Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như thủng màng nhĩ, áp xe não, giảm thính giác… Vậy trẻ bị viêm tai giữa có sốt không? Cha mẹ cần làm gì để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng theo dõi dưới đây để giải đáp vấn đề này chuẩn xác nhất.

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt không? Tại sao?

Viêm tai giữa ở trẻ xuất hiện khi tình trạng lớp niêm mạc lót trong tai giữa bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây lên và lượng (vi khuẩn này thường ở đường mũi họng và chúng sẽ phát triển mạnh mẽ khi trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp).

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt không? Tình trạng viêm tai giữa không chỉ xuất hiện ở trẻ mà cả người lớn. Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ sẽ bị sốt. Đây chính là một trong những biểu hiện điển hình nhất của viêm tai giữa. Tùy từng mức độ bệnh mà trẻ có thể bị sốt từ 38,5 độ C cho đến 40 độ C.

Sốt là triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm tai giữa
Sốt là triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm tai giữa

Khi bị viêm tai giữa sẽ làm vòi nhĩ trẻ bị sưng mủ và màng nhĩ phồng lên, có thể làm rách màng nhĩ. Do đó, bé sẽ có cảm giác đau nhức tai và phản ứng của cơ thể là cố gắng đẩy lùi vi khuẩn, virus gây bệnh. Chính vì thế, cơ thể trẻ nóng hơn bình thường, gây sốt. 

Ngoài sốt, khi bị viêm tai giữa, ở trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng điển hình khác, có thể kể đến như:

  • Trẻ bị viêm mũi: Khi viêm tai giữa khiến trẻ bị sốt thường kèm theo triệu chứng viêm mũi, chảy nước mũi, sổ mũi.
  • Ngoài sốt, đau tai cũng là triệu chứng nổi bật của viêm tai giữa. Biểu hiện của trẻ thường là đưa tay lên để dụi tai hay kéo tai. Ở những trẻ nhỏ thường ăn kém, bỏ bú, quấy khóc khi bị đau tai.
  • Rối loạn tiêu hóa: Viêm tai giữa gây ra tình trạng rối loạn tiêu với các biểu hiện như tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng…
  • Dịch mủ chảy từ trong tai chảy ra: Đây là biểu hiện cho thấy mức độ viêm tai giữa đang ngày càng nặng hơn nên cha mẹ không được chủ quan.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt do viêm tai giữa?

Khi trẻ bị sốt do viêm tai giữa, cha mẹ cần bình tĩnh áp dụng ngay những biện pháp sau để hạ sốt cho con:

  • Hãy dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm và tiến hành lau toàn bộ người cho bé. Cách này sẽ giúp mạch máu giãn ra, hỗ trợ làm mát cơ thể hiệu quả.
Lau người bằng khăn ấm để hạ sốt cho trẻ
Lau người bằng khăn ấm để hạ sốt cho trẻ
  • Thay quần áo cho con và nên lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cho trẻ nằm ở phòng thông thoáng, có đối lưu không khí để tránh đổ mồ hôi, gây bí bách cơ thể.
  • Khi trẻ sốt cao, cha mẹ hãy dùng thuốc hạ sốt với liều lượng và tần suất theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách điều trị viêm tai giữa cho trẻ như thế nào hiệu quả?

Viêm tai giữa hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có phương án chữa kịp thời, hiệu quả. Vì thế, ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên nhanh đưa con đi thăm khám để được bác sĩ xác định mức độ bệnh. Từ đó, sẽ có phương án điều trị phù hợp với từng mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cụ thể như sau:

Viêm tai giữa mới ở giai đoạn xung huyết

Đây là giai đoạn đầu của bệnh nên không cần quá lo lắng. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân để điều trị. Kết hợp với thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt, chống phù nề. Ngoài ra, để đảm bảo trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cả mũi họng.

Viêm tai giữa ở giai đoạn ứ mủ

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, các bác sĩ sẽ cân nhắc phương án điều trị. Thông thường, sẽ kết hợp thuốc điều trị toàn thân như giai đoạn sung huyết nhưng sẽ cần trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ.

Điều trị viêm tai giữa cho trẻ bằng thuốc
Điều trị viêm tai giữa cho trẻ bằng thuốc

Viêm tai giữa giai đoạn nghiêm trọng

Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn ứ mủ không được điều trị sớm thì sẽ khiến dịch mủ ứ đọng gia tăng. Từ đó, khiến phần mỏng nhất của màng nhĩ bị phá vỡ và dịch mủ chảy ra ngoài. Đây là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh và bác sĩ sẽ tiến hành làm thuốc tai để điều trị.

Những lưu ý cho cha mẹ khi phát hiện trẻ bị sốt do viêm tai giữa?

Viêm tai giữa cần được điều trị sớm, đúng cách để đảm bảo hiệu quả nhanh, tốt hơn. Vì thế, khi phát hiện con bị bệnh, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào về điều trị cho trẻ. Tránh gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.
  • Không tự ý dùng các mẹo dân gian điều trị viêm tai giữa cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu con vẫn bú sữa mẹ thì cần thực hiện tư thế bú đúng cách. Theo đó, hãy nâng cao đầu con một chút để tránh sữa chảy vào tai, dễ khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Nên sớm đưa con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa uy tín, chuyên môn cao để điều trị kịp thời, tránh để những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt không? Cha mẹ cần làm gì? Những thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trên đây. Hy vọng với những chia sẻ này, cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc con khỏe mạnh.

ĐỪNG BỎ BỠ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai giữa, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng khó chịu như đau tai, sưng tấy, nghe kém hay chảy dịch tai. Và vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất lúc này đó là “viêm tai giữa có chữa khỏi được không?” Hãy theo...

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người bệnh, nhất là đối với cha mẹ có con nhỏ mắc bệnh này. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chứng viêm tai giữa ứ dịch mọi người cần sớm phát hiện, tìm cách điều trị dứt điểm. Bệnh viêm tai giữa ứ mủ...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa đã, đang được truyền tai nhau bởi sự lành tính, hiệu quả. Trong đó, chữa viêm tai giữa bằng lá bàng là một trong những cách dễ thực hiện tại nhà, không tốn chi phí. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không, hãy theo dõi những chia...
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan