốc khoảng 5 – 7 ngày sẽ cho kết quả.
  • Thuốc kháng histamin: Dùng cho người bệnh quá mẫn cảm hoặc dị ứng.
  • Thuốc Otrivin, Coldi B: Đây là là các loại thuốc nhỏ có tác dụng co mạch, tiêu viêm mang lại cảm giác dễ chịu.

Các biện pháp ngoại khoa:

  • Nghiệm pháp Valsalva được thực hiện lần lượt như sau: Ngậm miệng, bịt mũi, hít sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh để thông vòi nhĩ (lưu ý không để hơi thoát ra bằng miệng và mũi).
  • Thổi bóng bơm vòi nhĩ otovent: Khuyến khích trẻ thổi bằng hơi mũi giúp dịch từ tai giữa thoát xuống đường mũi.
  • Phẫu thuật: Thường áp dụng với những trường hợp bệnh nặng, được bác sĩ hội chẩn kỹ càng.

Dù cho bạn lựa chọn chữa bệnh bằng hình thức nào thì cũng nên bổ sung các loại vitamin A, C, B… cho cơ thể để tăng sức đề kháng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Phòng ngừa viêm tai giữa ứ mủ tái phát

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không? Với những thông tin đa được đề cập phía trên chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Vậy chúng ta nên chủ động ngăn ngừa tối đa nguy cơ bị viêm tai giữa ứ mủ thông qua các tips bảo vệ sức khỏe dưới đây:

  • Khi bơi lội, tắm rửa hạn chế để nước vào tai. Nếu chẳng may để lọt nước, cần vệ sinh tai đúng cách, sạch sẽ, khô ráo.
  • Phòng tránh và điều trị triệt để những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… cũng là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống đặc biệt là căn nhà của bạn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như ô nhiễm không khí, bụi bẩn, các chất hóa học,… bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Chú ý giữ gìn sức khỏe, sức đề kháng thông qua ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh.
  • Quan trọng nhất là dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng nên khám sức khỏe định kỳ và đến gặp bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu viêm tai giữa.

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em là đối tượng bị nhiễm viêm tai giữa nhiều hơn người lớn. Cộng với việc sức đề kháng của trẻ còn kém nên bệnh càng khó chữa trị và dễ tái phát. 

Vệ sinh đồng thời cả ba bộ phận tai - mũi - họng để đảm bảo sức khỏe đường hô hấp
Vệ sinh đồng thời cả ba bộ phận tai – mũi – họng để đảm bảo sức khỏe đường hô hấp

Trẻ em viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Để ngừa biến chứng, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên chú ý chăm sóc con theo hướng dẫn khoa học trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh tai mũi họng bởi chúng liên quan mật thiết đến nhau.

  • Vệ sinh tai: Khi tai trẻ xuất hiện mủ thì cần làm sạch tai ngay. Dùng tăm bông y tế lau nhẹ nhàng, không ấn quá sâu quá sâu, tránh tai bị tổn thương. Lưu ý không dùng bông, vải nút kín tai để chặn dịch mủ mà phải để ống tai thoáng cho dịch thoát ra bên ngoài.
  • Rửa mũi: Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh được khuyến cáo để rửa mũi cho trẻ hàng ngày nhất là sau khi đi ra ngoài về.
  • Vệ sinh họng: Rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày cho bé. Đối với trẻ lớn hơn, có thể nhận thức, hãy yêu cầu con súc miệng bằng nước muối.
  • Riêng đối với trẻ sơ sinh và trẻ em cần tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hay thay đổi thời tiết,…
  • Khi trẻ nằm cần chú ý tư thế, tránh tình trạng bé nằm ngửa khi bú bình, không để bé ngậm bình sữa ngủ qua đêm.

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Hơn thế nữa căn bệnh này còn dễ tái phát khiến cho chúng ta gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Bởi vậy bạn hãy chủ động phòng ngừa và sẵn sàng điều trị khi thấy manh nha các dấu hiệu của viêm tai giữa ứ mủ.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm tai giữa có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm tai giữa là sốt cao. Vậy viêm tai giữa sốt mấy ngày và những triệu chứng khác của bệnh là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay qua các thông...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...
Viêm tai giữa khám ở đâu rất nhiều người quan tâm vì nếu không chữa sớm sẽ bị mãn tính. Vậy có những địa chỉ khám viêm tai giữa ở đâu tốt? Dưới đây là những nơi uy tín nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chữa bệnh này. [caption id="attachment_17515" align="aligncenter" width="730"] Điều trị viêm tai giữa...
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai giữa, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng khó chịu như đau tai, sưng tấy, nghe kém hay chảy dịch tai. Và vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất lúc này đó là “viêm tai giữa có chữa khỏi được không?” Hãy theo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan