Viêm tai giữa gây những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ù tai, mệt mỏi, đau nhức, sốt… Bệnh gây ảnh hưởng đến thính giác cũng như công việc, sinh hoạt… Vậy viêm tai giữa có lây không? Làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bệnh viêm tai giữa có lây không?
Viêm tai giữa là căn bệnh về tai mũi họng, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, đối tượng bị nhiều nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Viêm tai giữa có nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, vi rút xâm nhập và tấn công vào tai từ đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Ngoài ra, một số bệnh lý về hô hấp, viêm tắc vòi nhĩ… hay thói quen lạm dụng tai nghe, thường xuyên ngoáy tai, dùng các dụng cụ chưa khử trùng… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh viêm tai giữa có lây không
Viêm tai giữa không phải là một bệnh lây nhiễm như một số bệnh truyền nhiễm khác như cảm lạnh hay cúm. Nguyên nhân chính của viêm tai giữa thường là do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào ống tai giữa, thường xảy ra sau khi mắc cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, bệnh này không thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với bệnh nhân.
Vi khuẩn hoặc virus gây viêm tai giữa thường được truyền từ mũi hoặc họng vào ống tai giữa, thường qua các đường hô hấp. Do đó, trẻ em và người lớn nên chú ý vệ sinh tay và phòng tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm để giảm thiểu nguy cơ viêm tai giữa.
Mức độ nguy hiểm của viêm tai giữa như thế nào?
Mặc dù không lây lan nhưng chúng ta cũng không nên lơ là, chủ quan. Bởi nếu viêm tai giữa ở mức độ nặng một chút sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu với các triệu chứng như ù tai, chảy dịch mủ, chóng mặt, sốt, đau nhức tai… Những triệu chứng này nếu không điều trị sớm thì không chỉ làm giảm thính lực mà còn khiến người bệnh dễ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm màng não, viêm tắc xoang…
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu mắc viêm tai giữa sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Biểu hiện dễ nhận thấy là trước những lời nói của người khác, trẻ sẽ phản ứng chậm hơn. Nếu kéo dài tình trạng viêm tai giữa sẽ khiến khả năng ngôn ngữ, lời nói và trí tuệ của trẻ chậm phát triển so với những trẻ khác.
Do đó, để đảm bảo an toàn, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của viêm tai giữa như sưng đau tai, ù tai, giảm thính lực, chóng mặt, sốt, khó ngủ, dịch mủ chảy từ trong tai… thì cần nhanh chóng đi thăm khám. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Làm thế nào để phòng tránh viêm tai giữa?
Khi đã có câu trả lời viêm tai giữa có lây không cùng những ảnh hưởng của bệnh mọi người nên tìm hướng hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Phòng ngừa viêm tai giữa đúng cách, đơn giản nhất là kết hợp giữa chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc tai. Bạn có thể tham khảo, thực hiện theo những việc làm sau đây cho chính bản thân, đặc biệt là trẻ nhỏ đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao.
Thực hiện vệ sinh tai đúng cách
- Hãy vệ sinh tai mũi họng hàng ngày. Đặc biệt, hãy dùng khăn mềm ẩm để loại bỏ những bụi bẩn ở tai.
- Không lấy ráy tai bằng những dụng cụ cứng nhọt để tránh tình trạng làm tổn thương tai, dễ dẫn đến viêm nhiễm bên trong tai.
- Không dùng chung đồ với những người khác, kể cả dụng cụ vệ sinh tai.
Bảo vệ tai đúng chuẩn bằng chế độ sinh hoạt khoa học
- Không nên sử dụng tai nghe thường xuyên.
- Hạn chế đến những nơi có tiếng ồn lớn, môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Cần dùng dụng cụ bảo vệ tai khi đi bơi hay đi tắm để tránh nước vào trong tai, gây viêm nhiễm.
- Khi đi bơi xong, cần dùng khăn mềm sạch lau khô tai. Kết hợp với đó là lắc nhẹ mỗi bên tai để giúp lượng nước còn đọng ở tai ra hết bên ngoài.
- Cần bảo vệ tai tránh những tác động hay hoạt động khiến tai tổn thương.
Chế độ ăn uống giúp phòng ngừa viêm tai giữa
- Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đủ các dưỡng chất thiết yếu.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin nhằm tăng sức đề kháng bảo vệ niêm mạc tai, hạn chế viêm nhiễm và giúp thính giác được cải thiện.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường… để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Không nên ăn quá nhiều đồ nếp, hải sản, thịt đỏ, đồ ăn cứng…
Viêm tai giữa có lây không? Phòng ngừa viêm tai giữa như thế nào? Những vấn đề này đã được giải đáp trên đây. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm thông tin để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa hiệu quả, an toàn nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!